Phía sau câu chuyện người đàn ông 2 lần vượt qua DMZ

Thứ bảy, 08/01/2022 15:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đối với hầu hết mọi người, chỉ một lần vượt qua Khu phi quân sự (DMZ) đầy lính canh, thép gai và bom mìn là quá đủ. Nhưng vào ngày đầu năm mới, cựu VĐV thể dục dụng cụ Kim Woo Joo đã làm điều đó lần thứ hai, trở lại Triều Tiên chỉ một năm sau khi đảo tẩu sang Hàn Quốc.

Hai lần vượt qua DMZ

Những vụ 'đào tẩu kiểu boomerang' như vậy là rất hiếm: trong số 30.000 người đã trốn khỏi Triều Tiên và định cư ở miền Nam, chỉ có khoảng 30 người đã quay trở lại. Song trường hợp của Kim Woo Joo (29 tuổi) còn hiếm hơn khi anh ta đã vượt qua DMZ trong cả 2 lần đào tẩu, thay vì đi theo con đường thông thường hơn là qua Trung Quốc.

phia sau cau chuyen nguoi dan ong 2 lan vuot qua dmz hinh 1

Kim Woo Joo sử dụng kỹ năng thể dục của mình để leo lên hàng rào thép gai ở phía nam DMZ. Ảnh: AP

Một camera an ninh quân sự lần đầu bắt được hình ảnh Kim Woo Joo vào khoảng 1 giờ chiều thứ Bảy ngày 1 tháng 1 ngay phía nam DMZ ở tỉnh Gangwon. Anh ta đã được cảnh báo bằng loa rời khỏi khu vực và có vẻ như anh ta đã làm như vậy. Nhưng chỉ 6 giờ sau, trong bóng tối bao phủ, Kim Woo Joo đã sử dụng kỹ năng thể dục của mình để leo lên hàng rào dây thép gai cao hơn 3 mét ở phía nam DMZ. Kim đã được phát hiện bởi 3 camera khác trong thời điểm này, cảnh báo hàng rào lập tức được kích hoạt, nhưng anh ta vẫn vượt qua được để sang phía bắc DMZ mà không bị tổn thương. Tất nhiên sau đó, người ta đã không còn được nghe thêm tin tức gì về anh ta nữa.

Trước khi thực hiện hành trình trở lại Triều Tiên, Kim đã để lại rất ít manh mối về cuộc sống tạm bợ của mình ở phía Nam. Tại vị trí anh vượt hàng rào, các nhà điều tra đã tìm thấy một vài chiếc lông vũ, có lẽ từ chiếc áo khoác bị xé bởi dây thép gai của anh ta. Các phóng viên đã đến phòng trọ ở phía bắc Seoul nơi anh ta sống một mình trong thời gian ở Hàn Quốc và thấy nó gần như trống trơn. Anh để lại cho một chiếc chăn, được gấp gọn gàng và được để sẵn bên ngoài cho việc thu dọn.

Kim chủ yếu làm công việc dọn dẹp ban đêm tại các tòa nhà văn phòng trong thời gian ở Hàn Quốc, ít kết bạn và hiếm khi nói chuyện với hàng xóm. Anh ta còn để lại tiền thuê nhà và bảo hiểm y tế chưa thanh toán. Anh sử dụng ít ga, nước và điện nhất có thể. Kim, 29 tuổi, cao chưa đầy 1m50 và nặng dưới 50 kg. Nếu không bởi vụ chạy trốn vô tiền khoáng hậu của mình, anh ấy gần như sẽ chẳng bao giờ được ai chú ý.

Tại sao trở về?

Có hai câu hỏi chính xoay quanh cuộc chạy trốn của Kim Woo Joo: Tại sao anh lại quay trở lại, và tại sao quay trở lại bằng một con đường nguy hiểm như vậy?

phia sau cau chuyen nguoi dan ong 2 lan vuot qua dmz hinh 2

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc giống như một hành tinh khác đối với những người đào tầu từ Triều Tiên như Kim Woo Joo. Ảnh: AFP

Câu hỏi thứ hai có lẽ dễ trả lời hơn, chỉ với một từ đó là Covid-19. Các biện pháp kiểm soát ở biên giới của cả Triều Tiên lẫn Trung Quốc đều cực kỳ nghiêm ngặt để tránh virus xâm nhập vào nước mình. Các lính canh đều được lệnh bắn chết bất cứ ai tự ý vượt qua. Điều này đã làm giảm đáng kể số người vượt biên trái phép: vào năm 2020, năm Kim đào tẩu, chỉ có 229 người Triều Tiên bỏ trốn sang Hàn Quốc.

Với câu hỏi đầu tiên, câu trả lời là một số quay trở lại để mang tiền về cho gia đình hoặc chính là để đưa người thân bỏ trốn theo. Nhưng còn một lý do khác, đó là việc họ trở về đơn giản vì không thể hòa nhập với cuộc sống ở miền Nam. Triều Tiên là một quốc gia bị kẹt phía sau thế giới hiện đại vài thập kỷ: có rất ít ô tô cá nhân, thiết bị nông nghiệp rất thô sơ và thủ công; chỉ những quan chức cấp cao và đáng tin cậy nhất mới có quyền truy cập internet.

Ngược lại, Hàn Quốc là một quốc gia siêu năng động. Theo Chỉ số Đổi mới 2021 của Bloomberg, nước này là quốc gia có công nghệ tiên tiến thứ hai trên thế giới, chỉ sau Đức. Thậm chí có thể nói, việc đến Hàn Quốc hay cả một số quốc gia lân cận khác để sinh sống với người Triều Tiên giờ chẳng khác gì việc đến một hành tinh khác.

Thực ra, những người Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc sẽ được ghi danh vào một chương trình dân cư kéo dài 12 tuần ở Viện Hanawon. Tại đây, họ được dạy mọi thứ cần thiết để tồn tại trong một xã hội hiện đại: cách sử dụng ATM và tài khoản ngân hàng, cách nộp đơn xin việc, cách hoạt động của nền dân chủ đại diện, v.v. Họ cũng được giúp có chỗ ở, sắp xếp chăm sóc y tế và hỗ trợ tài chính. Và khi rời Hanawon để hòa nhập với xã hội, họ sẽ được chỉ định một người cố vấn để kiểm tra và đảm bảo rằng họ có những gì mình cần.

Nhưng tất cả những điều trên cũng không thể giải quyết được mọi vấn đề. Và sự chào đón mà họ nhận được ở miền Nam cũng không phải là tích cực. Một số cảm thấy khó thích nghi với công việc có địa vị thấp hơn nhiều so với ở quê nhà. Chan-yang Ju, người rời Triều Tiên năm 2010, nói rằng: “Ở miền Bắc, dì tôi là bác sĩ, cô ấy và gia đình khá giàu có và có địa vị trong xã hội Triều Tiên, nhưng ở miền Nam cố ấy phải làm việc trong một nhà hàng. Vì vậy, cô ấy đã quyết định trở về nhà vào năm 2018”.

Nhiều người cho biết họ bị phân biệt đối xử và bị đối xử như những công dân hạng hai, thậm chí đến mức cảm thấy phải thay đổi giọng nói của mình để che giấu nguồn gốc. Vấn đề này đã được thể hiện trong bộ phim Squid Game với nhân vật Kang Sae-byeok - một người Triều Tiên đào tẩu - chỉ sử dụng giọng tự nhiên của mình khi nói chuyện với anh trai. Gần một nửa số người Triều Tiên đào tẩu được khảo sát năm ngoái thừa nhận về các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm và rối loạn căng thẳng.

Sau khi nhận ra vấn đề, chính phủ Hàn Quốc trong tuần này đã tuyên bố tăng cường hỗ trợ cho những người Triều Tiên đào tẩu đang gặp khó khăn về tâm lý và kinh tế. Theo thống kê, gần 25% số người đào tẩu thuộc nhóm thu nhập thấp nhất, gấp sáu lần tỷ lệ chung.

Nhưng với riêng Kim Woo Joo, thì sự hỗ trợ này đã quá muộn!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế