Đời sống

Phú Thọ: Nhiều giải pháp và đích đến giảm nghèo đa chiều, bền vững

Lan Chi 19/07/2025 15:22

Mục tiêu giảm nghèo vốn không chỉ là nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ở Phú Thọ mà còn là mệnh lệnh của con tim đối với mỗi người đang thực hiện sứ mệnh này.

Chính vì thế, xuyên suốt thời gian qua, các cấp, các ngành tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, gắn với thực tiễn của địa phương nhằm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao việc tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững.

Nhiều giải pháp hay, sát và đồng bộ

Theo đó, các sở, ngành và các địa phương của Phú Thọ thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch đầu tư công hằng năm, xây dựng phương án chi tiết phân bổ nguồn vốn; thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, lồng ghép nhiệm vụ giảm nghèo với hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, Phú Thọ cũng chú trọng đẩy mạnh hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá Chương trình; thường xuyên cập nhật, phổ biến các cách làm hay, mô hình hiệu quả, gương điển hình trong thực hiện công tác giảm nghèo; thực hiện tốt Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.

Ảnh 3(20)
Giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo của Phú Thọ giảm trung bình hàng năm 0,64%, vượt kế hoạch đề ra (0,5%).

Với nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể, các địa phương của tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cách làm thiết thực hiệu quả như: hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tư vấn, định hướng, giới thiệu việc làm cho người lao động; thực hiện cứu đói, cứu trợ đột xuất kịp thời; hỗ trợ hộ nghèo, hộ gia đình gặp biến cố rủi ro …

Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong tỉnh đã phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với công tác giảm nghèo. Trên cơ sở đó, các đơn vị, địa phương đã nghiêm túc thực hiện, rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp, hướng dẫn quản lý, tổ chức thực hiện theo từng nội dung của Chương trình. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của Phú Thọ giảm đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đời sống Nhân dân từng bước được nâng lên. Báo cáo cũng cho thấy, kết quả rà soát hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ còn 3,72% tính đến cuối năm 2024 vừa qua và ước thực hiện đến cuối năm 2025 giảm còn 3,32%.

Đáng chú ý, CTMTQG giảm nghèo bền vững đã được thiết kế phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trong đó, nguồn lực được phân bổ và hướng dẫn sử dụng kịp thời; vốn được phân bổ và sử dụng hiệu quả, đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chí, bố trí có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải và công khai, minh bạch. Cùng với đó là việc lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực khác; việc huy động, đóng góp của người dân được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bàn bạc dân chủ. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khi tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi, được hỗ trợ con giống, vật tư liên quan; được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản và nhiều hộ đã thoát nghèo bền vững.

… Và đích đến giàu ý nghĩa, nhân văn

Với mục tiêu chung là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2025. Trong đó, yêu cầu việc thực hiện Chương trình phải đảm bảo giảm nghèo bền vững, thực chất, không chạy theo thành tích; quá trình triển khai thực hiện phải công khai, minh bạch các nguồn lực hỗ trợ thực hiện. Đồng thời, thực hiện Chương trình phải luôn tuân thủ đúng các quy định, chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, nghị quyết của HĐND tỉnh.

111d1l10-tap-trung-ngoc-tuan.jpg
Nhờ phát triển chăn nuôi, nhiều hộ nông dân đã vươn lên thoát nghèo.

Đặc biệt, các ngành, các cấp không ngừng xác định mục tiêu phấn đấu giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; cần tập trung xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch giảm nghèo, phấn đấu thực hiện hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, tỉnh Phú Thọ đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp trọng tâm như: tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình giảm nghèo bền vững đến cán bộ đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo kiến thức trong lao động, sản xuất, sinh kế để chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải ngân nguồn vốn trung ương, bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tránh dàn trải, thất thoát, lãng phí; tổ chức thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo thường xuyên, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; gắn kiểm điểm việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo với kiểm điểm, đánh giá tập thể, cá nhân cán bộ, lãnh đạo quản lý hằng năm.

Đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo các CTMTQG tỉnh Phú Thọ; kịp thời kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, đảm bảo thống nhất, đủ năng lực, hoạt động chuyên nghiệp, tham mưu thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững….

Thực hiện tốt công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025 và giai đoạn 2021 - 2025 theo chuẩn nghèo đa chiều; hỗ trợ hướng dẫn, tập huấn, xây dựng đội ngũ điều tra viên có chất lượng để tổ chức thực hiện công tác rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo kết quả chính xác, đúng thực trạng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tham mưu triển khai thực hiện chương trình đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, có kết quả trong công tác giảm nghèo bền vững. Huy động tối đa nguồn lực, kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế cho người nghèo…

    Nổi bật
        Mới nhất
        Phú Thọ: Nhiều giải pháp và đích đến giảm nghèo đa chiều, bền vững
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO