Phong tục mừng tuổi ngày Tết và những kiêng kị cần biết

Chủ nhật, 23/01/2022 13:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mừng tuổi (hay còn gọi là lì xì) ngày Tết Nguyên đán là phong tục truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, phong tục mừng tuổi bắt nguồn từ đâu và những kiêng kị cần biết khi mừng tuổi ngày Tết như thế nào chắc hẳn không phải ai cũng biết. Cùng Congluan.vn tìm hiểu cụ thể hơn về điều này.

Nguồn gốc của phong tục mừng tuổi ngày Tết 

Nhiều thông tin cho rằng phong tục mừng tuổi ngày Tết này bắt nguồn từ bên Trung Quốc. Tương truyền rằng, thời xưa có một con yêu quái chuyên xuất hiện vào đêm Giao thừa, thích xoa đầu những đứa trẻ đang ngủ ngon giấc làm chúng bị sốt cao hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì lo sợ, nhiều gia đình đã phải thức đêm để canh cho con mình. 

phong tuc mung tuoi ngay tet va nhung kieng ki can biet hinh 1

Khi ấy, có một cặp vợ chồng hiếm muộn nọ mãi mới sinh được một mụn con trai, vì thế, đến Tết, cả hai vợ chồng cảm thấy vô cùng lo lắng. Đúng lúc ấy có tám vị tiên đi dạo chơi qua, biết chuyện, thương cặp vợ chồng già nên cả tám vị đã hóa thành tám đồng tiền rồi để bố mẹ đứa trẻ gói vào giấy đỏ, đặt cạnh bên gối. Đêm đó, khi quái vật xuất hiện, tám đồng tiền bỗng dưng lóe sáng khiến quái vật quá sợ hãi phải bỏ chạy mất.

Từ đó, câu chuyện được lan truyền rộng rãi khắp mọi nơi và cứ mỗi dịp Tết đến, người ta bắt đầu phong tục bỏ tiền vào một phong bì đỏ để tặng cho trẻ nhỏ. Dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi hay còn gọi là lì xì đầu năm mới.

Những kiêng kị cần biết khi mừng tuổi ngày Tết 

Mừng tuổi bằng tiền mới: Mừng tuổi (Lì xì) là một tục lệ mang ý nghĩa tốt đẹp trong những ngày đầu năm mới. Dùng tiền mới để lì xì như lời chúc cho một sự khởi đầu tươi mới, tốt lành với người nhận.

Mừng tuổi bằng phong bao: Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Nên dùng phong bao màu đỏ bởi màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn.

phong tuc mung tuoi ngay tet va nhung kieng ki can biet hinh 2

Không mừng tuổi phong bao cũ: Không nên tận dụng những phong bao lì xì đã cũ, qua sử dụng hoặc còn chưa sử dụng hết từ năm ngoái.  Điều này là một sự thiếu tôn trọng khi bạn đem đồ cũ tặng trong năm mới, cũng như không coi trọng người nhận. 

Nên mừng tuổi số tiền chẵn để tượng trưng cho ý nghĩa tốt lành: Theo quan niệm Á Đông, số chẵn mang ý nghĩa may mắn. Vì vậy khi bỏ tiền vào bao lì xì dịp Tết, nên để tiền chẵn thay vì tiền lẻ.

DL (t/h)

Bình Luận

Tin khác

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa
Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

(CLO) Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vừa mới tổ chức khai hội Đền Đô truyền thống Xuân Giáp Thìn - 2024, kỷ niệm 1014 năm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

(CLO) Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) sẽ được tổ chức vào ngày mai (24/4). Hiện, các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

(CLO) Ngày 23/4, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và Ban Quản lý danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội Tràng An "Về miền di sản Tràng An 2024".

Đời sống văn hóa