Quan điểm của giới tinh hoa Bắc Kinh về Tổng thống tiếp theo của Mỹ

Thứ sáu, 10/07/2020 15:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc muốn ai làm tổng thống tiếp theo của nước Mỹ? Đó là một câu hỏi khó mà không có câu trả lời nào thực sự thỏa đáng.

Trung Quốc muốn thấy Trump hay Biden đắc cử?

Mỹ, Trung khó có thể là bạn. Ảnh: Hanna Barcyzk/Economist

Mỹ, Trung khó có thể là bạn. Ảnh: Hanna Barcyzk/Economist

Trong giới tinh hoa ở Bắc Kinh, cả Tổng thống Donald Trump và đối thủ của ông, cựu phó tổng thống Joe Biden, đều được nhắc đến với sự hoài nghi và khinh miệt.

Khá bất thường là cả hai ứng cử viên đều là nhân vật nổi tiếng ở Trung Quốc. Mỗi người đã có nhiều thời gian tiếp xúc với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Obama, khi ông Tập Cận Bình, người kế nhiệm hiển nhiên vị trí lãnh đạo Trung Quốc, còn giữ cấp bậc chính thức là Phó Chủ tịch nước thì người có cùng chức vụ tương đương với ông - ngài Biden, đã được giao nhiệm vụ đánh giá khả năng của ông Tập.

Đến thăm Trung Quốc vào năm 2011, ông Biden đã hoan nghênh các cuộc họp của Trung Quốc ở nhiều quốc gia khác nhau và tinh thần “tôn trọng lẫn nhau” của quốc gia này.

Ông Trump đi xa hơn và gọi ông Tập Cận Bình là “người bạn rất, rất tốt” của mình. Rất ít giới chức Bắc Kinh bị các động thái này đánh lừa.

Ông Trump và ông Biden có thể cùng có khả năng đối thoại (và chỉ đối thoại) để theo đuổi một thỏa thuận với Trung Quốc.

Nhưng thế giới quan đặt an ninh lên trên hết của ông Tập không có chỗ cho tình hữu nghị ngoại quốc viển vông, huống chi là với những người Mỹ ba hoa.

Thái độ coi thường của Trung Quốc kết hợp tính chất chính trị với tính cá nhân.

Trong các ngôi biệt thự vô danh, phòng ăn riêng và nơi ẩn náu của các học giả, khi thích hợp, những người Trung Quốc có quan hệ với giới quyền lực đôi khi đưa ra ý kiến cho người nước ngoài, ông Trump được gọi là kẻ thiếu hiểu biết, thất thường và phiền phức, nhưng không phải là người vô dụng.

Ông được ca ngợi vì sự thờ ơ thấy rõ đối với hệ tư tưởng. Ông được khen ngợi vì thái độ miễn cưỡng trong việc lên án sự áp đặt của Trung Quốc ở những nơi như Tân Cương.

Những người quen thuộc với suy nghĩ của các tướng tá Trung Quốc cùng đồng tình khẳng định rằng ông Trump không thích các hoạt động quân sự ở nước ngoài.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ban đầu đã ngộ nhận ông Trump là một ông trùm tư bản thực dụng, một kiểu mà họ đã gặp trước đây.

Bây giờ ông được gọi là một kẻ tự yêu bản thân chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, bắt đầu với chiến dịch tái bầu cử.

Thái độ hoài nghi đó cho Trung Quốc biết cách đáp trả cuộc chiến thương mại do ông Trump khởi xướng, vốn có sự hỗ trợ dù thận trọng từ cả hai đảng ở lưỡng viện và một số doanh nghiệp vận động hành lang Mỹ.

Nhiều doanh nhân Mỹ đã gạt bỏ các nỗi lo lắng về chiến thuật của ông Trump. Họ vui mừng khi thấy ông gây sức ép lên Trung Quốc về các quy tắc thị trường bất công và các chính sách công nghiệp, vốn hỗ trợ các công ty đứng đầu địa phương bằng việc gây tổn hại cho các công ty nước ngoài.

Khi phát hiện rằng ông Trump quan tâm đến tiền của Trung Quốc hơn là làm cho Trung Quốc thay đổi hướng đi, giới chức Bắc Kinh đã chấp nhận một thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” được ký kết xoay quanh việc mua hàng hóa của Mỹ.

Trung Quốc vẫn giữ thỏa thuận đó, các công ty Nhà nước vẫn mua các lô hàng đậu nành và các hàng hóa khác ngay cả khi hai chính phủ gay gắt chỉ trích nhau về cách xử lý dịch Covid-19 và những vấn đề khác.

Trung Quốc vẫn chưa thực hiện lời đe doạ liệt tên các công ty Mỹ vào danh sách “những thực thể không đáng tin cậy” chỉ chờ để bị trừng phạt, ngay cả sau khi chính quyền Trump tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, vì áp dụng luật an ninh quốc gia ở Hong Kong.

Những người ủng hộ ông Trump chắc chắn sẽ xem sự thận trọng của Trung Quốc là thể hiện sự kính trọng đối với thái độ cứng rắn sẵn sàng áp dụng thuế quan của Tổng thống họ.

Trung Quốc đang câu giờ

Việc làm hài lòng ông Trump đã thành công tạm hoãn các yêu cầu từ hai đảng của Mỹ về cải cách cơ cấu. Mặc dù vậy, điều đó cũng không làm cho giới tinh hoa Trung Quốc bớt căng thẳng.

Họ lo sợ ông Trump đã “bị bắt cóc” bởi những người thực sự thuộc phái "Diều hâu” Trung Quốc có ý thức hệ xung quanh ông.

Về phần ông Biden, tại Bắc Kinh, ông được gọi là thành viên của tổ chức cầm quyền trước đây vốn xem sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với Trung Quốc là sự ổn định, không phải mối nguy.

Ông Biden là một nhân vật có sức ảnh hưởng trong các chiến dịch thời ông Obama nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, có ít nỗi luyến tiếc một cách đáng kinh ngạc cho những ngày đó.

Một số người kêu ca rằng sự gắn kết như trên dựa vào niềm tin sai lầm của Mỹ, rằng Trung Quốc sẽ hướng về cùng quan điểm chính trị với phương Tây khi nước này trở nên giàu có hơn.

Những người khác nhớ lại cách các chính trị gia Mỹ khoe khoang rằng các nền dân chủ có lợi thế sáng tạo mà Trung Quốc sẽ luôn thiếu.

Quan hệ Mỹ-Trung đối mặt với một thời điểm quan trọng. Ảnh: gulfnews

Quan hệ Mỹ-Trung đối mặt với một thời điểm quan trọng. Ảnh: gulfnews

Đó chắc chắn là câu nói yêu thích của ông Biden, vì vào năm 2013, ông đã nói với các sinh viên Trung Quốc chờ xin visa tại đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh rằng, “sự đổi mới chỉ có thể xảy ra ở nơi các bạn có thể hít thở tự do”.

Quan điểm ở Trung Quốc là các nhà khoa học và công ty công nghệ giỏi nhất của họ đang bận rộn bác bỏ những lời ba hoa như thế, qua đó đẩy nước Mỹ vào một cuộc khủng hoảng niềm tin và cơn cuồng loạn chống Trung Quốc.

Giống như hai đảng ở Washington đã thống nhất ý kiến xung quanh cảnh báo về sự trỗi dậy của Trung Quốc, một sự đồng thuận từ giới tinh hoa đã xuất hiện ở Bắc Kinh.

Đặc biệt là trong mùa hè đại dịch và các cuộc biểu tình đường phố này, nước Mỹ được gọi là một quốc gia đang suy tàn: một quốc gia giàu có quá chia rẽ, ích kỷ và phân biệt chủng tộc nên không thể giữ an toàn cho công dân của mình.

Giới chức Trung Quốc coi ông Trump là một triệu chứng và là tác nhân của sự suy tàn đó.

Truyền thông Trung Quốc từ lâu đã tránh tấn công trực tiếp vào ông Trump. Nhưng không phải lúc này.

Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, trong tháng này đã đưa tin rằng cư dân mạng Trung Quốc chế giễu gọi ông với cái tên phiên âm sang tiếng Trung Quốc là Jianguo Chuan, hay “Jianguo Chuan xây dựng đất nước (Trung Quốc)”.

Trò đùa của họ cho rằng ông Trump là điệp viên hai mang có nhiệm vụ phá hoại nước Mỹ để làm Trung Quốc trở nên mạnh mẽ, nó xúi giục các dòng chữ như “Đồng chí Chuan Jianguo à, đừng thổi bay vỏ bọc của mình chứ!”.

Trum hay Biden hay bất cứ ai, Trung Quốc đều không mong muốn trở thành bạn

Liệu Trung Quốc có muốn ông Trump tái đắc cử? Ở điểm này, giới tinh hoa Bắc Kinh chưa có ý kiến thống nhất.

Về cơ bản, các cuộc tranh luận của họ đưa ra hai câu hỏi: liệu sự suy tàn của Mỹ là không thể phục hồi được, và liệu tốc độ của nó có thuận tiện cho Trung Quốc ngay lúc này không?

Trong giới an ninh quốc gia, nhiều người nhìn thấy lợi thế của 4 năm hỗn loạn nữa, với việc ông Trump làm suy yếu nền dân chủ nước nhà, xua đuổi các đồng minh ở châu Á và hơn thế nữa.

Ngược lại, giới tinh hoa quan tâm đến nền kinh tế lo ngại sự sụp đổ quá sớm của một trật tự thương mại toàn cầu vốn đã cực kì có lợi cho Trung Quốc.

Điều đó thúc đẩy một số người mong muốn ông Biden đắc cử.

Những người như vậy nghĩ ông Biden là một người ôn hòa, có thể làm chậm quá trình phân ly kinh tế (decoupling), qua đó cho Trung Quốc thời gian để đa dạng hóa và trở nên tự chủ hơn.

Vẫn còn một phe khác cho rằng chính phủ tiếp theo của Mỹ, dù thuộc bất kỳ đảng phái nào, sẽ có đầy các quan chức quyết tâm kiềm hãm Trung Quốc, nhưng nhóm của ông Biden sẽ có năng lực làm điều này hơn, và do đó nguy hiểm hơn.

Nhiều người hoài nghi ông Biden ở Trung Quốc cảnh báo việc đảng Dân chủ đã bắt đầu có thói quen khiển trách ông Trump vì đã mềm mỏng trước các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.

Tất cả các phe đều có chung một tâm trạng phòng thủ. Dù bất cứ ai trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ, Trung Quốc đều mong muốn trở thành bạn.

Mai Bùi

Tin khác

Hành trình đánh mất hình ảnh và danh tiếng của 'gã khổng lồ' Boeing

Hành trình đánh mất hình ảnh và danh tiếng của 'gã khổng lồ' Boeing

(CLO) Boeing từng nổi tiếng về độ an toàn và chất lượng không gì sánh bằng, là gã khổng lồ về kinh tế và là tấm gương sáng về sức mạnh công nghiệp của Mỹ. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao Haiti chìm trong bạo lực băng đảng?

Vì sao Haiti chìm trong bạo lực băng đảng?

(CLO) Những ngày qua, Haiti rơi vào cuộc khủng khoảng tồi tệ khi các băng đảng kiểm soát nhiều vùng của đất nước, cướp bóc, bắn giết và đe dọa lật đổ thủ tướng Ariel Henry - người đang mắc kẹt ở nước ngoài.

Tiêu điểm Quốc tế
Bom dẫn đường mới của Nga gây thiệt hại nặng nề cho Ukraine trên chiến tuyến

Bom dẫn đường mới của Nga gây thiệt hại nặng nề cho Ukraine trên chiến tuyến

(CLO) Nga đã biến một loại vũ khí cơ bản thời Liên Xô thành một loại bom mang sức công phá lớn đến mức có thể tạo ra một miệng hố rộng 15 mét nhằm tiêu diệt hệ thống phòng thủ của Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao các nữ sinh liên tiếp bị bắt cóc ở miền bắc Nigeria?

Tại sao các nữ sinh liên tiếp bị bắt cóc ở miền bắc Nigeria?

(CLO) Sự kiện các tay súng bắt cóc 287 học sinh tiểu học ở tây bắc Nigeria hôm 7/3 chỉ là vụ mới nhất trong một loạt các vụ việc tương tự tại quốc gia châu Phi này trong 1 thập kỷ qua.

Tiêu điểm Quốc tế
Tròn 10 năm MH370 mất tích, cơ hội tìm thấy chiếc máy bay xấu số vẫn còn?

Tròn 10 năm MH370 mất tích, cơ hội tìm thấy chiếc máy bay xấu số vẫn còn?

(CLO) Đã 10 năm kể từ khi chuyến bay chở khách MH370 của Malaysia Airlines biến mất vào ngày 8/3/2014, cho đến nay nó vẫn là một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất trên toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế