pv btv thanh thuy dai pt th ha noi chung toi da cung chung suc vi mot tinh yeu ha noi hinh 1

+ Tính đến mùa xuân Nhâm Dần này, Thùy đã gắn bó với nghiệp truyền hình được bao lâu rồi? Đài PT-TH Hà Nội có phải là “tình đầu” trong nghề báo của Thùy?

- Trước hết, xin được cảm ơn quý báo đã ưu ái để tôi được có mặt trên tờ báo của giới báo chí. Đúng là khi tôi còn ngây thơ, trong sáng, chưa kịp va vấp với cuộc sống thì đã gặp và yêu ngay “Anh Đài” rồi. Khi tôi còn chưa tốt nghiệp trường báo, thấy Đài có đợt tuyển nên tôi đã thử tham gia. Chỉ đơn giản vì thích, vì hâm mộ các cô chú Phát thanh viên. Nhưng thật may, thử thành thật. Tôi đã trúng tuyển và gắn bó với “tình đầu” của mình đến nay đã được 16 năm tròn, chưa từng lung lay.

+ Trong một status viết nhân kỷ niệm ngày thành lập Đài PT-TH Hà Nội, Thùy từng viết rằng “Vì tình yêu trong em sẽ mãi không bao giờ phai”. Điều gì đã nuôi dưỡng tình yêu với truyền hình trong Thùy đến ngày hôm nay, gắn bó với Truyền hình Hà Nội lâu đến thế, bởi tôi biết, nghề báo luôn rất nhiều vất vả, thách thức, và một người phụ nữ đẹp, thông minh như Thùy hẳn có nhiều sự lựa chọn?

- Có một việc, giản dị thôi, như việc uống trà của người Hà Nội – có người cho rằng thật là mất công, mất sức. Rằng, trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, sau đó đưa sang tay phải “du sơn lâm thủy”. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén trà lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng nhấp nhấp từng ngụm nhỏ nhẹ… Có như vậy mới cảm được cái thú vị, cái thơm ngon và tinh túy của trà. Tôi nói điều đó để muốn nói rằng, mọi điều quý giá trong cuộc sống này đều chỉ đến khi chúng ta bỏ công, bỏ sức, bỏ tâm huyết cho nó dù ít, dù nhiều.

Vẫn biết mỗi nghề có những đặc thù với thử thách riêng, nhưng bản thân tôi thấy những việc tôi đang làm chưa thấm vào đâu so với những câu chuyện tôi vừa chia sẻ. Có người hỏi tôi, thành công của một phóng viên văn hóa là gì? Tôi thấy là rất nhiều. Với riêng Người Tràng An – Người Hà Nội, đó là - sau rất nhiều năm chương trình lên sóng, vẫn có nhiều khán giả đúng đến 8h sáng Chủ nhật hàng tuần nhớ bật TV, kênh H1 Đài TH Hà Nội. Và mới đây được đổi sang khung giờ 15h30 Chủ nhật hàng tuần, khán giả cũng cập nhật được ngay. Đó còn là, qua những chương trình chúng tôi sản xuất, nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của Hà Nội ngàn năm văn hiến được hiển hiện đều đặn và nhắc nhớ mọi người giữa cuộc sống sôi động và gấp gáp này, để mỗi người nhìn nhận lại bản thân mình, để sống và ứng xử xứng đáng là công dân Thủ đô. Chẳng hạn, khi chúng tôi đến thăm và ghi lại việc làm tốt của bà con 1 khu dân cư biến bãi rác thành vườn hoa, thì chỉ 1 tháng sau, bà con điện thoại lại báo rằng: “Từ hôm xem trên tivi là nhân dân khu phố phấn khởi lắm, hôm nào cháu về đây chơi nhé, thêm hẳn 2 đoạn đường hoa nữa rồi, sạch sẽ đẹp đẽ lắm cháu ạ!”. Rồi hôm “phỏng vấn dạo” trên Bờ Hồ về chủ đề Hút thuốc lá nơi công cộng, 1 bác cao tuổi nói rằng: “Bác không dám nhắc đâu, thấy người ngồi cạnh thì mình ra ngồi chỗ khác. Tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Thế nhưng sau đó vài phút, khi mà chúng tôi dừng máy quay, thì bác ấy lập tức sang ghế đá bên cạnh nhắc anh thanh niên bỏ hút thuốc lá đi, đừng hút thuốc lá nơi công cộng… Cứ thế, mưa dầm thấm lâu, bền bỉ, kiên trì từ mỗi cá nhân, từ mỗi việc dù nhỏ thôi, thành phố của chúng ta sẽ đẹp và văn minh hơn nữa. Tôi nghĩ niềm vui của phóng viên văn hóa có lẽ đơn giản như vậy thôi. Dù những bằng khen, giải thưởng báo chí của Bộ Thông tin- Truyền thông, của Thành phố cũng khiến chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục theo đuổi những điều giản dị ấy.

Tôi đã dành cho Đài, cho nghề “Tình yêu trong em sẽ mãi không bao giờ phai” – có lẽ cũng bởi vì, tôi không thể lựa chọn khác, hơn thế!

pv btv thanh thuy dai pt th ha noi chung toi da cung chung suc vi mot tinh yeu ha noi hinh 2

+ Trong các chương trình của Đài PT-TH Hà Nội, tôi đặc biệt ấn tượng với Chương trình “Người Tràng An - Người Hà Nội”. Mỗi tuần một kỳ, chương trình hấp dẫn khán giả bởi những câu chuyện rất dung dị nhưng cuốn hút bởi mang đậm tính đời thường, thiết thực và gắn chặt với dòng chảy cuộc sống. Thùy có thể chia sẻ thêm về Chương trình rất Hà Nội này?

- Đài PT-TH Hà Nội có nhiều chương trình đậm hương vị Hà Nội mà khán giả có thể gọi tên như: Hà Nội của chúng ta, Tôi yêu Hà Nội, Hà Nội đẹp và chưa đẹp, và Người Tràng An - Người Hà Nội cũng là một trong số đó. Mỗi chương trình là một câu chuyện văn hóa gắn liền với cuộc sống của người dân Hà Nội; là nét hào hoa, thanh lịch của Người Tràng An xưa, và vẻ đẹp văn minh, hiện đại hôm nay. Khi theo dõi chương trình, khán giả sẽ luôn bắt gặp mình trong đó thông qua câu chuyện của các vị khách mời đặc biệt. Đó có thể là Giáo sư Nguyễn Lân Dũng với “Chữ hiếu trong cuộc sống hiện đại”; nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung với những “Món ăn thanh đạm ngày xuân của người Hà Nội xưa và nay”; rồi nghệ sĩ Hồng Kỳ với nết ăn, nết mặc và thú chơi tao nhã của người Hà Nội; hay những vấn đề thời sự như: Đừng lơ là với COVID cùng với các chuyên gia y tế; rồi việc Biếu quà Tết hiện nay – cùng với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng… Thông qua góc nhìn của những vị khách mời, khán giả được nhìn ngắm, được ngẫm nghĩ, và rồi cảm nhận về Hà Nội của hôm qua, hôm nay và tương lai theo nhiều góc, nhiều chiều, để từ đó mỗi người sẽ chọn cho mình cách yêu và cách thể hiện trách nhiệm với Thủ đô theo cách riêng.

Ngay từ những khâu đầu tiên chọn đề tài, lên ý tưởng cho chương trình, chúng tôi đều luôn tự nhủ rằng, mình làm chương trình cho ai, để làm gì? Làm thế nào để tạo ra sự khác biệt, làm thế nào để giữa hàng ngàn chương trình chuyên đề văn hóa, khán giả vẫn nhớ về cái tên Người Tràng An – Người Hà Nội, đó là một câu hỏi vô cùng khó, là áp lực và thậm chí sẽ ngày càng áp lực, bởi mỗi thành viên trong ekip, đặc biệt là lãnh đạo Đài, lãnh đạo Ban luôn đặt tiêu chí nâng cao chất lượng chương trình lên hàng đầu. Chưa kể, việc thể hiện một chương trình truyền hình mang dấu ấn riêng là rất cần thiết, thậm chí nó thể hiện bản sắc của một Đài truyền hình.

pv btv thanh thuy dai pt th ha noi chung toi da cung chung suc vi mot tinh yeu ha noi hinh 3

+ Với tên gọi “Người Tràng An- Người Hà Nội”, tâm điểm hướng tới của chương trình không chỉ là những câu chuyện về văn hóa ứng xử, văn hóa, cốt cách người Tràng An xưa mà còn là sự tiếp nối của Người Hà Nội hôm nay. Họ là những nhân vật sống đóng góp quan trọng trong Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Thùy đã phát hiện ra nhân vật của mình như thế nào? Thùy có thể chia sẻ vài câu chuyện đáng nhớ?

- Đúng là phải dùng từ cơ duyên. Những nhân vật trong chương trình Người Tràng An – Người Hà Nội đều là những “bông hoa đẹp” bởi những việc làm tốt của họ với mọi người xung quanh, với cộng đồng, xã hội. Thế nhưng gặp được họ, và thuyết phục để các anh chị cô bác ấy nhận lời tham gia chương trình lại là việc không hề dễ dàng bởi họ luôn coi việc của mình làm là hiển nhiên, là lẽ thường tình. Tuy nhiên, phóng viên văn hóa là những người được gọi là chuyên lọ mọ. Chúng tôi thường xuyên xuống tận từng khu dân cư, làng bản, từng ngóc ngách, ngõ phố để xem đời sống văn hóa của bà con ra sao? Việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử của thành phố như thế nào? Nơi đâu có cách làm hay, sáng tạo, để lan tỏa đến những khu dân cư, làng xóm khác. Đó chính là lúc chúng tôi tìm được những nhân vật của mình. Như câu chuyện về bác Nguyễn Viết Vân - người chiến sĩ cả trong thời chiến và thời bình. Bác hàng tuần đều dành thời gian sinh hoạt với các thành viên CLB 93 là những người nghiện, sau cai nghiện giúp họ tái hòa nhập cộng đồng. Có chi tiết mà những người trong cuộc như bác không kể ra trên truyền hình, nhưng tôi thì nhớ mãi. Đó là huyện bác Vân trao đổi với vợ mình rằng bác mong muốn bán chiếc xe máy duy nhất trong nhà để ủng hộ cho 1 thành viên mới hoàn lương – mua 1 cái máy ép nước mía – kiếm thu nhập làm lại cuộc đời. Khi nghe đề xuất từ chồng, bác gái đã không một chút đắn đo, ủng hộ chồng mình ngay. Với tôi, đó không chỉ là niềm vui, mà nó là bài học cho bản thân mình, bây giờ và chắc chắn mãi sau này nữa, bài học về tình người trong cuộc sống này. Và đó là động lực cho tôi tiếp tục bám trụ với nghề.

Không chỉ riêng tôi, mà tất cả từ Ban Giám đốc cho đến các Phóng viên, Biên tập viên, Cán bộ nhân viên Đài PT – TH Hà Nội, tất cả đều nỗ lực để được chuyển động cùng Hà Nội, để mang đến quý khán thính giả những hơi thở thời đại của một Thủ đô ngàn năm văn hiến. Có những điều đã làm được, có những điều tôi biết, còn chưa thể như mong đợi, nhưng tất cả chúng tôi đã cùng chung sức, vì một tình yêu Hà Nội.

pv btv thanh thuy dai pt th ha noi chung toi da cung chung suc vi mot tinh yeu ha noi hinh 4

+ Một mùa xuân mới đang gõ cửa mỗi nhà. Tết của một nữ nhà báo truyền hình như Thùy sẽ là cái Tết như thế nào?

- Tôi đã từng có những cái Tết tưng bừng trong những điệu nhảy của đồng bào Dao ở Ba Vì, đã từng hoài niệm với Tết xưa ở khu phố cổ Hà Nội, cũng trải nghiệm và chia sẻ với cái Tết của bà con ở những khu cách li tập trung tại bệnh viện hay đơn vị quân đội… Nhưng Tết năm nay, có lẽ khác biệt hơn. Tôi sẽ không đi xa và đi nhiều nơi nữa mà tập trung vào việc chọn nội dung và đề tài cho chương trình, để không chỉ phản ánh không khí Tết sum vầy hạnh phúc của nhân dân Thủ đô, mà còn truyền đi thông điệp về một cái Tết an toàn, Tết trách nhiệm, để Tết sau không còn COVID. Người Tràng An – Người Hà Nội cũng như nhân dân Việt Nam, chắc chắn sẽ đồng lòng để sớm đánh bay COVID.

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn Quý Báo đã lắng nghe câu chuyện của tôi – một Phóng viên – Biên tập viên yêu Hà Nội. Xin kính chúc Quý Báo sẽ có một năm mới Vạn sự hanh thông và tiếp tục nhận được nhiều sự tin yêu của độc giả!

+ Cám ơn Thùy, chúc Thùy và gia đình một năm mới hạnh phúc, bình an!

pv btv thanh thuy dai pt th ha noi chung toi da cung chung suc vi mot tinh yeu ha noi hinh 5

Tin khác

Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.

Nâng cao kỹ năng viết bài về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên

Nâng cao kỹ năng viết bài về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên

(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.

Báo Nhà báo & Công luận tổ chức 'Về nguồn và Trao thẻ hội viên' tại Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Báo Nhà báo & Công luận tổ chức "Về nguồn và Trao thẻ hội viên" tại Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá cho phóng viên

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá cho phóng viên

(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.

Quảng Bình trao Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh lần thứ VI

Quảng Bình trao Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh lần thứ VI

(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải. 

Chúng tôi mong muốn góp phần đưa chính sách nhân văn thực sự đi vào cuộc sống…

Chúng tôi mong muốn góp phần đưa chính sách nhân văn thực sự đi vào cuộc sống…

(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.