Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang:

Phối hợp, định hướng thông tin các vấn đề mới, nóng để hội viên lựa chọn đề tài

Thứ năm, 30/05/2019 11:01 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Từ các nguồn tác phẩm của các cơ quan báo chí, từ các cuộc thi báo chí ở địa phương, từ nguồn báo chí chất lượng cao... Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang đã chọn ra mỗi năm từ 10 - 15 tác phẩm báo chí tốt nhất với đủ các loại hình để tham gia Giải BCQG...”

Câu chuyện “sàng lọc” các tác phẩm báo chí để tham dự Giải Báo chí Quốc gia (BCQG) luôn là vấn đề được các cấp Hội Nhà báo địa phương đặc biệt quan tâm, trăn trở. “Từ các nguồn tác phẩm của các cơ quan báo chí, từ các cuộc thi báo chí ở địa phương, từ nguồn báo chí chất lượng cao... Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang đã chọn ra mỗi năm từ 10 - 15 tác phẩm báo chí tốt nhất với đủ các loại hình (báo viết, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, ảnh báo chí) để tham gia Giải BCQG...” – Nhà báo Nguyễn Thế Dũng – Chủ tịch HNB Bắc Giang đã đưa ra một số kinh nghiệm trong đầu tư chọn lọc tác phẩm dự Giải BCQG hàng năm. Ông khẳng định:

Bắc Giang là một tỉnh miền núi kinh tế còn khó khăn, tuy vậy trong nhiều năm qua các cơ quan báo chí của tỉnh và Hội Nhà báo luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hiện nay, tỉnh có 04 cơ quan báo chí lớn là: Báo Bắc Giang, Đài PT&TH Bắc Giang, Tạp chí Văn nghệ Sông Thương cùng nhiều bản tin, ấn phẩm chuyên ngành của MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VHTT&DL, Sở KH&CN, Sở Tư pháp... và 03 cơ quan thường trú là: Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Truyền hình Quốc hội, Báo Điện tử Đảng Cộng sản, Báo Tiền phong.

Đồng chí Nguyễn Thế Dũng - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Cường Phạm

Đồng chí Nguyễn Thế Dũng - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Cường Phạm

Các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đứng chân trên địa bàn đã hợp thành đội ngũ báo chí thông tin, tuyên truyền kịp thời các điển hình tiên tiến của tập thể, cá nhân... những tệ nạn, thói hư, tật xấu... và cả những tiêu cực trong xã hội, góp phần tham mưu cho lãnh đạo tỉnh xử lý, giải quyết nhanh chóng những vấn đề mà báo chí đã nêu. Nhờ vậy, báo chí Bắc Giang thực sự có vị thế và tiếng nói ở địa phương.

Đối với Hội Nhà báo Bắc Giang, những năm gần đây đã có nhiều đóng góp cho hoạt động báo chí địa phương, là “ngôi nhà chung, chốn đi về” của những người làm báo của tỉnh và các cơ quan thường trú. Để nâng cao vị thế và hiệu quả hoạt động của Hội – Hội Nhà báo tỉnh đã từng bước đổi mới phương thức hoạt động theo hướng tập trung vào nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên. Điểm nhấn của phương thức này là phối hợp cùng các cơ quan báo chí của tỉnh mở các lớp chuyên môn, nghiệp vụ cho báo viết, báo nói, báo hình và báo điện tử ở tất cả các thể loại tin, bài phản ánh, phóng sự, phóng sự điều tra, phim tài liệu, ký sự, khoa giáo... tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận báo chí hiện đại, có “độ cứng, độ vững” trong chuyên môn, nghiệp vụ.

Kinh nghiệm cho thấy để có 01 tác phẩm hay phóng viên (hoặc nhóm phóng viên) phải dụng công tìm tòi ý tưởng, phát hiện đề tài (mới, nóng, lạ), cùng nhau thảo luận, lên đề cương sau đó trình Ban Biên tập góp ý, gợi ý, duyệt và tổ chức thực hiện (có vấn đề xuyên suốt cả năm, một quý, một tháng, thậm chí một tuần phải thực hiện xong). Thứ hai, hỗ trợ kinh phí thực hiện (từ nguồn kinh phí nghiệp vụ của cơ quan báo chí và nguồn Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao của Hội). Cùng đó, Hội Nhà báo phối hợp các ngành, các cơ quan báo chí thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên ngành về Lực lượng Vũ trang, Giáo dục - Đào tạo, An toàn giao thông, Nông nghiệp - Nông thôn, về xây dựng Đảng. Ở đây cũng cần nói thêm, việc tổ chức thực hiện các tác phẩm báo chí chất lượng cao (từ nguồn kinh phí của Hội Nhà báo Việt Nam cấp hàng năm – Bắc Giang được khoảng 110 triệu đồng. Ngay từ đầu năm, Thường trực Hội và Văn phòng đã có văn bản gửi các cơ quan báo chí của tỉnh về việc các hội viên nên đăng ký đề tài (có đề cương kèm theo). Có sự chọn lọc từ các cơ quan báo chí, sau đó gửi về Văn phòng Hội tổng hợp để Hội đồng (do HNB tỉnh lập ra) xét duyệt. Hàng năm, Hội có 02 lần bình chọn các tác phẩm chất lượng cao (phân loại A, B, C) để hỗ trợ kinh phí (ví dụ: Loại A: 2,5 - 3 triệu/tác phẩm; Loại B: 1,5 - 2 triệu /tác phẩm; Loại C: 1 - 1,5 triệu /tác phẩm), mỗi đợt khoảng 18 tác phẩm. Đây là nguồn hỗ trợ không lớn, nhưng có tác dụng khích lệ, động viên các hội viên tích cực tham gia sáng tạo tác phẩm báo chí; để từ đó lựa chọn ra những tác phẩm có chất lượng dự thi giải Báo chí Thân Nhân Trung của tỉnh, Liên hoan Phát thanh – Truyền hình toàn quốc, giải Báo chí các Bộ, ngành Trung ương, Giải BCQG.

Các phóng viên, hội viên HNB Bắc Giang luôn tích cực tìm kiếm, phát hiện những vấn đề mới, nóng để có những tác phẩm tốt tham dự Giải BCQG.

Các phóng viên, hội viên HNB Bắc Giang luôn tích cực tìm kiếm, phát hiện những vấn đề mới, nóng để có những tác phẩm tốt tham dự Giải BCQG.

Tóm lại, từ các nguồn tác phẩm của các cơ quan báo chí, từ các cuộc thi báo chí ở địa phương, từ nguồn báo chí chất lượng cao... Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang đã chọn ra mỗi năm từ 10 - 15 tác phẩm báo chí tốt nhất với đủ các loại hình (báo viết, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, ảnh báo chí) để tham gia Giải BCQG. Và thực tế cho thấy, những năm qua Hội Nhà báo tỉnh đã có nhiều tác phẩm báo chí đạt giải A; B; C; Khuyến khích của Giải BCQG, giải Báo chí của các Bộ, ngành Trung ương như giải Báo chí của MTTQ Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam...

Từ thực tế nhiều năm, nhà báo Thế Dũng rút ra một số kinh nghiệm, cụ thể là: Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan báo chí của tỉnh luôn phối hợp, định hướng thông tin các vấn đề mới, nóng về KT - XH của tỉnh để hội viên lựa chọn đề tài. Làm tốt việc lựa chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao (Hội đồng là các nhà báo có uy tín, thêm thành phần Ban Tuyên giáo và Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh tham gia) khách quan và công tâm – Không làm theo kiểu “thôn lần xã lượt”, chia đều tác phẩm cho các cơ quan báo chí hay hội viên. Tiếp đó là, cần phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc thi báo chí: với Sở NN&PTNT viết về nông nghiệp – nông thôn; viết về anh bộ đội cụ Hồ, viết về tấm gương tiêu biểu của ngành giáo dục, viết về trẻ em, về dân tộc và miền núi... Phải có kinh phí hỗ trợ tác phẩm (không làm chay), nguồn này có thể xã hội hóa, từng bước nâng giá trị tác phẩm báo chí đạt giải. Để có tác phẩm lọt vào Giải cần quan tâm đến các vấn đề mới, nóng ở địa phương nhưng cũng là vấn đề của toàn quốc đang đặt ra.

Bên cạnh đó, tập trung khai thác các đề tài “vừa sức” đó là tập trung vào tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, cách làm ăn mới hiệu quả, những tấm gương vì cộng đồng... (ví dụ: ở Bắc Giang là những vấn đề về trang trại, cây ăn quả, tấm gương “người lái đò trên sông An Bá”, “Đây là Đài Truyền thanh Bản Gà” đã đạt giải cao). Những tác phẩm mang thế mạnh, bản sắc của địa phương (về KT - VH - XH) như thế mạnh về công nghiệp, nông nghiệp, hay bản sắc văn hóa riêng có của vùng, miền...

Bảo Minh (Ghi)

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội