Quản lý nhóm ‘big tech’: Bài toán khó không bao giờ có lời giải

Chủ nhật, 25/10/2020 08:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những vụ kiện chống độc quyền diễn ra gần đây, như Bộ tư pháp Hoa Kỳ kiện ‘gã khổng lồ’ Google vừa qua cho thấy, các quốc gia đang tìm cách để quản lý nhóm ‘big tech’ - nhóm công ty công nghệ khổng lồ - hiệu quả hơn, nhưng đây chưa bao giờ là một bài toán dễ.

Tham vọng quản lý nhóm 'big tech'

Quản lý nhóm ‘big tech’: Một bài toán khó. Ảnh: Eyevine/Economist

Quản lý nhóm ‘big tech’: Một bài toán khó. Ảnh: Eyevine/Economist

Vừa qua, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã đệ đơn kiện Google, với cáo buộc lạm dụng độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Đây là trường hợp chống độc quyền lớn đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ kể từ khi DOJ ra tay với Microsoft vào năm 1998.

William Barr, Bộ trưởng Bộ tư pháp Hoa Kỳ, được dự đoán sẽ phô trương điều này như một bằng chứng rằng chính quyền Trump không bị khuất phục bởi “Big tech”, nhóm những công ty công nghệ khổng lồ.

Tuy nhiên, dường như đó chỉ là động thái chính trị, vụ kiện sẽ không phải là cuộc tàn sát đối với Google. Không nhiều ban tham gia vào vụ kiện này. Mảng kinh doanh quảng cáo rộng hơn của công ty có lẽ sẽ không bị nhắm đến.

Nếu lấy việc xét xử Microsoft là một bài học, thử thách này sẽ kéo dài trong nhiều năm và gây mất tập trung cho Google. Nhưng nó có khả năng sẽ kết thúc trong một cuộc dàn xếp đáng quên - ngay cả dưới thời của tổng thống Joe Biden.

Tuy nhiên, có khả năng các quy định về công nghệ kéo theo nhiều hậu quả hơn đang sôi sục ở những nơi khác. Nhiều nhà hoạch định chính sách cho rằng các vụ kiện chống độc quyền được đệ trình sau khi thực tế không phù hợp với mục đích tại các thị trường công nghệ chuyển dịch nhanh.

Họ đang thúc đẩy các quy tắc giống như trong các ngành khác, ràng buộc các nền tảng trực tuyến ngay từ đầu. Vào ngày 6 tháng 10, một ủy ban của Quốc hội đã công bố một báo cáo dài 449 trang về cách Hoa Kỳ nên cập nhật luật cạnh tranh của mình.

Vài ngày trước đó, một danh sách dài các quy tắc đã được đưa vào Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số của Liên minh châu Âu, một gói quy định đầy tham vọng được trông chờ vào đầu tháng 12, đã bị rò rỉ.

Liệu những nỗ lực này có thành công hơn những biện pháp cạnh tranh kiểu truyền thống?

Bắt đầu với báo cáo, kết quả của một cuộc điều tra kéo dài 16 tháng của Hạ viện, được dẫn đầu bởi David Cicilline, một đảng viên Đảng Dân Chủ. Bất chấp chính trị phân cực của Mỹ, phần lớn chuẩn đoán đều nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng.

Báo cáo “miêu tả chính xác cách mà Apple, Amazon, Google và Facebook đã sử dụng quyền lực độc quyền của họ để hoạt động như những người canh giữ thị trường”, nhận xét này được viết bởi Ken Buck, đồng quan điểm với nhiều thành viên trong Đảng Cộng hòa tại Hạ viện.

Bài toàn chưa có lời giải cho các nhà làm luật

Quản lý ‘big tech’ sẽ là câu hỏi không có hồi kết. Ảnh: marketwatch

Quản lý ‘big tech’ sẽ là câu hỏi không có hồi kết. Ảnh: marketwatch

Có thể dự đoán được rằng hai đảng không đồng quan điểm trong cách xử lý vấn đề này. Đảng Dân chủ muốn nhóm các công ty “big tech” tách ngành kinh doanh chính của họ ra khỏi các hoạt động khác.

Ví dụ, Amazon không còn có thể bán các sản phẩm mang thương hiệu của chính mình trên thị trường của họ, nơi mà họ bị cáo buộc là tự ưu tiên cho các sản phẩm của mình, bao gồm cả vị trí tốt hơn trong các kết quả tìm kiếm.

Đảng Cộng hòa bác bỏ các biện pháp như trên do tính chất can thiệp quá cao và đề xuất điều xuất điều chỉnh luật chống độc quyền hiện hành.

Amazon phản đối những phát hiện của bản báo cáo. Amazon nói: “Việc cho rằng thành công chỉ có thể là kết quả của hành vi hạn chế cạnh tranh là sai lầm”.

Apple, Facebook và Alphabet, công ty mẹ của Google, đã đưa ra các văn bản tuyên bố có hiệu lực tương tự.

Tuy nhiên, để bất kỳ điều gì có ý nghĩa được thông qua tại Quốc hội, vào tháng tới, Đảng Dân chủ không những phải giành được chiếc ghế tổng thống, mà viển vông hơn, họ còn phải giành được phần lớn ghế tại Thượng nghị viện, điều cho phép họ thông qua đạo luật táo bạo ngay cả khi một số đảng viên kiểm duyệt không tham gia.

Dù đã cố gắng nhưng không đạt được nhiều thành công, để thay đổi hành vi của những gã khổng lồ công nghệ bằng các cuộc thăm dò và tiền phạt chống độc quyền, EU đang có ý tưởng lớn là ngăn cấm “những người giám sát thị trường” có thanh thế lớn tham gia vào “những hành vi không công bằng”.

Bài báo bị rò rỉ đã liệt kê ra 30 hành vi như vậy, từ các nền tảng có ý thiên vị cho các dịch vụ của riêng họ cho đến việc họ từ chối làm việc với các nền tảng cạnh tranh. Nếu tất cả các đề xuất của EU được ban hành, “những người giám sát thị trường” sẽ đi đến kết cục phải chịu một “sự ràng buộc” hợp pháp.

Các đề xuất trên có thể làm suy yếu “các hiệu ứng theo mạng” – là các lực đẩy trên thị trường trực tuyến cho phép các công ty lớn trở nên lớn mạnh hơn.

Chẳng hạn, các ứng dụng tin nhắn thống trị như WhatsApp của Facebook có thể bị buộc phải chấp nhận tin nhắn từ các ứng dụng nhỏ hơn. Các nền tảng có thể buộc phải chia sẻ dữ liệu với các đối thủ, loại bỏ rào cản gia nhập ngành đối với những doanh nghiệp mới.

Như mọi khi, “những chuyện tồi tệ nằm trong những chi tiết nhỏ” – mà Ủy ban Châu Âu, cơ quan điều hành của EU hiện đang phải vật lộn với điều đó.

Chính xác thì điều gì được coi là “người giám sát”? Số lượng người dùng và doanh thu là các yếu tố quan trọng. Nhưng còn những tài sản dữ liệu khó đo lường hơn thì sao? Các nền tảng nên chia sẻ các dữ liệu nào?

Khả năng tương tác giữa các ứng dụng nhắn tin sẽ được hoan nghênh theo một số cách – vì các nhà cung cấp dịch vụ di động phải chấp nhận các cuộc gọi từ các mạng đối thủ.

Nhưng điều này có thể gây hại cho sự cạnh tranh giữa các phương pháp mã hóa, khi mà nó yêu cầu các ứng dụng tương tác sẽ cần phải hài hòa với nhau. Việc đặt ra quy tắc cứng nhắc như vậy có thể khiến các nền tảng lớn không thể đổi mới.

Các viên chức của cơ quan điều hành Cộng đồng Châu Âu đã nhìn thấy chính mình trong điều được gọi là “tình thế tiến thoái lưỡng nan của cơ quan quản lý”, được Mark Shmulik của Bernstein – một công ty nghiên cứu diễn giải là: đưa ra các quy tắc mạnh tay để tránh những hậu quả không mong muốn.

Câu trả lời mà ủy ban dành cho các chuyên gia của chính họ, và có lẽ cho một cơ quan mới, đó là tùy vào từng trường hợp để quyết định những hành động nào gây tác động hạn chế cạnh tranh. Các công ty phải chứng minh được rằng họ không có những hành động đó.

Việc đưa ra các quy tắc hiệu quả sẽ mất nhiều thời gian – có thể tốn không ít thời gian hơn các vụ kiện chống độc quyền. Nhưng sẽ có một sự khác thường trong lịch sử nếu công ty công nghệ không được quản lý chặt chẽ, giống như các ngành mang tính hệ thống quan trọng khác như ngân hàng và thực phẩm đã bị đưa vào vòng kiểm soát trước đây.

Công chúng dường như đã sẵn sàng: 72% người Mỹ trưởng thành cho rằng các công ty truyền thông xã hội có quá nhiều quyền lực chính trị, theo một cuộc thăm dò của Pew.

Các công ty công nghệ nhỏ hơn cũng vậy, họ đều đang theo đuổi mục đích của riêng họ. Epic, công ty sản xuất ra “Fortnite”, một trò chơi điện tử ăn khách, đã kiện Apple vì lý do chống độc quyền.

“Cuộc thập tự chinh” của Oracle chống lại Google do cáo buộc vi phạm bản quyền mà Tòa án tối cao đã đồng ý xét xử vào ngày 7 tháng 10, cũng mang ý nghĩa chống độc quyền.

Thái độ thù địch đối với ngành công nghệ có thể đang giảm, và khẩu hiệu khuyến khích công nghệ đã bắt đầu được truyền đi.

Mai Bùi

Tin khác

UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

(CLO) Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang chật vật phục hồi sau khi lượng mưa lớn nhất từng được ghi nhận đổ bộ vào quốc gia sa mạc này.

Thế giới 24h
Truyền thông Iran nói Israel đã tấn công, UAV xuất hiện trên bầu trời Isfahan

Truyền thông Iran nói Israel đã tấn công, UAV xuất hiện trên bầu trời Isfahan

(CLO) Truyền thông Iran đưa tin hôm 19/4 rằng lực lượng nước này đã phá hủy máy bay không người lái (UAV) trên bầu trời thành phố Isfahan, vài ngày sau khi Iran không kích trả đũa vào Israel.

Thế giới 24h
Argentina muốn trở thành đồng minh của NATO

Argentina muốn trở thành đồng minh của NATO

(CLO) Argentina hôm thứ Năm đã chính thức yêu cầu gia nhập NATO với tư cách là đối tác toàn cầu, trong bối cảnh chính quyền cánh hữu của Tổng thống Argentina Javier Milei muốn cường quan hệ với các cường quốc phương Tây và thu hút đầu tư.

Thế giới 24h
Thiếu niên bị buộc tội khủng bố trong vụ đâm dao giám mục Sydney

Thiếu niên bị buộc tội khủng bố trong vụ đâm dao giám mục Sydney

(CLO) Một thiếu niên 16 tuổi đã bị buộc tội khủng bố với cáo buộc đâm một giám mục nhà thờ Assyrian ở Sydney trong một buổi lễ, theo cảnh sát Úc cho biết vào thứ Sáu (19/4).

Thế giới 24h
Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

(CLO) Hôm nay (19/4), người dân Ấn Độ bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lớn nhất thế giới để chọn ra nhà lãnh đạo của đất nước. Thủ tướng Narendra Modi được đánh giá sẽ tái đắc cử nhờ thành công và danh tiếng trong 2 nhiệm kỳ vừa qua.

Thế giới 24h