(CLO) Trong những ngày dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp và căng thẳng, phóng viên Duy Hiệu - Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (zingnews.vn) đã nhiều ngày cùng cán bộ y bác sỹ ở Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM lên những xe cứu thương đến nhiều nhà người bệnh...
Chuẩn bị kỹ cho chuyến tác nghiệp đặc biệt
Y sĩ Hồ Khuê Tú và điều dưỡng Nguyễn Kim Toàn, ê-kíp cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM. Hơn một tháng nay, công việc các anh chị chủ yếu là cấp cứu F0 nặng và nguy kịch ngay tại nhà. Ảnh: NVCC
Trong những ngày dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp và căng thẳng, phóng viên Duy Hiệu - Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (zingnews.vn) nhận thấy có một lực lượng rất quan trọng, lặng lẽ và sãn sàng đi bất cứ nơi đâu tiếp nhận bệnh nhân. Đó là cán bộ y bác sỹ ở Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM. Để hiểu rõ hơn về công việc áp lực ở một thời điểm khó khăn này, anh đã nhiều ngày cùng họ lên những xe cứu thương đến nhiều nhà người bệnh.
Duy Hiệu cho biết: “Đặc thù nghề phóng viên như chúng tôi là phải đi, nhất là đối với phóng viên ảnh là vào hiện trường. Đi và quan sát ghi nhận thực tế, phỏng vấn, hỏi thăm, vì nếu mình không đến chỗ đó, mình sẽ không có tư liệu, hình ảnh. Không có bài viết. Tuy nhiên để tạo ra sự khác biệt thì bắt buộc phải có mặt ở những nơi ít người dám đến, hiện trường tác nghiệp cũng phải cực kỳ khó khăn”.
Khác với truyền hình, đối với phóng viên ảnh, để săn được khoảnh khắc đẹp người phóng viên phải mất thời gian hơn, kỳ công hơn, đó là góc chụp, là bố cục mầu sắc, là tâm trạng nét mặt từng nhân vật...mọi thứ đều rất chi tiết sống động. Để khán giả thấy bức ảnh họ như đang có mặt tại nơi đó.
Tác nghiệp trong vùng dịch nhiều, lần này đối với Duy Hiệu đặc biệt hơn, theo chân lực lượng y bác sỹ cấp cứu đến tận nhà các bệnh nhân nhiễm Covid-19 là nguy cơ cao hơn bao giờ hết. Anh cũng luôn trang bị đồ bảo hộ không khác gì lực lượng y tế. Khi vào hiện trường là chuẩn bị sãn sàng về tâm lý.
Hành trình nhiều giờ đồng hồ trong xe cùng bệnh nhân F0
Kể lại quá trình tác nghiệp, Duy Hiệu chia sẻ: Để cho độc giả thấy được thực tế vấn đề, hiểu được những câu chuyện và những khó khăn vất vả nguy hiểm của lực lượng y bác sỹ Cấp cứu 115, anh đã xin phép được đi cùng nhiều chuyến đi một cách ngẫu nhiên. Anh biết đi vào đó là xác định mình là F1, đặc biệt tính nguy hiểm tăng lên khi biến thể detal có tính lây lan cao nhiều lần.
Phóng viên Duy Hiệu tác nghiệp trong một bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh: NVCC
Không phải bệnh viện, xe cứu thương có không gian nhỏ hẹp, ít không khí thì nguy cơ càng tăng lên, dễ tiếp xúc va chạm với bệnh nhân hơn. Nhưng quả thực đây là một cơ hội tác nghiệp để có những thông tin đắt trong mùa dịch. Bởi vậy, Duy Hiệu không muốn bỏ lỡ một giây phút nào. Không chỉ lên kịch bản cẩn thận cho tác phẩm của mình, anh còn xây dựng phương án đảm bảo an toàn. Ngoài gang tay, các khẩu trang dự phòng anh còn có cồn, bông cồn để liên tục lau những đồ vật mình chạm vào, nhất là thiết bị tác nghiệp.
"Tác nghiệp trong không gian hẹp, xe cứu thương thường có tốc độ di chuyển cao, nên đã có những lúc tôi cảm thấy quay cuồng, khát khô cổ họng, đồ bảo hộ kín mít, nóng bức…, nhưng tôi vẫn cố gắng để hoàn thành công việc theo kế hoạch" - Duy Hiệu nhấn mạnh.
Phóng sự ảnh “Cấp cứu F0 nguy kịch tại nhà” chỉ khoảng vài chục bức ảnh, nhưng anh đã mất 3 ngày để hoàn thiện, mỗi bức ảnh là một hoàn cảnh, số phận đặc biệt, đó là những phút giây sinh tử, những thao tác khẩn trương của lực lượng y bác sỹ cấp cứu 115.Không chỉ đơn thuần nói về hoạt động cấp cứu của bác sỹ, mỗi bức ảnh còn mang cảm xúc, là những ánh mắt của mọi người khi ở giữa lằn ranh sống chết.
Nhớ lại những lần đi đó, Duy Hiệu cho biết: Nhiều lúc đường đi khá xa, nhiều đoạn xóc, bệnh nhân nằm lệch khỏi băng ca, bác sỹ một tay giữ bình oxy nên không đỡ bệnh nhân được, lúc đó tôi cũng không nghĩ được gì nhiều nên cũng giúp một tay đẩy bệnh nhân trở lại băng ca để họ không bị rơi ra ngoài...
Trong số những ngày Duy Hiệu đi cùng lực lượng cấp cứu 115 có ngày anh ngồi trên xe 5 tiếng đồng hồ cùng bác sỹ và bệnh nhân, sau khi tiếp nhận người bệnh tại nhà, xe di chuyển đến bệnh viện để cấp cứu. Nhưng một số bệnh viện quá tải không thể tiếp nhận được thêm. Số giường trống không còn. Xe phải chạy nhiều vòng từ chỗ này sáng chỗ khác. Là nhà báo đồng hành trên những chiếc xe cấp cứu ấy, anh đã ghi lại hành trình ấy trong phóng sự "Hành trình hơn 5 giờ đi tìm bệnh viện cho F0 nguy kịch".
Chuyến xe cấp cứu trở về trạm lúc 2h sáng. Tần suất những chuyến cấp cứu ban đêm thường nhiều hơn. Ảnh: NVCC
Mỗi ngày tác nghiệp cùng trung tâm cấp cứu 115 khi trở về nhà anh thường thực hiện việc tự test nhanh Covid-19 để biết được kết quả sớm, đặc biệt là tự theo dõi sức khỏe của cơ thể xem có những biểu hiện gì khác thường.
“Có một vài đề tài tôi cảm thấy lo lắng thật sự, có thể lúc mình làm mình không lo vì tâm lý tập trung cho công việc. Nhưng khi bước chân ra khỏi xe cấp cứu trở về nhà, hoàn thành công việc, ngồi một mình bắt đầu nghĩ lại thấy lo lắng” Duy Hiệu tâm sự.
Cũng do tính chất của công việc, từ khi khu vực nhà anh bị phong tỏa, không thể trở về nhà, trong khi công việc vẫn phải duy trì hàng ngày nên anh xin ở lại cơ quan, không tiếp xúc với người thân hay bạn bè. Phóng viên thời gian làm việc thường không cố định đi làm về giờ nào thì nấu ăn giờ đó, không có thời gian đi chợ, đi siêu thị anh thường sử dụng thức ăn sẵn có, đồ hộp, đóng gói sẵn…
Để công việc được duy trì thường xuyên, anh dành chút thời gian ít ỏi của một ngày để tự tập thể dục trong nhà, nhằm duy trì sức khỏe thể lực cho cuộc chiến lớn này.
Mình được nhìn thấy, được ghi chép những câu chuyện
Trong những ngày tác nghiệp tại tâm dịch TP.HCM, anh luôn nhận được sự động viên từ xa của bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là những người thân trong gia đình. Những lời dặn dò từ mọi người luôn tiếp thêm cho anh động lực để hoàn thành nhiệm vụ.
Anh cũng luôn trấn an người thân bằng những cuộc gọi videocall, rằng mình sẽ đồng hành cùng y bác sỹ trong cuộc chiến này và giữ đảm bảo an toàn mỗi lần đi tác nghiệp.
Trong đợt dịch này, Duy Hiệu có mặt ở nhiều điểm nóng, là những cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến. Ảnh: NVCC
Thực tế, hiện nay các y bác sỹ tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM cũng dồn toàn lực để điều trị cho bệnh nhân, tất cả cùng tham gia vào cuộc chiến này. Có thể nói chưa bao giờ các đội ngũ y tế có sự chung tay, đồng lòng như thời điểm nay, dù rất khó khăn nguy hiểm nhưng mỗi người đều cố gắng nỗ lực gấp đôi, gấp ba để kịp thời điều trị cho các bệnh nhân.
Trong số rất nhiều bác sỹ Duy Hiệu phỏng vấn, nhiều người đã hơn 2 tháng nay làm việc không có ngày nghỉ, giờ giấc của họ cũng không cố định làm giờ nào, ngày nào, cả tháng gắn bó với những chuyến xe, những cung đường, tranh thủ từng giờ từng phút mang lại sự sống cho bệnh nhân.
Duy Hiệu tâm sự: "Đi làm tin bài nhiều trong đợt này, ghi nhận những câu chuyện về y bác sỹ và người bệnh tôi cảm thấy đó là niềm hạnh phúc vì mình đang tác nghiệp trong giai đoạn lịch sử của đất nước. Mình được nhìn thấy, được ghi chép những câu chuyện của lịch sử. Tôi yêu mến các y bác sỹ, những người luôn cô gắng làm việc để mong các bệnh nhân sớm khỏi bệnh trở về nhà. Nhiều y bác sỹ theo dõi số ca mắc hàng ngày, hôm nào số ca giảm xuống ngày đó đối với họ là niềm vui, rằng dịch đang được khống chế, rồi họ sẽ sớm được trở về nhà".
Tác nghiệp trong tâm dịch, mỗi một bài viết, mỗi bức ảnh của Duy Hiệu là một câu chuyện chứng đựng đầy cảm xúc. Người xem vừa thấy được sự tàn khốc nguy hiểm của dịch bệnh vừa thấy được sự kiên cường của các lực lượng đang ở tuyến đầu. Và khi người xem đón đọc, cùng suy ngẫm, rồi gửi những lời cảm ơn nhà báo là những lúc người phóng viên cảm thấy hạnh phúc thật sự. Đó là cảm giác được làm việc, được cống hiến, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vì ngày mai bình yên.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) Xác định báo chí có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Vì thế, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả tạo thành cầu nối giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp thực hiện các chủ trương về bảo vệ môi trường, hướng tới kinh tế xanh.
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.