(NB&CL) Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trò cướp phết đã trở thành “linh hồn” của Lễ hội làng Hiền Quan. Tuy nhiên, những năm gần đây, trò cướp phết không được tổ chức khiến cộng đồng người dân bản địa hụt hẫng. Để Hội phết Hiền Quan thật sự trở về nguyên gốc với những giá trị nhân văn tốt đẹp, nhiều ý kiến cho rằng, cần “trả lại” trò cướp phết cho người Hiền Quan…
Hội phết “vui ra phết”
Tại hội thảo khoa học về Lễ hội phết Hiền Quan mới đây, các nhà khoa học, nhà quản lý đã “mổ xẻ” Hội phết Hiền Quan từ nhiều khía cạnh. Theo đó, các nghiên cứu văn hoá - lịch sử chỉ ra rằng, Hội phết Hiền Quan nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tưởng nhớ nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng là Thiều Hoa công chúa. Gắn liền với lễ hội là trò cướp phết - đây là hoạt động đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hoá của cộng đồng cư dân bản địa.
Theo các cụ cao niên trong làng, hội phết đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi người dân làng Hiền Quan, trong đó trò cướp phết chính là hoạt động diễn lại sự kiện Thiều Hoa công chúa rèn luyện quân sĩ, chuẩn bị dẹp giặc Hán xâm lược. Trước ngày lễ hội (12 đến 13 tháng Giêng âm lịch hằng năm), dân làng náo nức chuẩn bị, nhà nhà nấu bánh chưng, mổ lợn còn to hơn Tết Nguyên đán. Đến ngày chính hội, mọi người có tục lệ đi thăm hỏi nhau rồi dự lễ hội kéo quân, cướp phết. Trong suốt hai ngày xuân, không khí hội hè trải khắp làng trên xóm dưới.
“Trò đánh phết là linh hồn của lễ hội, là giờ phút được chờ đợi nhất của hàng nghìn người. Khi chiếc lọng vàng rước cụ thủ phết từ từ tiến ra bãi phết giữa vòng tay rắn chắc của hàng chục trai làng cởi trần vạm vỡ và đội gậy phết hộ giá, trong tiếng trống bỏi khoan thai, xen lẫn tiếng hò reo vang dội của đám đông, không khí rất đặc trưng của hội phết”, TS. Bùi Phúc Khánh - nguyên Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Phú Thọ cho biết.
Còn theo GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, không phải ngẫu nhiên mà mỗi khi nói đến Lễ hội làng Hiền Quan, người ta đều gọi là “lễ hội phết”, “lễ hội cướp phết”, rồi trong tiếng Việt đã thành câu nói rất thông dụng “vui ra phết”, “hay ra phết”... Ông Ngọc đánh giá, Lễ hội phết là “một niềm tự hào bất tận”, là lễ hội đặc sắc tiêu biểu vào bậc nhất trong lịch sử - văn hóa dân tộc. Do vậy, thật dễ hiểu khi Lễ hội phết Hiền Quan dần dần trở thành một lễ hội lớn của vùng Đất Tổ và được sự quan tâm của đông đảo du khách cả trong và ngoài nước.
“Đây là lễ hội tái hiện lại trang sử vinh quang, hào hùng vào bậc nhất của dân tộc đã diễn ra cách ngày nay gần 2.000 năm. Lễ hội phết Hiền Quan cần phải được xếp vào hàng Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia và cần được bảo tồn và phát huy giá trị của nó theo đúng Luật Di sản”, ông Ngọc nhìn nhận.
Yếu tố ngoại sinh làm thay đổi di sản
Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, do có những thiếu sót trong khâu tổ chức mà hội phết Hiền Quan bị cắt đi phần cướp phết, điều này khiến cộng đồng người dân hụt hẫng, bức xúc. Thế nhưng, việc làm sao để tìm ra một giải pháp đưa hội phết trở lại một cách an toàn, văn minh lại đang khiến cho chính quyền cũng như ngành văn hóa tỉnh Phú Thọ lúng túng.
Đánh giá về thực trạng lễ hội, các diễn giả đều đồng tình cho rằng, quy mô người tham gia lễ hội hiện nay đã tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Trước kia, trò đánh phết được quy định nghiêm ngặt trên cơ sở lệ làng, người tham gia đánh phết đều là người làng. Mọi người đều ý thức được rằng, đây không chỉ là tích trò mang tính cạnh tranh mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết và tôn vinh những giá trị truyền thống. Vì vậy, yếu tố đối kháng và cọ xát của hai bên là tất yếu, nhưng bao giờ họ cũng biết nương nhau để tranh phết, chứ không vì quả phết mà đánh nhau. Ngày nay, tham gia lễ hội còn có cả dân tứ xứ, dẫn đến cảnh “tranh thì ít, cướp thì nhiều”, cướp phết quyết liệt không khoan nhượng. Trước kia, người dân cướp phết theo kiểu nghi lễ còn bây giờ cướp theo kiểu hỗn loạn, giành giật...
Đại diện cho Hội Di sản văn hóa tỉnh Phú Thọ, bà Lê Thoa cho biết, từ năm 2017, các cấp chính quyền ở địa phương đã xây dựng phương án tổ chức lễ hội theo cách “đánh phết” truyền thống; bố trí cả trăm người làm công tác bảo đảm an ninh, trật tự, nhưng việc tổ chức trò “đánh phết” vẫn chưa thực hiện được như mong muốn. Đỉnh điểm là vào Tết Kỷ Hợi 2019, chỉ sau ít phút khi quả phết đầu tiên được đưa ra bãi hội, hàng nghìn thanh, thiếu niên bên ngoài đã tràn vào sân để tranh cướp, gây ra sự hỗn loạn, khiến hội phết phải tạm dừng từ đó đến nay. Bà Thoa cho rằng, từ “đánh phết” xưa kia đến “cướp phết” bây giờ, khiến cho Hội phết Hiền Quan thay đổi về yếu tố di sản, dẫn đến các hành vi có tính bạo lực, phản cảm, làm ảnh hưởng tới giá trị di sản.
“Sự tác động của yếu tố ngoại sinh đã dẫn đến những hình ảnh phản cảm, bạo lực làm ảnh hưởng đến giá trị truyền thống, nhân văn tốt đẹp của lễ hội. Hội phết Hiền Quan không còn thuộc về những người trong làng xã, cũng không còn thuộc giá trị làng xã như trước nữa. Sự quá đà, biến tướng trong đánh phết ngày càng gia tăng, gây mất an ninh, trật tự”, bà Thoa nói.
Không để người “tâm thế xấu” tham gia lễ hội
Hơn 10 tham luận tại hội thảo đều khẳng định mong muốn Hội phết Hiền Quan được tổ chức trở lại. Nhiều giải pháp đã được đề cập, trong đó nhấn mạnh các phương án về an ninh trật tự, đảm bảo vai trò thực hành các nghi thức truyền thống của cộng đồng chủ thể lễ hội; đề cao vai trò, trách nhiệm của Ban Tổ chức và người tham gia lễ hội; xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng để đáp ứng được nhu cầu tổ chức lễ hội và hưởng thụ văn hóa của nhân dân…
PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc tổ chức lại Lễ hội phết xã Hiền Quan theo hình thức mới, bảo đảm các yêu cầu để đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương, tạo điều kiện để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương có ý nghĩa rất lớn. Ông Sơn khuyến cáo, để tổ chức Lễ hội phết một cách trật tự và đảm bảo tính truyền thống, cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản là tôn vinh truyền thống, đảm bảo an toàn cho người tham gia lễ hội, hạn chế bạo lực và bảo vệ tài sản công cộng…
Một số ý kiến cho rằng, để hạn chế những người tham gia đánh phết không phải là người địa phương, Ban Tổ chức lễ hội cần có quy định về đối tượng tham gia hội phết phải là người có hộ khẩu thường trú tại xã Hiền Quan. Những người tham gia cướp phết phải đăng ký với Ban tổ chức.
“Trả hội Hiền Quan cho người Hiền Quan, cần có không gian diễn trường của hội dành riêng cho dân làng, không thể để thanh niên các địa phương khác tham dự với tư tưởng cay cú, ăn thua, với một “tâm thế xấu” tham gia”, ông Phạm Bá Khiêm, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Phú Thọ đề xuất.
Trao đổi với Báo NB&CL, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết, trên cơ sở các ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý tại hội thảo này, địa phương sẽ có định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ tổ chức Lễ hội phết. Trước mắt, huyện sẽ giao cho chính quyền xã Hiền Quan xây dựng Đề án đổi mới cách thức tổ chức hội phết. “Đề án phải đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ hội phết đồng thời đảm bảo thực hành các nghi thức truyền thống và phát huy được giá trị của di sản. Dự kiến, Đề án sẽ được xem xét vào đầu tháng 1/2025, sau đó chúng tôi sẽ quyết định có tổ chức Lễ hội phết Xuân Ất Tỵ 2025 hay không”, ông Hùng cho hay.
(CLO) Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh” đã ngợi ca những chiến công hiển hách của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và tôn vinh những vị tướng tài danh của đội quân “bách chiến bách thắng”. Qua đó, thắp lên tình yêu lịch sử, niềm tự hào dân tộc cho nhiều bạn trẻ.
(CLO) Sáng 19/12, Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Triển lãm Quốc phòng quốc tế là hoạt động trọng điểm, tạo điểm nhấn mang ý nghĩa, tầm vóc quốc tế, được tổ chức đồng thời với các chương trình, sự kiện nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
(CLO) Tổng thư ký NATO cho biết, ưu tiên hàng đầu của liên minh là đảm bảo Ukraine ở vào vị thế mạnh nhất có thể trước khi tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào với Nga.
(CLO) Bà Begona Gomez, vợ của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, hôm thứ Tư đã bác bỏ các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực liên quan đến hoạt động kinh doanh giáo dục của mình trong lần đầu tiên ra tòa kể từ khi cuộc điều tra bắt đầu vào tháng Tư.
(CLO) Khu quản lý đường bộ IV, Cục Đường bộ (Bộ Giao thông vận tải) cho biết vừa có báo cáo làm rõ thông tin vụ xe ô tô 4 chỗ rơi xuống sông Đồng Nai, khiến nữ lái xe tử vong.
(CLO) Một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra ngoài khơi thành phố Mumbai, khi một tàu hải quân Ấn Độ va chạm với một phà chở hơn 100 hành khách, khiến ít nhất 13 người thiệt mạng. Các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang được tiếp tục, theo thông báo từ giới chức địa phương.
(CLO) Tuyến đèo Khánh Lê trên quốc lộ 27C đoạn qua huyện Khánh Vĩnh bị sạt lở đã được thông xe một làn sáng nay, nối cung đường từ Nha Trang lên Đà Lạt.
(CLO) Mayotte, lãnh thổ hải ngoại của Pháp, đang phải đối mặt với nguy cơ lan rộng của đói nghèo, bệnh tật và bất ổn sau khi cơn bão Chido tàn phá khu vực này vào cuối tuần qua. Trong khi đó, Mozambique và Malawi cũng báo cáo hàng chục người thiệt mạng do cơn "bão tử thần" này.
(CLO) Theo người dân chứng kiến ở hiện trường, một người đàn ông trong vụ cháy đã cố gắng thu hút sự chú ý bằng cách dùng đèn pin điện thoại soi xuống. Nhờ ánh sáng yếu ớt ấy, lực lượng chức năng đã phát hiện và sử dụng xe thang đưa người này ra ngoài an toàn.
(CLO) Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến mà du khách không thể bỏ qua trong ngày nghỉ Tết dương lịch 2025 sắp tới.
(CLO) Sáng 19/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đến kiểm tra hiện trường, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ cháy và thăm hỏi nạn nhân vụ cháy xảy ra vào đêm khuya ngày 18/12, tại ngôi nhà trên đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.
(CLO) Từ 1/1/2025, các quy định về việc tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông sẽ có nhiều thay đổi quan trọng theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an. Những quy định này nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên cả nước.
(CLO) Thị trường phim Việt cuối năm 2024 đang thực sự sôi động với sự xuất hiện bất ngờ của "Chị dâu". Bên cạnh đó, "Kính vạn hoa" được đánh giá là “ngựa ô” phòng vé, hứa hẹn sẽ “hâm nóng” rạp chiếu trước khi khép lại năm 2024 đầy biến động.
(CLO) Người dân và du khách sẽ được vào tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 miễn phí từ 9h ngày 21/12, thay vì 13h30 như lịch ban đầu, tại khu vực sân bay Gia Lâm, quận Long Biên, Hà Nội.
(CLO) Từ cuối tháng 11 tại các vườn trồng đào ở xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) lại hối hả vào vụ tuốt lá, chuẩn bị cho công đoạn nuôi mắt, cho đào ra nụ để sẵn sàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) “Đế Đô khảo cổ ký” là dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản, mở ra một mô hình khai thác bản quyền di sản để phát triển công nghiệp văn hóa.
(CLO) Tọa lạc tại số 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hội quán Quảng Đông, hay còn gọi là Việt Đông hội quán, không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa.
(CLO) Nhiều tác phẩm tham dự Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 mang hơi thở, nhịp sống đương đại, ca ngợi giá trị tinh hoa của vùng đất, con người và văn hóa Hà Nội với phong cách thể hiện sinh động.
(CLO) Tục “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” đêm giao thừa làng Gạo ở tỉnh Nam Định vừa được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(CLO) Mỗi dịp Giáng sinh về, hình ảnh cây thông Noel phủ đầy ánh đèn và trang trí đẹp mắt trở thành một phần không thể thiếu trong không gian của các gia đình, cửa hàng hay các khu vực công cộng. Tuy nhiên, ít ai biết nguồn gốc tại sao cây thông lại được trưng vào dịp lễ đặc biệt này.