Phát triển trí tuệ nhân tạo: Cơ hội nào cho Việt Nam?

Thứ năm, 20/12/2018 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial Intelligence) không còn là khái niệm xa lạ khi mà rất nhiều ứng dụng AI đã và đang trở nên quen thuộc với người dùng như: Robot Nano của FPT, Zalo Brain và Zalo Assistant của VNG... Nhờ sự phát triển vũ bão của AI, các DN Việt đang đứng trước rất nhiều cơ hội để bứt phá vươn lên trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).

Tại Việt Nam, người dùng đã biết đến AI từ những ứng dụng rất nhỏ như: Máy ảnh tự nhận diện khuôn mặt, trợ lý ảo trên smartphone, xe tự lái, robot Nano của FPT, Zalo Brain và Zalo Assistant của VNG... AI đang là làn sóng mới, hứa hẹn thay đổi hoàn toàn bộ mặt của DN cũng như của các nền kinh tế. Đó là thách thức cũng như cơ hội cho Việt Nam và AI là một trong những cơ hội hiếm hoi để Việt Nam ghi tên trên bản đồ công nghệ thế giới.

Điểm đột phá trong cuộc cách mạng 4.0 

Trung tuần tháng 8, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội thảo Trí tuệ nhân tạo (AI) Việt Nam 2018. Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước đã chia sẻ về nhiều giải pháp, cơ hội mà AI mang lại, để Việt Nam bứt phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong vòng 30 năm tới, AI sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ xã hội và sinh hoạt của con người, tiến tới biến đổi thế giới một cách mạnh mẽ. Trên thế giới, đầu tư vào AI liên tục tăng, từ 415 triệu USD (năm 2012), lên 5 tỷ USD (năm 2017), tức tăng gấp đôi sau mỗi năm. 

Ngoài sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũ và hàng ngàn doanh nghiệp AI mới sau mỗi năm, là sự cạnh tranh quyết liệt giữa chính phủ các nước lớn để nắm quyền chủ động trong công nghệ AI, điển hình là Trung Quốc và Mỹ.

Theo TS. Nguyễn Như Văn - Công ty Brickin’up (Pháp), đối với Việt Nam, AI vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn. AI mang lại cơ hội để có thể bứt phá vươn lên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ nói chung và AI là kinh tế tri thức mà yếu tố con người đóng vai trò cốt yếu, điều mà chúng ta có thể tận dụng từ tinh thần ham học hỏi với thế mạnh về khoa học cơ bản, cũng như tinh thần sức mạnh dân tộc của người Việt trong và ngoài nước. 

“Tuy nhiên, thách thức là chúng ta còn thiếu nhân lực cấp cao về AI, cũng như sự tham gia và đóng góp của các chuyên gia hàng đầu về AI, để thiết kế, định hướng các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn cho AI tại Việt Nam”, ông Văn đánh giá.

Đồng quan điểm, TS. Lê Quốc Anh - Tập đoàn Agricole (Pháp) cũng cho rằng, đối với mỗi nước, mỗi chính phủ, AI vừa là thời cơ, vừa là thách thức lớn. 

“Công nghệ nói chung và AI nói riêng đã tạo ra một thế giới phẳng mà thông tin được chia sẻ, tiến tới sự bình đẳng không biên giới cho từng người dân. Thách thức là con người, cơ sở vật chất và chính phủ của mỗi nước phải chạy đua với công nghệ nếu không muốn tụt hậu”, ông Lê Quốc Anh nói.

Báo Công luận
 

Việt Nam có lợi thế đào tạo Trí tuệ nhân tạo ở các trường đại học

Báo cáo thương mại năm 2018 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới đây có nhấn mạnh đến công nghệ số, đặc biệt AI sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương mại toàn cầu; cụ thể là giảm chi phí và tăng năng suất. Đồng thời, cũng tạo ra thách thức đối với các nền kinh tế trong theo kịp đổi mới sáng tạo.

Với vai trò là Tư lệnh trong quá trình đàm phán đưa Việt Nam vào WTO vào tháng 11/2016, ông Trương Đình Tuyển (từng là Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO gần 10 năm trước khi đang là Bộ trưởng Thương mại cũ, nay là Bộ Công thương), nhận định, với việc Việt Nam là thành viên của WTO, đồng thời đã, đang và sẽ tham gia nhiều hiệp định mậu dịch tự do mới tạo điều kiện để nước ta xâm nhập thế giới nhưng cũng gặp sức ép cạnh tranh rất lớn của các nước khác.

“Bối cảnh này, quan trọng nhất là nguồn lực, bản lĩnh vươn lên, khát vọng của chúng ta để chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học. Trong các nguồn lực cạnh tranh của quốc gia, sức cạnh tranh nguồn lực con người luôn luôn là sức cạnh tranh dài hạn và mạnh nhất, có sự cạnh tranh về nguồn lực con người sẽ đảm bảo chúng ta chiến thắng”, ông Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KH & CN) Bùi Thế Duy (từng học đại học ở Úc, tốt nghiệp tiến sĩ ở Hà Lan, cựu giảng viên Khoa CNTT của ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội): Ở thời điểm này nếu so sánh về trí tuệ nhân tạo với các cường quốc trên thế giới như Mỹ hay châu Âu thì nước ta đi sau đến khoảng gần 70 năm. Vậy con đường nào cho chúng ta đi?

Ông Duy nói: “Tại sao trong các cuộc chiến Việt Nam có thể thắng được ngoại xâm, dù lúc đó so sánh về KH-CN chúng ta đi sau rất nhiều? Tôi nghĩ, cái chính ở đây là khát vọng và cách làm. Trong thời chiến, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc của chúng ta được đẩy lên cao trào, mọi người dân đều sẵn sàng cầm súng - đó chính là khát vọng. Và thứ hai chính là bài học về cách tổ chức, tập hợp. Chỉ có thể tổng hợp nguồn lực từ mọi người dân thì Việt Nam với vượt qua những cuộc chiến như vậy.

Trong thời điểm hiện nay, chúng ta phải đặt lại hai vấn đề đó. Và trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng vậy. Muốn phát triển trí tuệ nhân tạo, phải tạo nên lòng yêu KH-CN trong mọi đối tượng và có hướng đi phù hợp”.

Thứ trưởng Bộ KH&CN đánh giá, Việt Nam có lợi thế nhất định về đào tạo CNTT hơn một số lĩnh vực khác: “Lực lượng nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo của Việt Nam phần nào có lợi thế, vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong các khoa Công nghệ thông tin (cái gốc từ môn Toán học) của các trường đại học trên khắp cả nước. Người Việt Nam vốn rất mạnh về Toán, nên việc đào tạo trí tuệ nhân tạo ở các khoa CNTT của Việt Nam lớn hơn nhiều so với ở các lĩnh vực khác”.

Theo GS. Hồ Tú Bảo (Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản), trong tình hình hiện nay, Việt Nam nên tập trung phát triển AI ở những lĩnh vực như nông nghiệp thông minh, y tế, giáo dục,… Chỗ nào có dữ liệu thì chúng ta đưa AI vào phát triển. Chẳng hạn, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cấp quốc gia để đánh giá cung cầu trong nông nghiệp tránh tình trạng được mùa - mất giá.

“Việt Nam từ thời trước đã tập trung vào học Toán, tiềm lực Toán học rất tốt do vậy nếu đánh thức được tiềm lực đó thì chúng ta sẽ thuận lợi hơn những nước láng giềng ở Đông Nam Á để đẩy nhanh phát triển AI”, GS. Hồ Tú Bảo chia sẻ.

Báo Công luận
 

Phát triển AI tại Việt Nam: Chọn mũi nhọn để phát triển

GS-TS. Nguyễn Thanh Thủy - Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) góp ý, để tạo sự phát triển tốt cho AI, cần đầu tư một cách thích hợp từ nhiều phía. Về phía Chính phủ, đầu tư chính vào các chương trình nghiên cứu cơ bản, chương trình về đổi mới công nghệ và đặc biệt là chương trình về cách mạng công nghệ 4.0. 

TS. Lê Viết Quốc, làm việc tại Google Brain - một trong những dự án về AI lớn nhất của Google khuyến nghị, Việt Nam nên đầu tư mạnh vào 3 mảng chính, đó là đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nguồn dữ liệu mở và tạo ra mối liên kết giữa các trường đại học ở Việt Nam với nguồn trí thức, cộng đồng thế giới.

Theo TS. Trần Đặng Minh Trí, nhà đồng sáng lập công ty trí tuệ nhân tạo y tế Harrison-AI, ngành y tế luôn được đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng áp dụng AI cao nhất. 

“Việt Nam đang có trong tay một cơ hội rất lớn. Mỗi ngày, với số lượng người bệnh khổng lồ, mỗi bệnh viện ở nước ta tạo ra hàng ngàn điểm dữ liệu - hình ảnh chụp X-Ray, MRI, CT, các xét nghiệm cận lâm sàng, các thông tin bệnh lý. Đây là “kho vàng” để phát triển các công nghệ AI chẩn đoán bệnh cho tương lai”, TS. Minh Trí nhận xét và cho rằng, nếu các cơ quan chính phủ, các bệnh viện, các công ty công nghệ, những nhà nghiên cứu AI cùng ngồi lại với nhau để khai thác nguồn tài nguyên này, thì chỉ khoảng 3 năm sẽ đưa Việt Nam trở thành một quốc gia tiên phong về AI trong y tế.

Lấy ví dụ từ Tập đoàn Hitachi, nơi đang làm việc, TS. Nguyễn Xuân Phong, Chuyên gia R&D về AI chia sẻ, Việt Nam cần xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn để đưa AI vào ứng dụng, tạo ra những hiệu quả đột phá trong sản xuất công nghiệp.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn