Phụ thuộc nhiều vào hàng hóa Trung Quốc, Việt Nam xuất hiện thâm hụt thương mại

14/03/2021 13:26

(CLO) Trong tháng 2/2020, xuất khẩu hàng hóa giảm 4,2%, nhập khẩu tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020.

Sáng 14/3, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã cập nhật kinh tế Việt Nam trong tháng 2/2020.

Theo World Bank (WB), sự phục hồi kinh tế đang đi đúng hướng, khi sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng dương trong bối cảnh làn sóng Covid-19 lần thứ 3.

Kinh tế Việt Nam xuất hiện thâm hụt thương mại.

Kinh tế Việt Nam xuất hiện thâm hụt thương mại.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 2 vẫn tăng 0,3% so với tháng trước và 8,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu tiêu dùng cao hơn trong dịp Tết Nguyên đán.

Cá biệt, sau nhiều tháng giảm phát, giá cả trong nước đã tăng trở lại do kết thúc thời gian hỗ trợ giảm giá điện 10% và ảnh hưởng của nhu cầu trong nước tăng cao trong đợt Tết. Trong đó, giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã cao hơn 0,3% so với tháng trước và cao hơn 1,2% so với tháng 2/2020.

Tuy nhiên, trong tháng 2/2020, xuất khẩu hàng hóa giảm 4,2% trong khi nhập khẩu tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020.

Theo WB, các ngành xuất khẩu hàng dệt may, giày dép và điện thoại có xu hướng giảm. Trong khi đó, các ngành xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, máy móc, kim loại và sản phẩm kim loại, gỗ và đồ nội thất vẫn duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ.

WB cũng chỉ ra rằng, các ngành xuất khẩu hàng công nghệ cao, có vốn FDI có tỷ lệ suy giảm nhẹ, chỉ 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, các ngành xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước thì suy giảm tới 15,1%.

Mỹ, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại chính của Việt Nam. Trong khi xuất khẩu sang EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản giảm.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 2/2021 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, một nửa hàng nhập khẩu là điện thoại, máy tính, điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị.

Điều này cho thấy, nhiều ngành nghề kinh tế trong nước, nhất là ngành chế tạo, chế biến bị phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc.

Đại diện WB cho biết, mặc dù xuất hiện thâm hụt thương mại trong tháng 2/2021, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để kết luận, điều này có thể hiện một xu hướng mới trong cán cân thương mại hàng hóa hay không.

Lâm Vũ

    Nổi bật
        Mới nhất
        Phụ thuộc nhiều vào hàng hóa Trung Quốc, Việt Nam xuất hiện thâm hụt thương mại
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO