Phát triển ngành mía đường: Tăng chất lượng hơn số lượng

Thứ năm, 26/04/2018 18:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không xây dựng thêm nhà máy sản xuất đường mới, chỉ mở rộng công suất các nhà máy hiện có ở vùng còn khả năng phát triển vùng nguyên liệu. Tập trung đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để thay đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao công suất ép và hiệu suất thu hồi là những điểm chính trong đề án mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Đường là một nông sản quan trọng, thiết yếu ở mỗi quốc gia. Thực hiện Chương trình một triệu tấn đường, Việt Nam xác định ngành mía đường không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội. Nhưng khi nền kinh tế bước vào thời kỳ hội nhập, hiện hữu nhất hiện nay là tác động trực tiếp của việc thực hiện theo lộ trình Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 đối với sản phẩm mía đường, đòi hỏi ngành mía đường Việt Nam phải tổ chức lại sản xuất để tồn tại, phát triển, trước hết là ngay tại sân nhà. 

Năm 2017, cả nước có 41 nhà máy đường tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 tấn mía/ngày tại 25 tỉnh; trong đó, có 22 nhà máy có công suất dưới 3.000 tấn mía/ngày tại 19 tỉnh, với tổng công suất chiếm gần 30% tổng công suất các nhà máy cả nước. Cả nước mới chỉ có 8 nhà máy có công suất ép lớn hơn 6.000 tấn mía/ngày. 41 nhà máy đường này đang gắn liền với 33 vạn hộ nông dân, 1,5 triệu lao động và hàng chục nghìn công nhân công nghiệp chế biến. Đối với đất trồng mía sẽ khó có thể tìm cây trồng có hiệu quả hơn thay thế, sẽ không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, thu nhập đời sống mà tác động không nhỏ đến vấn đề xã hội. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2017/2018, ngành mía đường tiếp tục gặp khó khăn. 

Báo Công luận
 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, nhiều cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi ngành mía đường Việt Nam phải có những thay đổi trong cơ cấu quyết liệt và sâu sắc hơn.

Tính đến ngày 15/3/2018, các nhà máy đã ép hơn 8,2 triệu tấn mía, sản xuất được hơn 750 ngàn tấn đường, lượng tồn kho tại các nhà máy hiện tại đã tăng cao trên 530 ngàn tấn, chiếm hơn 70% so với lượng sản xuất, tại các Cty thương mại, lượng đường tồn cũng lên tới trên 14 ngàn tấn. Theo VSSA, bên cạnh lượng tồn kho lớn của niên vụ 2016/2017 chưa tiêu thụ hết, thì niên vụ mới đã khiến lượng đường tồn trong kho cách đây 1 tháng chỉ mới ở mức 200 ngàn tấn đã nhanh chóng tăng vọt lên 530 ngàn tấn. 

Giá đường liên tục sụt giảm cả trên thế giới và trong nước khiến việc tiêu thụ đường càng khó khăn. Đến thời điểm này, giá đường bán tại các nhà máy đã gần ngang giá đường nhập lậu, có một số nhà máy đã bán thấp hơn giá thành sản xuất để giảm bớt lượng đường tồn kho (11.500 đồng/kg). Thế nhưng, từ hơn 1 tháng nay, các nhà máy không bán được kilôgam nào, số lượng đường tồn kho vẫn tiếp tục tăng lên khiến nhiều nhà máy lao đao, việc trả tiền mía cho nông dân bị chậm lại. Trước đó, niên vụ mía đường 2016 - 2017, sản lượng đường sản xuất đạt khoảng 1,24 triệu tấn đường, tương đương niên vụ 2015/2016. 

Việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến lượng tồn kho lớn nhất từ trước đến nay (thời điểm cao nhất khoảng 700 ngàn tấn). Tại thời điểm này, các DN mía đường đang như "bị rang trên chảo lửa" bởi không bán được đường, dẫn đến thiếu tiền mua nguyên liệu đầu vào, không có đủ tiền để thanh toán tiền mía cho nông dân đúng hạn… Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, nhiều cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi ngành mía đường Việt Nam phải có những thay đổi trong cơ cấu quyết liệt và sâu sắc hơn. Phát triển mía đường đòi hỏi phải bền vững trên cả 3 mặt: kinh tế - xã hội – môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích và nâng cao thu nhập của nông dân trồng mía cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Trước tình hình trên, Bộ NN-PTNT vừa ban hành Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS phê duyệt Đề án Phát triển mía đường đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 với mục tiêu nâng công suất lên 230.000 tấn mía/ngày. Để đạt được các mục tiêu đề ra, cần rà soát, xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng phát huy lợi thế vùng; nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành mía nguyên liệu. Bộ NN-PTNT xác định nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đa dạng hóa sản phẩm mía đường như cải thiện giá điện sinh khối để các doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả cho sản xuất điện từ bã mía. Đồng thời, nâng cao năng lực chế biến, đổi mới cơ cấu sản phẩm đường, đa dạng hóa các sản phẩm sau đường, cạnh đường, tận dụng tối đa phụ phẩm sau chế biến để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 

Cùng với chủ trương của Nhà nước bắt buộc các phương tiện vận tải sử dụng xăng E5, chú trọng nghiên cứu và hỗ trợ sản xuất etanol làm nhiên liệu sinh học từ mía và mật rỉ… Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động ngăn chặn đường lậu hiệu quả, tập trung vào các đầu mối buôn lậu lớn và có chế tài xử phạt nghiêm khắc, xây dựng hệ thống dữ liệu, cập nhật thông tin thị trường đường thế giới để chủ động tham gia vào các giao dịch khi có đủ điều kiện. Cụ thể, đề án đặt mục tiêu đến năm 2020 tổng diện tích sản xuất mía ổn định xung quanh 300.000ha, sản lượng mía trên 20 triệu tấn; Sản lượng đường 2 triệu tấn. 

Đến năm 2030, giữ ổn định diện tích, tăng năng suất để đạt sản lượng mía 24 triệu tấn, sản lượng đường 2,5 triệu tấn. Trong đó, tập trung nâng cao hơn nữa tỷ lệ đường tinh luyện (1,3 triệu tấn là đường tinh luyện và 0,7 triệu tấn đường trắng và đường khác), tận dụng các phụ phẩm từ sản xuất mía đường để sản xuất điện, cồn, phân vi sinh và các sản phẩm phụ khác để tăng giá trị chuỗi mía đường. Đặc biệt, không xây dựng thêm nhà máy sản xuất đường mới, chỉ mở rộng công suất các nhà máy hiện có ở vùng còn khả năng phát triển vùng nguyên liệu. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy với công suất 174.000 tấn mía/ngày. 

Ngoài ra, tập trung đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để thay đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao công suất ép và hiệu suất thu hồi. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ngành đường đang chuyển mục tiêu tăng trưởng của ngành đường theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu và hiệu quả tổng hợp của công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, hạ giá thành sản phẩm để mía đường đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển mía đường bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích và nâng cao thu nhập của nông dân trồng mía cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp./.

 Huyền Thu

 

Tin khác

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp