Nhà báo Đặng Thị Phương Thảo – Phó Tổng Biên tập báo Thanh Niên:

Phát triển kinh tế báo chí nhưng phải đảm bảo chất lượng nội dung

Thứ sáu, 26/06/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Công chúng - Nội dung - Kinh tế báo chí - Giá trị thương hiệu” chính là bốn trụ cột làm nên một tên tuổi lớn: “Báo Thanh niên”.

Trong cuộc trò chuyện, nhà báo Đặng Thị Phương Thảo - Phó Tổng Biên tập báo Thanh Niên nhấn mạnh: “Chúng tôi tâm niệm rằng, muốn làm kinh doanh tốt thì phải xác định được phân khúc thị trường của mình, phải xác định được bạn đọc trung thành và phục vụ họ tận tâm nhất có thể. Đấy chính là mối quan hệ giữa công chúng và kinh tế báo chí không thể tách rời”.

Công chúng hay bạn đọc luôn là số một

+ Không nằm ngoài quỹ đạo của khó khăn chung, đặc biệt việc báo chí phải tự chủ, thực hiện nghĩa vụ như doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo sứ mệnh trên mặt trận tuyên truyền, đảm bảm nhiệm vụ chính trị, nghĩa là báo chí đang phải hoàn thành “nhiệm vụ kép”. Giải bài toán khó và đầy thách thức này như thế nào, thưa Phó Tổng Biên tập?

- Báo Thanh Niên chúng tôi đến nay đã có một sự bứt phá tăng tốc, là một tờ báo có dấu ấn trong làng báo. Từ năm 1986, chỉ là một bản tin, tuần tin thanh niên của Hội thanh niên thôi, nhưng sau nhiều năm nỗ lực đã trở thành một trong những tờ nhật báo hàng đầu của Việt Nam.

Mặc dù, khảo sát đến tháng 5/2020, số lượng quảng cáo sụt giảm, báo giấy giảm khoảng 10%/năm. Trước đây, Báo Thanh Niên phát hành khoảng 400 ngàn bản/ngày, bây giờ giảm còn một nửa, quảng cáo thời điểm này cũng đang giảm khoảng 30-50% tùy từng loại hình quảng cáo.

Đó là một thách thức đặt ra trong việc tờ báo vừa phải thực hiện tôn chỉ mục đích là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, của Trung ương đoàn, của Trung ương hội LHTNVN, Thanh niên vừa phải đảm bảo kinh tế báo chí để nuôi 500 cán bộ, phóng viên. Khó hơn là phải làm sao cân bằng được câu chuyện phát triển kinh tế báo chí nhưng phải đảm bảo chất lượng nội dung, làm sao để bạn đọc không bỏ mình, làm nội dung luôn hấp dẫn, hữu ích cho bạn đọc mà lại không sai với  tôn chỉ mục đích, không đi chệch hướng.

IMG_6332

Để làm được điều đó, chúng tôi lựa chọn thực hiện theo bốn trụ cột: “Công chúng - Nội dung - Kinh tế báo chí - Giá trị thương hiệu”. Công chúng hay bạn đọc luôn là số một. Cho nên, thông tin trên Báo Thanh Niên yêu cầu là vừa phải sớm nhưng vừa phải cực kỳ chính xác, giữ được sự chính trực, bảo vệ cái tốt cái đúng trong xã hội. Độ xác tín của thông tin được đặt lên hàng đầu chính là sự trân trọng độc giả, làm nên thương hiệu của Báo Thanh Niên trong suốt những năm qua.

+ Trong khi không ít tờ báo vì “cơm áo gạo tiền”, chạy theo lợi nhuận thì Báo Thanh Niên vẫn kiên định với chủ trương “tôn  trọng công chúng”. Chỉ có điều, từ có được công chúng đến việc khai thác nguồn thu từ sự tín nhiệm ấy... lại là cả một hành trình. Lựa chọn một chặng đường dài trên một đường đua, chị có e ngại về hiệu quả?

 - Dĩ nhiên là không. Bởi đó là một con đường đúng đắn trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bối cảnh khó khăn này, càng chứng minh được điều ấy. Tòa soạn trân trọng bạn đọc và khi có bạn đọc thì sẽ có nhiều thứ khác như thương hiệu, nguồn thu, vị thế...

Quan trọng là tờ báo luôn khảo sát rất kỹ công chúng mục tiêu của mình. Bạn đọc trung thành nhất của Thanh Niên là trong độ tuổi từ 24-45 tuổi, chiếm khoảng gần 70% lượng bạn đọc của Báo. Họ là những người trưởng thành và có thu nhập ổn định. Song song với chiến lược thông tin chúng tôi luôn có phương cách khai thác kinh doanh từ phân khúc bạn đọc này một cách tích cực nhất.

Vì lượng bạn đọc như vậy cho nên quảng cáo của Báo Thanh Niên sẽ nhắm vào câu chuyện là tiêu dùng, lựa chọn những sản phẩm phục vụ cho những người trưởng thành như là: Điện thoại, ô tô, bất động sản, du lịch, sản phẩm trung, cao cấp...

Thêm nữa, theo khảo sát, chúng tôi có lượng bạn đọc là Việt Kiều tại một số nước phát triển cho nên những sản phẩm quảng cáo cũng luôn được sàng lọc phù hợp, vừa uy tín vừa sang trọng. Thanh Niên sẽ đưa ra những sự lựa chọn phù hợp nhất cho từng đối tượng khách hàng cả nội dung lẫn quảng cáo.

+ Vậy bài toán phát triển nguồn thu của Báo Thanh Niên được triển khai như thế nào trong bối cảnh quảng cáo giảm, phát hành giảm, thưa bà?

- Chúng tôi xác định phải thay đổi cách thức làm kinh tế báo chí. Cách quảng cáo thuần túy trên báo bây giờ không còn phù hợp nữa. Cho nên cần liên kết với doanh nghiệp bằng các chương trình, dự án, tọa đàm để hỗ trợ và mở rộng trao đổi về chính sách, tạo hành lang pháp lý giúp doanh nghiệp phát triển. Với phát hành vẫn là kênh quan trọng, vì Thanh Niên sẽ bán đến tờ báo cuối cùng, khi vẫn có người mua báo.

Ngoài ra, để tăng nguồn thu, chúng tôi còn tổ chức các số báo chuyên đề đặc biệt. Tổ chức các chương trình sau mặt báo đa dạng: trực tuyến tư vấn mùa thi, tiếp sức mùa thi...

Từ đó, tận dụng kinh doanh triệt để như bán sách, bán đĩa, bán cẩm nang về chọn nghề, tổ chức trực tuyến truyền hình giúp cho phụ huynh học sinh chọn trường. Các chương trình nghệ thuật Khát vọng trẻ, các sự kiện thể thao... Và mô hình công ty cổ phần truyền thông cũng là một cách tiếp cận đa dạng hóa nguồn thu cho tờ báo.

Phải độc quyền thì mới thu phí online được

+ Tôi thấy, Báo Thanh Niên có lợi thế về lượng công chúng trung thành. Vậy BBT tờ báo có nghĩ đến việc “thu phí bạn đọc” trên báo điện tử hay không, thưa bà?

- Chúng tôi đã nghĩ đến. Bởi bây giờ Báo Thanh Niên một ngày có khoảng 10 triệu lượt bạn đọc, trong đó 70% là người đọc rồi lại quay trở lại với tờ báo. Có nghĩa là những bạn đọc trung thành, chất lượng, có thu nhập cao nên việc cung cấp thông tin độc quyền có trả phí là điều hoàn toàn có thể làm được. Trong số đó, chỉ cần 1 triệu, tức là 1/10 chấp nhận bỏ ra 5$ hoặc 10$/tháng để có một gói thông tin độc quyền thì đã tạo ra nguồn thu rất lớn cho tờ báo.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cố gắng cải tiến bằng cách mở rộng thêm truyền hình Thanh Niên và Youtube Thanh Niên. Youtube Thanh Niên lần đầu tiên được nhận Nút Vàng - trên 1 triệu lượt theo dõi. Đây cũng chính là một kênh truyền hình để kinh doanh, khách hàng cần gì thì mình cung cấp. Lợi thế của chúng tôi là có phóng viên thường trú tại các địa phương và làm thời sự rất nhanh.

Hiện nay một số Đài truyền hình đã mua tin của Báo Thanh Niên, chủ yếu mua các bản tin ngắn 60 giây trở lại. Chúng tôi cũng đang bàn với một số đối tác xúc tiến triển khai việc thu phí online.

Ngay cả câu chuyện chia sẻ thông tin, Báo Thanh Niên cũng tuyệt đối nói không. Vì chúng tôi xác định thông tin là phải độc quyền, không bán cho bất kỳ một đối tác nào. Phải độc quyền thì mới thu phí online được. Chỉ có điều trăn trở là, Báo Thanh Niên làm nội dung càng hay, càng độc quyền, càng chất lượng, bạn đọc càng nhiều thì... tiền lại về túi các nhà mạng. Vấn đề này đã được nói rất nhiều lần nhưng vẫn còn là thực trạng bất hợp lý, cần được Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm và giải quyết thấu đáo.

+ Trong bài toán của tự chủ, còn điều gì cần phải “tháo gỡ” không, thưa bà?

- Tờ báo của chúng tôi tự làm, tự nuôi nhau, đóng thuế cho Nhà nước, hoàn toàn không có một đồng ngân sách nào. Chúng tôi kiến nghị rất nhiều lần rằng nên xem xét lại vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho báo chí. Bởi hiện nay, báo chí bị đánh thuế như các doanh nghiệp bình thường trong khi chúng ta là đơn vị đặc thù làm nhiệm vụ chính trị. Thứ nữa là, chúng tôi mong muốn được dùng Quỹ phát triển sự nghiệp vào các hoạt động mở rộng đầu tư kinh doanh ngoài mặt báo chẳng hạn như hành lang pháp lý hiện chưa rõ ràng, dẫn đến hạn chế sự năng động của báo chí.  

+ Sự năng động luôn cần thiết, lãnh đạo thường nghĩ ra rất nhiều việc nhưng nhân sự, cộng sự giỏi để hiện thực hóa cũng là chuyện không dễ, thưa bà?

- Tôi nghĩ, nhân sự luôn luôn là câu chuyện nóng của các tờ báo, nhân sự giỏi ở lĩnh vực nội dung cũng đã khó rồi, cần những nhân lực giỏi về mặt kinh tế báo chí càng khó hơn. Bởi kinh tế báo chí không chỉ đơn thuần là kinh tế mà phải hiểu về nội dung thông tin thì mới làm được. Không phải CEO như quản trị kinh doanh bình thường mà CEO ở đây lại phải hiểu về báo chí vì gắn kết rất chặt chẽ với nhau trong làm nội dung phục vụ kinh doanh. Do đó kinh doanh phải bám sát nội dung đang làm gì, xu hướng thông tin là gì... Kinh doanh báo chí có đặc thù như vậy cho nên việc tìm kiếm nhân lực, đương nhiên là một bài toán không dễ. Tôi nghĩ là nếu mình có hướng đi đúng, đào tạo cẩn thận từng bước theo lộ trình và có sự chuẩn bị về nguồn lực sớm thì chắc chắn sẽ có những nhân lực sẵn sàng đáp ứng được.

+ Vâng, xin cảm ơn bà!

Minh Vân (Thực hiện)  

Tin khác

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo