(CLO) “Con gái tôi bảo khoảng 10h sẽ thi xong môn đầu tiên. Tôi muốn đợi con đến khi thi xong để khi ra khỏi sân trường, con sẽ không phải tìm bố, ở những môn thi sau, tôi vẫn sẽ cứ ngồi đợi trước cổng trường chờ con” - ông Trương Dương Quyết, 58 tuổi, phụ huynh thí sinh cho biết.
Bắt đầu từ 7h30’ 27/6, các thí sinh vào dự thi môn Ngữ văn của kỳ thi THPT 2024. Ghi nhận của PV, tại điểm thi trường THCS Mai Dịch (Hà Nội), thay vì đến cửa hàng nước ngồi, hay nghỉ ngơi ở đâu đó, nhiều phụ huynh đưa con đi thi đã thấp thỏm chờ đợi, mong ngóng con từng phút, từng giờ, hồi hộp như chính mình cũng bước vào một kỳ thi vượt vũ môn đầy cam go, khốc liệt.
Từ Gia Lâm, vượt gần 30km đến điểm thi trường THCS Mai Dịch để đưa con gái đi thi, ông Trương Dương Quyết (58 tuổi), bố thí sinh Trương Vũ Hoài Nhi (ở Yên Viên, Gia Lâm) đứng ngồi không yên. Con gái đã vào phòng thi được hơn 1 giờ, nhưng người bố với gương mặt rám nắng, đầy vết chân chim, mái tóc đã ngả màu, vẫn đi lại trước cổng trường đợi con. Lâu lâu, ông lại ngồi xổm, chờ đợi. Ai đó rủ ông ra quán nước ngồi cho mát, ông đều lắc đầu từ chối bởi “tôi ngồi đây để có cảm giác như đang cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn của mình” - ông cho biết.
Ông Quyết nói, con gái ông đang học trung học phổ thông tại trường Cao đẳng Xây dựng. Sáng nay, thấy trời mưa to, nên hai bố con dậy sớm, 5h sáng đã ra khỏi nhà đến điểm thi vì sợ tắc đường. “Tôi chuẩn bị cả áo mưa và đưa con đi bằng xe máy từ sớm cho kịp giờ. Hai bố con đến cổng trường từ sớm” - ông Quyết nói và cho biết, giờ chỉ cần con thi tốt nghiệp xong, còn sau này, để con gái tự quyết định. “Cháu lớn rồi, mọi quyết định là tuỳ con” - ông nói.
Đánh giá về ngôi trường mà con gái theo học, ông Quyết cho biết, ông cảm thấy trường rất quan tâm đến học sinh, các học sinh chấp hành tốt các quy định mà nhà trường đề ra. Các học sinh đến lớp đúng giờ, chỉ cần sơ suất 1 chút như không đeo thẻ, cô giáo đã chụp ảnh gửi về zalo cho gia đình.
Ông Quyết làm nghề xe ôm truyền thống, thi thoảng nhận đưa giấy tờ cho các công ty. Cháu Nhi là con gái duy nhất trong nhà, nên ông càng đặt nhiều kỳ vọng hơn. Thế nhưng, để con gái thoải mái tư tưởng, không bị áp lực trước kỳ thi, người bố vẫn tỏ ra bình tĩnh, chuẩn bị kỹ lưỡng cho con dự thi. Khi con đã vào phòng thi, ông vẫn đứng đợi trước cổng trường, lúc đứng, lúc ngồi, ngóng đợi con thi. “Con gái tôi bảo khoảng 10h sẽ thi xong môn đầu tiên. Tôi muốn đợi con đến khi thi xong để khi ra khỏi sân trường, con sẽ không phải tìm bố”, ở những môn thi sau, tôi vẫn sẽ cứ ngồi đợi trước cổng trường chờ con.
Khác với tâm lý các con, nhiều phụ huynh lại tỏ ra rất lo lắng. Chị Nguyễn Thị Huyền, ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, dù là con thứ hai đi thi, nhưng chị vẫn không kém hồi hộp lo lắng. “Cả đêm qua tôi không ngủ được. Sáng nay dậy sớm, rà soát các đồ dùng cần thiết cho kỳ thi giúp con” - chị nói. Trái lại, con trai chị lại rất bình tĩnh, tự tin. “Con học tốt môn Tiếng Anh nên môn Ngữ văn mẹ khá lo lắng. Gia đình cũng giục con bình tĩnh, ăn uống đầy đủ, yên tâm thi” - chị nói.
Để đồng hành cùng con trước và trong mùa thi, chị quan tâm đến chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo sức khoẻ, tạo tinh thần thoải mái cho con, khuyên con không dùng quá nhiều điện thoại, nằm điều hoà ở nhiệt độ phù hợp… Sáng nay, trước khi đi thi, con trai chị chỉ ăn nhẹ, uống nước lọc. Mẹ cũng nhắc nhở con kiểm tra các đồ dùng cần thiết trước khi vào phòng thi.
Còn anh Hoàng Anh, quê ở Chương Mỹ, Hà Nội đã dậy từ 5h sáng chuẩn bị tư trang để đưa con gái Nguyễn Hà Bảo Vi đi thi ở điểm thi trường THCS Mai Dịch. Anh Hoàng Anh cho biết, con gái anh học tốt, chịu khó học, bình thường ngày nào cũng học đến 3-4h sáng mới chịu đi ngủ. Nhiều khi, bố mẹ phải giục con kết thúc bài và đi ngủ sớm. Nên trước thềm kỳ thi tốt nghiệp, anh rất yên tâm.
“Tối qua, vợ chồng tôi phải giục con ngủ sớm, chuẩn bị tinh thần, sức khoẻ cho hai ngày thi sắp tới” - anh Hoàng Anh nói.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.
Hạnh phúc trong giáo dục dần trở thành xu hướng và là mục tiêu trọng tâm của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về Tâm - Trí – Lực. Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.