Phú Thọ: Di tích khảo cổ Quốc gia cần được bảo vệ khẩn cấp

Thứ năm, 21/11/2019 15:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Mái tôn rỉ sét, sơ sài che nắng, che mưa ngôi mộ cổ gần 4.000 năm tuổi. Cây cối um tùm xen lẫn rác thải, đất sạt lở xuống hố gốm với nhiều hiện vật quý hiếm có niên đại cả nghìn năm”. Đó là thực trạng đáng buồn tại Di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ.

Ông Hán Văn Luận tự bỏ tiền túi ra để dựng mái che mưa che nắng cho mộ cổ.

Ông Hán Văn Luận tự bỏ tiền túi ra để dựng mái che mưa che nắng cho mộ cổ.

Ngôi mộ cổ gần 4.000 năm tuổi và hố gốm với nhiều hiện vật quý được các nhà khảo cổ trong và người nước tìm thấy, hiện vẫn nằm trơ trọi trong vườn của những hộ dân.

Ông Hán Văn Luận, người được giao trông coi khu di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh cho biết, năm 1968, khi nhà khảo cổ Hán Văn Cẩn về đây, thấy phát lộ nhiều rìu đá, búa đá, bùa trời... giống vật dụng của người Việt cổ. Từ đó, hàng năm nhiều đoàn khảo cổ về đây thăm dò, khai quật, phát hiện hàng nghìn dụng cụ lao động, đồ thờ bằng đá, bằng gốm.

Đặc biệt, năm 2004, gần 20 đoàn khảo cổ, chuyên gia cả trong nước và nước ngoài như Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc... về đây nghiên cứu, khai quật. Trong những lần khai quật này, các đoàn khảo cổ đã phát hiện trong tầng văn hóa của các hố đào một số dấu tích và di vật của người xưa như: Những dấu vết than tro, cục đất sét, vỏ nhuyễn thể, xương động vật, vùng đất cháy cứng và nhiều cụm đồ gốm. Cùng với đó, nhiều tiêu bản đồ đá đã được phát hiện như: Rìu bôn tứ giác, rìu có vai, cuốc, đục, mũi tên, mảnh vòng, khuyên tai, chày nghiền, bàn mài… Đặc biệt, đoàn khảo cổ đã phát hiện tám ngôi mộ cổ, trong đó có bốn ngôi mộ còn di cốt người Việt cổ...

Bên dưới lớp bạt được che đậy sơ sài này là những di cốt hàng nghìn năm tuổi.

Bên dưới lớp bạt được che đậy sơ sài này là những di cốt hàng nghìn năm tuổi.

Ngày 18/10/2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã có quyết định số 12/2007/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia: Di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Tuy nhiên, theo ông Hán Văn Luận, sau khi khai quật, nghiên cứu, các cơ quan chức năng không có phương án bảo tồn, chỉ đổ một lớp cát vàng khoảng 10cm, phủ bạt lên, rồi đậy proximăng. Thấy vậy, ông Luận đã tự bỏ tiền xây tạm mái che. Ông Nguyễn Trung Gia - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Gia Thanh bộc bạch, người dân rất đồng tình ủng hộ việc khai quật di tích để bảo tồn những di chỉ khảo cổ này.

Từ năm 2004 đến nay, chính quyền các cấp đã kiến nghị lên cấp trên nhưng chưa được đầu tư, bảo tồn di tích, đặc biệt là việc khai quật mộ cổ, hố gốm chưa thực sự phù hợp… Bên cạnh đó, việc khai quật mộ cổ rồi để nằm trơ trọi trong khu vườn hoang tàn đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người dân mỗi khi xảy ra việc đáng tiếc, không mong muốn…

“Người dân mong muốn, các cấp chính quyền liên quan quan tâm đầu tư khu di tích, trong đó tập trung bảo tồn, tôn tạo ngôi mộ cổ này nhằm phục vụ du khách thập phương và du khách quốc tế mỗi khi về với Gia Thanh thăm mộ cổ, mặt khác để tuyên truyền tới giới trẻ biết được gốc gác của người Việt cổ…" ông Gia chia sẻ thêm.

Tháng 8/2012, UBND tỉnh Phú Thọ quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, với mục tiêu xây dựng Khu Di tích thành điểm đến của du lịch về cội nguồn, gắn kết với Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các di tích quan trọng khác trong thành phố Việt Trì...

Theo đó, dự án sẽ có tổng diện tích 42,5 ha với Khu bảo tàng tại chỗ, Khu du lịch sinh thái, các công trình công cộng, sửa chữa cải tạo các khu dân cư trong khu di tích, các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu di tích... với tổng mức đầu tư dự án là hơn 610 tỷ đồng, thời gian hoàn thành dự án chậm nhất không quá ngày 31/12/2020.

Tuy nhiên, đến nay ngoài việc khai quật mộ cổ, khai quật hố gốm…, dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Lý giải về việc dự án chậm được triển khai, bà Nguyễn Thị Kim Thu - Trưởng phòng Văn hóa huyện Phù Ninh cho hay, trong quá trình triển khai do diện tích và kinh phí quá lớn nên gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ triển khai việc bảo tồn và tôn tạo di tích…

Trước tình trạng trên, ngày 28/10/2019, UBND huyện Phù Ninh đã có Tờ trình số 131/TTr-UBND về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án: Bảo quản cấp thiết di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh.

Căn cứ vào Tờ trình của UBND huyện Phù Ninh, ngày 31/10/2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ đã có Báo cáo số 573/TTr-SKH&ĐT gửi UBND tỉnh Phú Thọ về kết quả thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối với dự án.

Theo đó, dự án điều chỉnh nguồn vốn từ hơn 610 tỷ đồng (theo quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ năm 2012) xuống còn 4,5 tỷ đồng với quy mô đầu tư: Giải phóng khu bảo vệ hố khai quật, xử lý, bảo vệ hố khai quật bằng hình thức bảo tàng ngoài trời sử dụng kết cấu nhẹ bao che để đảm bảo công tác bảo vệ hố khai quật và phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu di tích của du khách, trồng cây xanh, làm đường dạo, tôn tạo cảnh quan xung quanh khu vực hố khai quật, lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước, chiếu sáng đồng bộ, phù hợp với công trình…

Với những động thái vừa qua, hy vọng khu di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh nhanh chóng được tỉnh Phú Thọ triển khai thực hiện nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ, phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu di tích của du khách cũng như việc nghiên cứu văn hóa lịch sử của dân tộc./.

Đức Thọ

Tin khác

Chương trình giao lưu văn nghệ Việt Nam - Lào tại Ninh Bình

Chương trình giao lưu văn nghệ Việt Nam - Lào tại Ninh Bình

(CLO) Tối 18/3, tại sân khấu Thủy Đình, Phố cổ Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình, Trường Đại học Hoa Lư phối hợp tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ Việt Nam - Lào. Chương trình nhằm quảng bá văn hóa Lào tại tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Ghé thăm động Hoa Lư - Căn cứ khởi nghiệp của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh

Ghé thăm động Hoa Lư - Căn cứ khởi nghiệp của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh

(CLO) Cùng với Cố đô Hoa Lư nổi tiếng, động Hoa Lư cũng là một trong những di tích tiêu biểu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng. Nên ngày nay, nhiều du khách khi đi du lịch Ninh Bình sẽ lựa chọn tham quan, trải nghiệm thêm động Hoa Lư.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Tổ chức lễ cầu an tại di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia Miếu Hai Thôn

Thái Bình: Tổ chức lễ cầu an tại di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia Miếu Hai Thôn

(CLO) Tối ngày 18/3, tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia miếu Hai Thôn (xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra lễ cầu an. Đến dự có Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Trần Thị Bích Hằng.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Phan Ngọc Khuê mở triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”

Họa sĩ Phan Ngọc Khuê mở triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”

(CLO) Ngày 18/3, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam kết hợp với họa sĩ Phan Ngọc Khuê khai mạc triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.

Đời sống văn hóa
Tuần lễ phim Quốc tế về Thiên nhiên trở lại Việt Nam

Tuần lễ phim Quốc tế về Thiên nhiên trở lại Việt Nam

(CLO) Tuần lễ phim Quốc tế về Thiên nhiên (International Nature Film Week) đã chính thức trở lại Việt Nam với sự góp mặt của 9 bộ phim trong nước và quốc tế.

Đời sống văn hóa