Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì họp thẩm tra dự án Luật Cảnh sát cơ động

Thứ sáu, 08/10/2021 17:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 8/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 2 về thẩm tra dự án Luật Cảnh sát cơ động. Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự và phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Tại phiên họp, Báo cáo về Dự án Luật Cảnh sát cơ động, Trung tướng Phạm Quốc Cương - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, cho biết: Pháp lệnh Cảnh sát cơ động được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23/12/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Cảnh sát cơ động phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang xử lý kịp thời, có hiệu quả các hoạt động gây phương hại đến an ninh, trật tự, biểu tình, bạo loạn; trấn áp các đối tượng phạm tội nguy hiểm, đấu tranh triệt phá các chuyên án, các băng, ổ nhóm tội phạm có tổ chức; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, hội nghị, sự kiện chính trị quan trọng, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Việc xây dựng và ban hành Luật Cảnh sát cơ động trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết.

Dự thảo Luật gồm 5 chương, 31 điều. Nội dung cơ bản của dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở bám sát các giải pháp của 4 chính sách đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua; kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013, bổ sung những quy định mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động của Cảnh sát cơ động.

pho chu tich quoc hoi tran quang phuong chu tri hop tham tra du an luat canh sat co dong hinh 1

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu Kết luận tại Phiên họp.

Đề cập về Thẩm tra dự án Luật Cảnh sát cơ động, Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ: Ủy ban Quốc phòng và An ninh tán thành sự cần thiết ban hành Luật Cảnh sát cơ động với những lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, “ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng”, trong đó có lực lượng Cảnh sát cơ động; đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập sau 7 năm thực hiện Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ góp phần xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Tờ trình của Chính phủ cũng đã thể hiện rõ đặc thù của Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang chiến đấu tập trung, sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu; được trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật đặc chủng, hiện đại; phương án tác chiến đặc biệt; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tác động trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân; việc huấn luyện và thực thi nhiệm vụ trong điều kiện, hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải có trình độ, năng lực, bản lĩnh và kỹ năng cao. Do đó, việc xây dựng Luật Cảnh sát cơ động là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho Cảnh sát cơ động thực hiện tốt nhiệm vụ theo yêu cầu của thực tiễn đặt ra, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của Cảnh sát cơ động, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cho rằng dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; phù hợp với Hiến pháp, cơ bản đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Để rõ ràng hơn, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ những quy định mới của dự thảo Luật so với pháp luật hiện hành để tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật và bảo đảm thuận lợi trong tổ chức thực hiện khi Luật được ban hành.

pho chu tich quoc hoi tran quang phuong chu tri hop tham tra du an luat canh sat co dong hinh 2

Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh trình bày Báo cáo Thẩm tra dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến đóng góp về các nội dung: Vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động; Nguyên tắc hoạt động của Cảnh sát cơ động; Xây dựng Cảnh sát cơ động; Hợp tác quốc tế của Cảnh sát cơ động; Quyền hạn của Cảnh sát cơ động; Hệ thống của tổ chức của Cảnh sát cơ động...

Phát biểu Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao ý kiến đóng góp của các thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đại diện các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu tham dự Phiên họp và cho rằng, những ý kiến nêu ra đều trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, việc ban hành Luật Cảnh sát cơ động là cần thiết để tạo cơ sở hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động của Cảnh sát cơ động, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác này. Ngoài ra, việc nâng Pháp lệnh Cảnh sát cơ động thành Luật Cảnh sát sơ động cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, phải bám vào Điều 14 của Hiến pháp.

Để đảm bảo cho dự án Luật Cảnh sát cơ động đảm bảo chất lượng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cơ quan soạn thảo, thẩm tra dự án Luật cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu tham dự Phiên họp để tổng hợp lại trước khi trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2 tới.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

(CLO) Ngày 25/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều công chức lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ về công tác cán bộ đối với lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương.

Tin tức