Quá khó khăn, Triều Tiên tăng cường thu gom, tái chế “đồng nát”

Thứ sáu, 18/06/2021 13:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với việc đóng cửa biên giới chống đại dịch dẫn đến hạn chế nhập khẩu hàng hóa, điển hình là hàng nhựa của Trung Quốc, truyền thông nhà nước Triều Tiên đã tập trung lớn vào việc thu gom tái chế và xây dựng một nền kinh tế tự chủ hơn.

Cuộc cách mạng tái chế

Công nhân nhà máy Triều Tiên vận chuyển rác thải nhựa. (Nguồn: KRT/Reuters Photo).

Công nhân nhà máy Triều Tiên vận chuyển rác thải nhựa. (Nguồn: KRT/Reuters Photo).

Theo Reuters, quy mô của đợt tái chế chưa được công bố và một số chuyên gia nghi ngờ về hiệu quả lâu dài của nỗ lực này. Tuy nhiên, đã có một chính sách liên quan rõ ràng, với trọng tâm là tái chế hiện đang lan rộng hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày tại Triều Tiên.

Theo các cơ quan truyền thông nhà nước là KRT và KCNA, các tổ chức bắt buộc phải tái chế vật liệu bị loại bỏ và không sử dụng, bao gồm nhựa, vải, giấy, thủy tinh, kim loại phế liệu, cao su, dầu đã qua sử dụng và chất thải công nghiệp.

Theo đó, người dân có thể giao rác thải có thể tái chế như chai rỗng tại các trung tâm tái chế hoặc cửa hàng trao đổi của nhà nước. Có 70 cửa hàng trao đổi ở thủ đô Bình Nhưỡng, nơi mọi người có thể nhận lại hàng tiêu dùng như sổ tay hoặc giày dép khi họ đưa rác có thể tái chế của họ.

"Triều Tiên đang trải qua một cuộc cách mạng tái chế", Martyn Williams, nhà phân tích của dự án 38 North có trụ sở tại Mỹ, chuyên gia quan sát Triều Tiên cho biết trong một báo cáo đầu tuần này.

Các chai nhựa được thu thập tại Cục Quản lý Thông tin Di động Bình Nhưỡng, trong hình ảnh tĩnh này được trích từ một đoạn video do KRT phát hành, ngày 3 tháng 5 năm 2021. (Nguồn: KRT/Reuters Photo).

Các chai nhựa được thu thập tại Cục Quản lý Thông tin Di động Bình Nhưỡng, trong hình ảnh tĩnh này được trích từ một đoạn video do KRT phát hành, ngày 3 tháng 5 năm 2021. (Nguồn: KRT/Reuters Photo).

Trong khi các yếu tố bảo vệ môi trường cũng được lấy ra làm nguyên nhân cho hành động này, các nhà phân tích cho biết việc tái chế được thúc đẩy nhiều hơn bởi lời kêu gọi của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nhằm phát triển khả năng tự cung tự cấp để cải thiện một nền kinh tế đang chịu tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân và đóng cửa biên giới nghiêm ngặt để ngăn chặn Covid-19.

Truyền thông nhà nước ngày càng ca ngợi thành tích tái chế tại các nhà máy trên các bản tin thời sự, và đã sản xuất nhiều chương trình truyền hình tuyên truyền cổ vũ khuyến khích người dân nước này tham gia tái chế.

Vào tháng 5 vừa qua, kênh truyền hình nhà nước KRT đã phát sóng một bộ phim ngắn có tên "Kho báu tôi tìm thấy", mô tả một công nhân nhà máy ban đầu càu nhàu về việc vợ anh ta thu gom rác thải nhựa, nhưng sau đó anh đã thay đổi suy nghĩ và cảm động khi nhận ra rằng anh ta có thể sử dụng vật liệu tái chế để làm một hàng rào tại nơi làm việc của mình.

Chính phủ kiểm soát mọi thứ, kể cả rác?

Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, thương mại của Triều Tiên với Trung Quốc đã giảm hơn 80% vào năm ngoái, sau khi Bình Nhưỡng đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Truyền thông nhà nước cho biết, các trung tâm tái chế của Bình Nhưỡng đã sản xuất khoảng 70.000 viên gạch xây dựng, 8.000 tấn phân bón và hàng trăm kg nhôm từ rác thải đô thị, bao gồm cả các thùng than, mặc dù dữ liệu chi tiết về tổng lượng hàng hóa tái chế vẫn chưa được công bố.

"Chúng ta cần đánh cược số phận của mình khi tái chế. Đây là cách để tồn tại", một công nhân nhà máy sản xuất đồ nhựa ở Triều Tiên cho biết trong một chương trình phát sóng trên truyền hình nhà nước.

Triều Tiên dường như đang tiến hành tái chế các mặt hàng khá cơ bản, vì rác thải điện tử công nghệ cao có rất ít để tái chế. Theo thời gian, chất lượng của các sản phẩm tái chế sẽ xấu đi trừ khi các nguồn tài nguyên mới được giới thiệu, Hong Su-yoel, nhà sinh thái học và trưởng nhóm nghiên cứu tại Resource Recycling Consulting ở Seoul cho biết.

Cho Chung-hui, một chuyên gia kinh tế đã đào tẩu sang Hàn Quốc năm 2011, cho biết một số cư dân đã phải vật lộn để đáp ứng hạn ngạch do Chính phủ bắt buộc đối với các vật liệu có thể tái chế như đồng.

"Học sinh thậm chí cắt dây điện ở nơi công cộng và giao cho nhà nước, điều này đã gây ra các vấn đề xã hội và sự trừng phạt của công chúng. Cư dân phàn nàn về việc Chính phủ cố gắng kiểm soát mọi thứ, thậm chí là cả rác: "Làm sao chúng ta có thể tái chế rác thải, khi chúng ta thậm chí không có rác thải?", ông nói, trích dẫn các nguồn tin ở Triều Tiên.

Sơn Tùng

Tin khác

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô