Phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng sẽ giúp TP. HCM trở thành "siêu đô thị toàn cầu"

Thứ sáu, 07/05/2021 08:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chuyên gia cho rằng hạ tầng giao thông kết nối vùng đang là bất cập lớn nhất, làm hạn chế khả năng sáng tạo của TP. HCM. Vì thế, phát triển giao thông kết nối vùng không chỉ giúp TP. HCM là đầu tàu kinh tế mà sẽ trở thành “siêu đô thị toàn cầu”.

Tại Hội thảo khoa học định hướng phát triển TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do UBND TP. HCM tổ chức, TS Trần Du Lịch cho rằng, giữ vững vị thế, vai trò đầu tàu của TP. HCM là vấn đề mang tầm quốc gia chứ không phải chuyện riêng của TP. HCM.

Tiến sĩ Trần Du Lịch.

Tiến sĩ Trần Du Lịch.

“Việt Nam có phát triển được hay không, nằm ở chỗ có, hay không, tận dụng được động lực này – phát triển đầu tàu TP. HCM", TS Trần Du Lịch nói.

Trước thực tế TP. HCM đang giảm dần tốc độ tăng trưởng, vị Tiến sĩ này cho rằng TP. HCM phải xem lại khả năng chống chịu trước những khả năng bất thường của kinh tế. Bất cập lớn nhất vẫn là hạ tầng, nhất là giao thông kết nối vùng.

Đến nay, việc giải quyết bài toán liên vùng để phát triển là quá chậm trễ. Đây là đô thị đặc biệt, có nhiều lần có cơ chế đặc thù nhưng vẫn là chiếc “áo chật”, hạn chế khả năng năng động sáng tạo của TP. HCM.

"Tôi rất buồn vì chúng ta quy hoạch các đường vành đai nhưng đến nay chưa cái nào hoàn thành. Vành đai 2 còn đứt đoạn, Vành đai 3 dang dở, Vành đai 4 chưa biết khi nào làm. Đường bao nhiêu mét đã có hết trong quy hoạch, nhưng thực tế không tiến triển", TS Lịch nói.

Để TP. HCM tiếp tục giữ vai trò đầu tàu, động lực tăng trưởng của cả nước, TS Trần Du Lịch cho rằng, trong 10 năm tới TP. HCM cần duy trì tốc độ tăng trưởng gấp 1,2-1,5 lần mức bình quân cả nước. Hoạt động kinh tế phải là hoạt động mang tính thị trường nhất cả nước, nếu không sẽ không còn năng động.

Cửa ngõ giao thông vào TP. HCM luôn trong tình trạng ùn ứ. Ảnh: Thái Sơn

Cửa ngõ giao thông vào TP. HCM luôn trong tình trạng ùn ứ. Ảnh: Thái Sơn

Cùng chung với ý kiến của TS Trần Du Lịch, bà Nguyễn Thị Hoàng - Phó chủ tịch UBND Đồng Nai cho rằng các cửa ngõ kết nối giữa TP. HCM và Đồng Nai đều bị kẹt cứng. Việc này ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như các tỉnh lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

"Nguồn lực của Trung ương cho vùng chỉ chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư cả nước là trở ngại cho các địa phương. Tỷ trọng này rất ít so với đóng góp của thành phố và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam", bà Hoàng nói và cho biết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực đóng góp lớn nhất GRDP và ngân sách quốc gia.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng để phát triển kinh tế - xã hội, TP. HCM và các tỉnh lân cận cần đầu tư các công trình giao thông có tính liên vùng. Trong đó, cần sớm thực hiện dự án cầu Cát Lái qua sông Đồng Nai; mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 10-12 làn; đẩy nhanh tiến độ làm đường Vành đai 3, 4; đường sắt cao tốc Bắc - Nam đoạn Sài Gòn - Nha Trang cũng như đường sắt nhẹ từ sân bay Tân Sơn Nhất tới sân bay Long Thành.

"Với vai trò anh cả của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hy vọng TP. HCM sẽ ưu tiên các công trình liên kết vùng, nhất là trong bối cảnh chưa có thể chế vùng hay cơ chế đặc thù cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam", bà Hoàng nói.

Dự án cầu Cát Lái qua sông Đồng Nai đã có từ lâu, nhưng đến nay vẫn còn nằm trên giấy. Ảnh: Mô phỏng.

Dự án cầu Cát Lái qua sông Đồng Nai đã có từ lâu, nhưng đến nay vẫn còn nằm trên giấy. Ảnh: Mô phỏng.

Trong khi đó, TS Vũ Thành Tự Anh, giảng viên ĐH Fulbright nói rằng để xây dựng chiến lược phát triển, cần phải định vị TP. HCM đang ở đâu, có mục tiêu thế nào thời gian tới. Việc coi thành phố là đầu tàu kinh tế của cả nước là đúng nhưng chưa đủ, mà nên hướng tới mục tiêu thành phố là "siêu đô thị toàn cầu".

"Một đô thị 13 triệu dân rất phức tạp và bề bộn nên thành phố cần chọn một số vấn đề ưu tiên để làm trước. Nếu ôm đồm nhiều thứ sẽ không đủ nguồn lực, thời gian để hoàn thành", ông Anh nói và cho rằng việc phát triển cơ sở hạ tầng cho thành phố sắp tới sẽ là cơ sở dữ liệu, khả năng tiếp cận, chia sẻ, bảo mật thông tin chứ không thuần tuý là điện, đường, trường, trạm như trước.

Hoàng Tuấn

Tin khác

Hà Nội: Thêm 2 điểm cấp đổi giấy phép lái xe tại quận, huyện được ủy quyền

Hà Nội: Thêm 2 điểm cấp đổi giấy phép lái xe tại quận, huyện được ủy quyền

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo về việc ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính về đổi giấy phép lái xe và cấp lại giấy phép lái xe cho UBND quận Long Biên và UBND huyện Sóc Sơn.

Giao thông
Chính thức đưa vào khai thác Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

Chính thức đưa vào khai thác Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

(CLO) Hôm nay (20/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã chính thức khánh thành Đài Kiểm soát không lưu cảng hàng không Điện Biên mới, được xây dựng với kinh phí hơn 93 tỷ đồng.

Giao thông
Hải Dương: Xe ô tô lao xuống sông, lái xe tử nạn

Hải Dương: Xe ô tô lao xuống sông, lái xe tử nạn

(CLO) Khoảng 19 giờ ngày 19/4, tại đường Bạch Đằng, phường Trần Hưng Đạo TP Hải Dương, xe ô tô Madaz CX5 màu trắng đang lưu thông đã bất ngờ mất lái lao xuống sông Sặt làm lái xe tử vong.

Giao thông
Hà Nội: Nhiều showroom ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành “của riêng”

Hà Nội: Nhiều showroom ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành “của riêng”

(CLO) Vì mục đích kinh doanh không ít showroom ô tô, cửa hàng sửa chữa xe hơi chiếm lấn vỉa hè, tận dụng vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Giao thông
Đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng hàng hải khoảng 351.500 tỷ đồng

Đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng hàng hải khoảng 351.500 tỷ đồng

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giao thông