Phim Việt thua lỗ khi ra rạp: Trách mình trước khi trách người

Thứ sáu, 30/09/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhìn vào doanh thu 100-200 tỷ đồng của các phim ngoại nhập, giới làm phim trong nước sẽ chạnh lòng khi gần một năm qua, tính cả mùa phim tết, điện ảnh Việt mới có duy nhất một phim vượt mốc 100 tỷ đồng. Nhưng, thay vì ghen tỵ, hãy chấp nhận và nhìn lại chính mình.

Hàng loạt phim Việt bị chê về chất lượng và doanh thu phòng vé ảm đạm từ đầu năm đến nay khiến niềm tin về sự khởi sắc của điện ảnh Việt dần giảm sút. Khi phim thua lỗ, ế ẩm, nhiều đạo diễn đã đổ lỗi cho khán giả, chê khán giả Việt trình độ kém, không đủ tầm để thẩm định được độ hay, độ đẹp của tác phẩm. Khán giả có quay lưng với rạp chiếu, với điện ảnh Việt hay không là câu hỏi được rất nhiều nhà sản xuất, phát hành đặt ra khi rạp chiếu phim quay trở lại “bình thường mới” cuối năm 2021, sau giai đoạn dài đóng cửa vì dịch bệnh. Lúc đó, tâm niệm lớn nhất của những người làm nghề là làm thế nào để kéo khán giả trở lại rạp, giúp họ lấy lại thói quen xem phim. Và, ai cũng hiểu cách duy nhất chính là những bộ phim chất lượng. Nhìn vào doanh thu 100-200 tỷ đồng của các phim ngoại nhập, giới làm phim trong nước sẽ chạnh lòng khi gần một năm qua, tính cả mùa phim tết, điện ảnh Việt mới có duy nhất một phim vượt mốc 100 tỷ đồng. Nhưng, thay vì ghen tỵ, hãy chấp nhận và nhìn lại chính mình.

Cứ ra rạp là lỗ?

Sau 2 năm đóng băng vì dịch COVID-19, rạp chiếu phim được kỳ vọng sẽ phục hồi từ mùa phim Tết đầu năm 2022. Thế nhưng, sau 8 tháng, hầu hết dự án phim Việt ra rạp đều thua lỗ nặng nề. So về mặt bằng chung với nhiều năm trước đại dịch COVID-19, thị trường phim 2022 không có quá nhiều bom tấn ngoại đáng ngại. Những nền điện ảnh lớn nhất thế giới như Mỹ, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19, nhiều dự án bom tấn bị đình trệ sản xuất, không kịp tiến độ ra mắt rầm rộ trong đầu năm 2022.

Hơn 20 phim Việt đã ra rạp trong bối cảnh không có quá nhiều sự cạnh tranh, thế nhưng hầu hết đều thua lỗ, thậm chí nhiều phim có doanh thu ảm đạm đến khó tin, chưa nổi 1 tỷ đồng. Trong hơn 20 phim điện ảnh ra rạp, duy nhất chỉ có “Em và Trịnh” đoạt doanh thu trăm tỷ, nhiều “ứng viên” được đánh giá sáng giá như “Nghề siêu dễ”, “Chìa khóa trăm tỷ”... đều chỉ dừng ở con số vài chục tỷ. Đa số còn lại là những phim chỉ thu được vài tỷ đồng, phải rút khỏi rạp chiếu sớm do ế ẩm, có thể kể đến như “Kẻ thứ 3” (doanh thu xấp xỉ 1 tỷ đồng), “Mến gái miền Tây” (8 tỷ đồng), “Người lắng nghe” (2,5 tỷ đồng), “Người tình” (1,2 tỷ đồng), “Mưu kế thượng lưu” (1 tỷ đồng), “Mỹ nhân thần sách” (168 triệu đồng)... Những con số này sau khi chia phần trăm doanh thu cho nhà rạp, sẽ còn lại số tiền ít ỏi, thua lỗ nặng so với chi phí sản xuất.

phim viet thua lo khi ra rap trach minh truoc khi trach nguoi hinh 1

Một cảnh trong phim "Em và Trịnh".

Lý do giải thích cho sự ế ẩm nằm ở việc khán giả chưa hào hứng đến rạp xem phim do gần 2 năm ở nhà vì dịch COVID-19. Nhiều khán giả đã thay đổi thói quen, tìm đến niềm vui, sở thích khác khi rạp phải đóng cửa vì dịch. Bên cạnh đó, nhiều nền tảng chiếu phim trực tuyến đang lên ngôi như Netflix, Vieon, iQIYI... Những nền tảng phim trực tuyến giúp khán giả chỉ cần nằm nhà cũng có rất nhiều lựa chọn.

Tuy nhiên, lý do lớn nhất nằm ở việc, hầu hết phim Việt ra rạp đầu 2022 đều có chất lượng thấp, không có tính đột phá, hấp dẫn. Nhiều dự án khi ra rạp bị khán giả chỉ trích do kịch bản tẻ nhạt, phi lý, thảm họa. Sự chắp vá nội dung, diễn xuất không tới, kịch bản rời rạc đã khiến nhiều dự án như “Bẫy ngọt ngào”, “578: Phát đạn của kẻ điên”, “Kẻ thứ 3”... vừa ế ẩm, vừa hứng chịu “gạch đá” khi ra rạp.

Khán giả chỉ quay lưng với phim Việt dở

Khi những bom tấn của Hollywood cháy vé ở thị trường phim Việt mới thấy khán giả Việt đang cập nhật những xu hướng thế giới nhanh nhạy như thế nào. Thị trường phát hành phim ở Việt Nam trở nên sôi động và đầy tiềm năng với điện ảnh thế giới.

phim viet thua lo khi ra rap trach minh truoc khi trach nguoi hinh 2

Poster phim "Kẻ thứ ba".

Có thể kể đến 2 ví dụ gần nhất, bộ phim Thái Lan “Ngược dòng thời gian để yêu anh” thu 50 tỷ đồng sau 13 ngày ra rạp Việt, hay phim hài Hàn Quốc “Bỗng dưng trúng số” đang làm mưa làm gió khắp các phòng vé. Riêng trong ngày 25/9, phim “Bỗng dưng trúng số” thu 14 tỷ đồng.

Điều này phủ nhận những giả thuyết được đặt ra trước đó khi phim Việt ế ẩm thua lỗ. Giới sản xuất phim Việt cho rằng, khán giả vẫn ngại đến rạp sau dịch COVID-19, khán giả đã thay đổi thói quen xem phim sau thời gian giãn cách, giờ đây những nền tảng xem phim trực tuyến như Netflix đã lên ngôi, khán giả không còn mặn mà đến rạp... Những giả thuyết này đã phá sản, khi khán giả nườm nượp đến rạp xem phim Thái, Hàn.

Cũng giống như “nỗi oan” phải gánh bao lâu, khán giả Việt bị chê về thị hiếu tầm thường, chỉ thích phim hài nhảm, đến rạp cười vui rồi về, không có khả năng xem phim đậm chất nghệ thuật. Gần nhất, bộ phim “578: Phát đạn của kẻ điên” vẫn tự thấy phim của họ rất hay, cảnh đẹp, nhưng khán giả thể hiện thái độ “hội chứng đám đông” thi nhau chê bai, khiến nhà sản xuất “578” ấm ức. Khán giả Việt đã phải chịu nhiều “tai tiếng” khi phim nội địa ế ẩm, thua lỗ. Không nhà sản xuất nào thừa nhận phim họ ế vì kém chất lượng.

phim viet thua lo khi ra rap trach minh truoc khi trach nguoi hinh 3

Quốc Trường và Bảo Anh trong bộ phim điện ảnh "Bẫy ngọt ngào".

Đánh giá tình hình phim Việt bị nhấn chìm tại rạp chiếu, đạo diễn Khoa Nguyễn nói: “Giới làm phim cũng đang suy ngẫm nhiều về tình hình này. Vì sao phim ngoại chỉ ở mức thường thường bậc trung vẫn áp đảo doanh thu phòng vé? Liệu khán giả Việt có đang quay lưng với phim trong nước? Theo tôi, chỉ là do phim Việt hiện chưa có phim hay ra rạp, chứ khán giả Việt vẫn luôn dành cảm tình cho phim Việt; bởi phim ảnh là một bộ phận của văn hóa và không ai lại khước từ, không xem văn hóa bản địa của mình, nên phim Việt vẫn luôn là một nhu cầu thiết thân, không thể từ bỏ của khán giả Việt. Nếu hiểu điều đó, thì các nhà làm phim Việt nên thay đổi chiến lược, tư duy điện ảnh để làm ra những bộ phim có sự đầu tư xứng đáng về chất lượng. Khán giả không quay lưng với phim Việt tốt, mà chỉ quay lưng với phim Việt dở”.

Phim kém chất lượng: Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà làm phim

Khi phim thua lỗ, ế ẩm, nhiều đạo diễn đã đổ lỗi cho khán giả, chê khán giả Việt trình độ kém, không đủ tầm để thẩm định được độ hay, độ đẹp của tác phẩm. Trước những năm 1990, điện ảnh Việt nằm trong cơ chế bao cấp của Nhà nước. Các nhà làm phim tập trung ở những hãng phim do Nhà nước quản lý, chu cấp tiền cho mọi chi phí sản xuất. Điện ảnh những năm bao cấp phục vụ mục tiêu tuyên truyền, phim là sản phẩm nghệ thuật đậm tính tác giả.

Cơ chế bao cấp đeo bám theo phim Việt trong thời gian dài, ngay cả khi điện ảnh bước vào xã hội hóa. Thị trường mở cửa thập niên 1990 đến sau 2000 chia thành 2 dòng phim rõ rệt, phim do tư nhân sản xuất và phim do Nhà nước quản lý. Khi các hãng phim Nhà nước bước vào cổ phần hóa kéo theo muôn vàn tranh cãi, hệ lụy, cơ chế làm phim dưới sự bao cấp của Nhà nước chính thức chấm dứt. Chịu ảnh hưởng của cơ chế làm phim bao cấp quá lâu, nhiều đạo diễn bỡ ngỡ khi bước vào cơ chế thị trường. Trước đây, các đạo diễn đã quen với việc làm phim theo chuẩn mực, quy định về thẩm mỹ, nghệ thuật, họ mang vào thị trường phim những gì mình có. Nhiều bộ phim không bán nổi một vé (trong một suất chiếu). Các đạo diễn chia sẻ rằng, khán giả đang chạy theo thị hiếu giải trí, hài nhảm, chỉ thích đến rạp vui cười rồi về, nên không đủ tầm thẩm định những tác phẩm mang tính nghệ thuật.

phim viet thua lo khi ra rap trach minh truoc khi trach nguoi hinh 4

H\'Hen Niê trong bộ phim "578 - Phát đạn của kẻ điên".

Thị trường phim ngày càng khắc nghiệt, điện ảnh thế giới lớn mạnh như vũ bão, hơn bao giờ hết, các nhà sản xuất đã đến lúc phải thay đổi tư duy làm phim.

Nhận định về lý do nhiều bộ phim ra rạp thất bại, nhà sản xuất Nguyễn Hữu Tuấn cho biết: “Dưới góc độ người làm chuyên môn, tôi nghĩ rằng khán giả rất rõ ràng trong nhận thức bởi toàn bộ 27 bộ phim doanh thu thấp đều là những phim có chất lượng từ trung bình cho tới mức độ mà chúng tôi gọi là thảm họa. Và đương nhiên không có lý do gì để khán giả sẵn sàng chi tiền cho những bộ phim như thế này”. Ông cũng thẳng thắn chỉ ra những nhà sản xuất, nhà làm phim chính là người phải chịu trách nhiệm cho những bộ phim kém chất lượng. Theo đó, nhà sản xuất phim Việt vẫn còn một số điểm yếu cố hữu, cản trở sự phát triển của phim điện ảnh trong nước.

Đầu tiên phải kể đến, nhiều nhà sản xuất chuyên môn không cao, không đủ khả năng để thẩm định kịch bản. Do vậy, họ thường coi trọng những yếu tố bề nổi như chọn diễn viên nổi tiếng, nội dung “theo trend” thay vì chăm chút, đầu tư cho nội dung phim. Hiện nay, chi phí cho những người làm kịch bản vẫn khá thấp, các nhà làm phim Việt vẫn còn giữ tư duy đầu tư theo hướng “ăn xổi”, chưa có tư duy kiến tạo. “Dù phim thu lời nhưng ít người dám đầu tư cho một bộ phim khác và sản xuất tác phẩm tiếp theo. Phần lớn họ sẽ sử dụng doanh thu và lợi nhuận đó để đầu tư cho các mảng khác”, ông Tuấn đánh giá.

Theo Tiến sĩ Ngô Phương Lan – Nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, với điện ảnh Việt, bài toán kinh tế đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều đạo diễn phim Việt vẫn sống trong những “ảo ảnh” về nghệ thuật, luôn tự tâm đắc, khen ngợi phim của mình hay, quay đẹp, nhưng khi phim ra rạp lại không thể bán được vé. Độ vênh trong thưởng thức phim giữa đạo diễn và khán giả là một vấn đề nan giải của phim Việt kéo dài trong nhiều năm.

Tiến sĩ Ngô Phương Lan chia sẻ: “Tôi nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi về nhận thức. Nếu như trước đây, điện ảnh được xem là nghệ thuật đỉnh cao thiên về tinh thần, thưởng thức, không quy thành hàng hóa. Bây giờ đã khác, phim ảnh phải là sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Các nhà làm phim đặt ra giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm, đồng thời phải cho thấy đó là mặt hàng mà khán giả muốn xem. Anh không thể chỉ bán thứ anh có, anh phải bán những thứ khán giả cần”.

Để công nghiệp hóa, phim Việt cần nâng cao chất lượng, lý giải được bài toán kinh tế, có chiến lược PR bài bản, đồng thời rạp chiếu cần có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho phim Việt. Theo ông Minh Tiệp - Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp Văn hóa, khi vào rạp, nhiều bạn trẻ luôn ưu tiên chọn những bộ phim bom tấn, phim nổi tiếng thế giới. “Theo tôi, cần phải có yếu tố truyền thông, quảng bá nhiều hơn cho phim nội.  Hiện nay, nhiều quốc gia dành thời gian quảng bá cho phim nội, ưu tiên phim nội rất nhiều, thậm chí có hạn ngạch cho nhập khẩu phim. Tôi nghĩ đó cũng là một trong những giải pháp”, ông Tiệp nói.

Ông Tiệp khẳng định, chính sách ưu tiên phim nội nên được cân nhắc nhưng song song với điều đó, các nhà làm phim Việt phải nâng cao chất lượng kịch bản, chất lượng phim, và có những đột phá mới trong tiếp cận đề tài.

Khánh An

Tin mới

Israel tấn công vào các trường học ở Gaza, khiến 33 người thiệt mạng

Israel tấn công vào các trường học ở Gaza, khiến 33 người thiệt mạng

(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.

Thế giới 24h
Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.

Đời sống văn hóa
VCCI: Ưu tiên hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực

VCCI: Ưu tiên hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý về dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu.

Kinh tế vĩ mô
SUV điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ giá gần 8,7 tỷ đồng tại Việt Nam

SUV điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ giá gần 8,7 tỷ đồng tại Việt Nam

(CLO) Mẫu xe off-road thuần điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ được phân phối tại thị trường Việt Nam với 2 phiên bản tiêu chuẩn và Edition One.

Xe
Tổng thống Vladimir Putin mở khóa tài sản của Goldman Sachs trước cuộc đàm phán với Hoa Kỳ

Tổng thống Vladimir Putin mở khóa tài sản của Goldman Sachs trước cuộc đàm phán với Hoa Kỳ

(CLO) Trước thềm đối thoại với Mỹ, Nga bất ngờ gỡ phong tỏa 87 triệu USD tài sản Goldman Sachs và cử cố vấn cấp cao sang Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.

Thế giới 24h
Hàng nghìn quân nhân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

Hàng nghìn quân nhân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.

Đời sống
Nhà kinh tế cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể gây ra suy thoái toàn cầu nghiêm trọng

Nhà kinh tế cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể gây ra suy thoái toàn cầu nghiêm trọng

(CLO) Mỹ tăng thuế mạnh tay, nguy cơ lặp lại Đại khủng hoảng 1930 - lạm phát leo thang, thương mại toàn cầu chao đảo, USD suy yếu.

Kinh tế vĩ mô
Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ

(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.

Chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực
Ra mắt xe máy điện Honda đầu tiên tại Việt Nam, giá bán từ 26,9 triệu đồng

Ra mắt xe máy điện Honda đầu tiên tại Việt Nam, giá bán từ 26,9 triệu đồng

(CLO) Honda Việt Nam chính thức ra mắt mẫu xe máy điện đầu tiên ICON e: với mức giá bán lẻ đề xuất từ 26,9 triệu đồng không bao gồm pin.

Xe
Vì sao Hoa Kỳ không áp thuế đối với Nga, Cuba, Belarus, Bắc Triều Tiên?

Vì sao Hoa Kỳ không áp thuế đối với Nga, Cuba, Belarus, Bắc Triều Tiên?

(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ khiến chứng khoán, đồng đô la và dầu mỏ cùng lao dốc

Thuế quan Mỹ khiến chứng khoán, đồng đô la và dầu mỏ cùng lao dốc

(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.

Thế giới 24h
Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25

Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25

(CLO) Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25; dự đoán tỉ số HAGL vs Bình Dương cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Khó hiểu món ăn bẩn từ tên gọi nhưng vẫn nở rộ

Khó hiểu món ăn bẩn từ tên gọi nhưng vẫn nở rộ

(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Rubik 360
Ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long bằng khinh khí cầu

Ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long bằng khinh khí cầu

(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.

Du lịch
Miền Bắc nắng ráo trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ráo trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Dự báo thời tiết ngày 4/4, miền Bắc nắng ráo trước khi chuyển mưa do tác động của đợt không khí lạnh tăng cường yếu, lệch đông.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn