Quận Gò Vấp - TPHCM: Dân tự đào đường nước gây ngổn ngang cả khu phố

18/06/2015 09:50

Khu vực Ấp Doi, phường 15, quận Gò Vấp có diện tích 43ha, hiện có trên 500 trăm hộ dân sinh sống. Ấp Doi là vùng đất trước đây nằm trong diện khu quy hoạch! Do vậy, nơi đây chưa có mạng lưới cấp nước. Trong nhiều năm qua, người dân tại đây phải sử dụng nguồn nước ngầm vô cùng ô nhiễm….

(congluan.vn) - Khu vực Ấp Doi, phường 15, quận Gò Vấp có diện tích 43ha, hiện có trên 500 trăm hộ dân sinh sống. Ấp Doi là vùng đất trước đây nằm trong diện khu quy hoạch! Do vậy, nơi đây chưa có mạng lưới cấp nước. Trong nhiều năm qua, người dân tại đây phải sử dụng nguồn nước ngầm vô cùng ô nhiễm….

Thực hiện Nghị quyết 38/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc 100% hộ dân được sử dụng nước sạch. Ngày 24/11/2014, Công ty Cấp nước Trung An (CT) lắp đặt 02 điểm lấy nước tập trung (đồng hồ tổng). Trước mắt cung cấp nước cho khoảng 500 hộ dân, đa phần dân lao động nghèo.

[caption id="attachment_21099" align="aligncenter" width="1089"]Dân tự đào ống nước khiến cả khu phố như bãi chiến trường Dân tự đào ống nước khiến cả khu phố như bãi chiến trường[/caption]

Trong những ngày vừa qua, người dân hai tổ dân phố 58, 62 đang tiến hành lắp đặt đường ống cấp nước. Người dân rất mừng khi nước sạch sẽ đến với gia đình họ. Tuy nhiên họ không khỏi băn khoăn khi triển khai công việc này hoàn toàn không phải do CT trực tiếp đảm nhận mà do Ban điều hành khu phố 8 đứng ra vận động dân đóng góp kinh phí và tự thi công, tự quản trong quá trình hoàn chỉnh đường ống và sử dụng nước.

Nhận được phản ánh của nhiều hộ dân, PV chúng tôi trực tiếp đến UBND phường 15 tìm hiểu sự việc. Ngày 8/6/2015, làm việc với PV, ông Hoàng Việt, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết hiện nay UBND phường mới nhận được Tờ trình, Bảng chiết tính chi phí đầu tư, Sơ đồ đường ống… của khu phố cũng như đơn xin cấp nước của trên 40 hộ dân. Nếu thấy hợp lý thì quyết định cho triển khai.

Vì sao chưa ý kiến gì của chính quyền mà đường đã được thực hiện đào mương, thả đường ống? Ông Việt thản nhiên cho biết : “Chắc là do người dân bức xúc nên tự ý đào, thả ống nước

Chiều cùng ngày, làm việc với PV, ông Võ Khánh Toàn, Phó Giám đốc CT.Trung An cho biết : “nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của dân, thực hiện chủ trương của UBND thành ph, liên quan đến việc cấp nước cho 2 tổ dân phố 58. 62, khu phố 8, CT đã tiến hành khảo sát, đánh giá, ghi nhận hiện trạng. Sau đó, CT đã trao đổi thông tin cho phía chính quyền địa phương. Nội dung làm việc CT đã đưa ra 3 phương án để người dân có quyền lựa chọn. Trong đó có phương án “nhà nước và nhân dân cùng làm”, CT sẽ gắn đồng hồ miễn phí. Đường ống chính, các nhánh nước vào từng hộ, người dân phải chịu kinh phí. Với phương án này thì tất cả các hộ dân đều được hưởng lợi, giá thành người dân dễ chấp nhận, công trình đảm bảo kỹ thuật, chất lương cung cấp nước cho dân an toàn. Dân tự làm thì CT không chịu bất kỳ trách nhiệm gì

Qua tìm hiểu, được biết Ban điều hành khu phố (BĐH) tổ chức họp dân, vận động bà con đóng tiền để xây dựng công trình nước sạch, đây là sự tự nguyện, hộ nào không tham gia, chờ nhà nước thì 5 năm nữa chưa chắc đã có! Ngoài ra BĐH không đưa ra các phương án nào để dân chọn lựa mà hầu như là áp đặt!

Trong khi đó, trao đổi với PV thì Ban điều hành khẳng định phương án tự làm này do người dân chọn và CT chỉ làm phần việc cung cấp đồng hồ tổng!

[caption id="attachment_21100" align="aligncenter" width="959"]Để “ khóa sổ” những thắc mắc của PV,  ông Trần Minh Sang Trưởng khu  phố 8  khẳng định : “ dân chọn phương án tự làm tự chịu rủi ro..” Để “ khóa sổ” những thắc mắc của PV, ông Trần Minh Sang Trưởng khu
phố 8 khẳng định : “ dân chọn phương án tự làm tự chịu rủi ro..”[/caption]

Chiều ngày 9/6/2015, BĐH triệu tập dân 2 tổ 58, 62 họp đột xuất. Nội dung thông qua QĐ thành lập Ban Vận động và Ban Giám sát công trình cấp nước cũng như làm “ổn thỏa” đối với ý kiến nào chưa đồng tình cách làm của BĐH. Buổi họp có sự tham gia của Chủ tịch UBMT TQ phường. Tiện thể, UBND phường đã thông báo và mời PV đến dự.

Trong cuộc họp, BĐH cho biết người dân chủ động đứng ra lắp đặt hệ thống cấp nước PV đã nêu nhiều câu hỏi như vì sao UBND phường chưa có ý kiến về công trình cấp nước, người dân tự đứng ra đào mương đặt ống mà BĐH đã cho tiến hành? Vì sao 1 trong 3 phương án do công ty Trung An đưa ra có lợi cho dân mà BĐH không đưa ra bàn bạc với dân? Tổng kinh phí cho công trình cấp nước được dự trù là bao nhiêu? Thắc mắc này không được BĐH trả lời. Thay vào đó, một số cá nhân đứng ra “bao thầu” công trình đã tỏ ra quá khích, thậm chí là tức tối khi PV nêu vấn đề.

Ông Vũ Xuân Hùng, Tổ trưởng dân phòng thay vì trả lời thì hung hăng như muốn trấn áp số dân không đồng tình : “Ở đây có ai thắc mắc gì thì phát biểu? Ai muốn Trung An vào cấp nước thì cứ gọi Trung An. Ai không đồng ý thì đưa tay.” Tuy nhiên, không đợi xem có bao nhiêu cánh tay giơ lên, ông liền kết luận luôn: “ 100% dân đồng tình , ủng hộ….ghi vào biên bản đi”!

Với thái độ quan liêu, vị này quay sang gay gắt PV: “Hiện nay tình hình an ninh khu vực Ấp Doi rất phức tạp, cả 3 tháng nay chúng tôi rất vất vả. Tôi nói với báo chí là đừng gây thêm tình hình bất ổn, rắc rối” .

Để “ khóa sổ” những thắc mắc của PV, ông Trần Minh Sang - Trưởng khu phố 8 khẳng định : “dân chọn phương án tự làm tự chịu rủi ro..”

Điều đáng lưu ý là trong khi PV đang đặt câu hỏi để làm rõ các thắc mắc của người dân thì ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó Ban vận động phát ngôn với lời lẽ thô lỗ, xỉ vã: “yêu cầu đừng đem báo về đây! Tất cả đã muộn rồi”! Đồng thời hăm dọa “vặn cổ” PV.

Việc quản lý các công trình liên quan đến đời sống, sức khỏe người dân, chính quyền địa phương cần sát sao, chặt chẽ. Không thể để tình trạng thi công tùy tiện. Trong khi UBND phường chưa có ý kiến mà một nhóm người đã tự ý đào đường thả ống! Không thể nói là do nôn nóng có nước sạch mà phải chăng có điều gì đó thiếu tính chính danh, minh bạch. Một số người lợi dụng kẻ hở này thao túng công trình, gây khó thêm cho những người có thu nhập thấp!

Qua vụ việc này cho thấy UBND phường đã thả nổi cho một nhóm người lợi dụng vào nhu cầu bức thiết có nước sạch của người dân để trục lợi trên sự nghèo khổ, khó khăn của dân.

Làm việc với báo chí, ông Việt - Phó Chủ tịch UBND phường 15 cố tình không cung cấp bản chiết tính đầu tư. Qua so sánh về kết quả thẩm tra ghi nhận về chiều dài cần gắn đặt ống nước chính thì số liệu phía người dân tự quản do cán bộ địa chính phường đo đạc là trên 1000m trong khi đó theo số liệu của CT thì 530m. Như vậy phần chênh lệch này nói lên điều gì?

Hiện tại, công trình cấp nước “ dân tự làm” được thực hiện theo kiến thức phổ thông đào mương, thả ống. Vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm khi công trình sử dụng kém hiệu quả ngay từ việc thiết kế thiếu khoa học đến việc lắp đặt thiết bị không đúng quy chuẩn…

Đúng lý, dự án cấp thoát nước phải được thực hiện theo bản vẽ thiết kế được cấp thẩm quyền phê duyệt, phải phù hợp và đồng bộ với các công trình công cộng song song……

Việc này không chỉ đơn thuần “dân tự làm tự chịu rủi ro..” bởi lẽ, đa số người dân đều mong muốn công trình phải được thiết kế khoa học, lắp đặt đúng quy trình, đảm bảo sử dụng lâu dài, chất lượng nước sạch được an toàn.

Và, làm thế nào để tạo được công bằng trong dân, ai cũng có khả năng đóng góp để được hưởng nước sạch. Đó chính là tâm tư, nguyện vọng mong muốn của mỗi một người dân nơi đây .

Nhóm PVPL

    Nổi bật
        Mới nhất
        Quận Gò Vấp - TPHCM: Dân tự đào đường nước gây ngổn ngang cả khu phố
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO