Phước Tân (Biên Hòa, Đồng Nai): Chưa thỏa thuận với dân đã thu hồi đất?
Hàng trăm hộ dân tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn thư phản ánh về việc chính quyền ban hành hàng loạt văn bản trái luật nhằm thu hồi đất của họ giao cho một doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh bất động sản.
(NB&CL) Hàng trăm hộ dân tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn thư phản ánh về việc chính quyền ban hành hàng loạt văn bản trái luật nhằm thu hồi đất của họ giao cho một doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh bất động sản.
Đơn phản ánh cho biết: Hưởng ứng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước, sau khi giải phóng Miền Nam, nhiều người dân ở các vùng miền đã đến vùng đất này từ lúc đang còn hoang sơ, để tháo gỡ bom, mìn, khai hoang phục hóa đất đai để xây dựng vùng kinh tếmới. Sau khi có Luật Đất đai năm 1993, chính quyền lần lượt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vàđăng ký hộ khẩu thường trú cho nhân dân đểhọcó cuộc sống ổn định và lâu dài.
Ngày 26/01/2015, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Văn bản số 674/UBND-ĐT đểthỏa thuận địa điểm cho Công ty ThếGiới- Nhàđầu tư dựán Khu dân cư theo quy hoạch tại xã Phước Tân, TP. Biên Hòa. Theo đó, ngày 24/11/2015, UBND TP Biên Hòa đã ra Thông báo thu hồi đất số 2030/TB-UBND, đồng thời ra Bản kế hoạch số 9137/KH-UBND về việc thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đểthực hiện dựán.
Nhiều người dân nói rằng: Vùng đất của họđang sinh sống được quy hoạch là khu dân cư, để nhân dân sinh sống ổn định. Nhưng chính quyền lại dựa vào quy hoạch khu dân cư để giao đất cho một doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh bất động sản.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoài các dựán được xác định vìlợi ích kinh tế- xã hội, vì mục đích công cộng, còn lại các dựán phải thực hiện theo cơ chếthỏa thuận với tất cả người dân có đất bị thu hồi. Nhànước không can thiệp bằng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất, mà doanh nghiệp phải thỏa thuận được tất cả người dân có đất mới được triển khai dự án. Việc áp dụng nguyên tắc tự thỏa thuận với người đang sử dụng đất thông qua hình thức thỏa thuận mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng giao dịch, công chứng theo quy định của Luật Đất đai, Luật Dân sựvàcác quy định khác của pháp luật.
Sau khi có Luật Đất đai năm 2013, tiếp xúc với báo chí, ông Hoàng Trung Hải (lúc bấy giờ là Phó Thủ tướng) đã khẳng định: “Người dân có đất bị thu hồi phục vụ lợi ích công cộng, dự án phát triển kinh tế - xã hội được bồi thường theo giá do UBND cấp tỉnh quy định, các trường hợp khác phải thực hiện theo giá thỏa thuận. Nếu doanh nghiệp cần đất để đầu tư dự án thuần túy vì mục tiêu lợi nhuận thì phải thỏa thuận giá với người có quyền sử dụng đất theo giao dịch dân sự, Nhà nước không can thiệp,trước khi định đầu tư vào đâu, doanh nghiệp phải lường trước tính toán hiệu quả đầu tư. Doanh nghiệp đã đầu tư thì phải tính trước, lường trước tất cả mọi khó khăn trong việc thu hồi đất. Cụ thể, khi đầu tư vào đâu, doanh nghiệp phải tìm hiểu xem sự đồng thuận của người dân để thuyết phục được tất cả người dân trong vùng định đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho mình. Việc chuẩn bị dự án đầu tư phải hoàn thiện mọi quy trình, thủ tục trước khi đặt viên gạch đầu tiên xây dựng dự án”.
Hiện nay, dự án tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) không những không được sự đồng thuận mà còn vấp phải sự phản ứng rất quyết liệt của người dân. Họ cho rằng, chỉ vì lợi ích của một doanh nghiệp mà quyền và ích hợp pháp của họ đã bị xâm phạm nghiêm trọng. Vì vậy, dựán nêu trên cần phải được xem xét lại, công khai và minh bạch.
BÌNH MINH