Quán triệt rõ 5 quan điểm chỉ đạo về đổi mới lập pháp

Thứ ba, 31/08/2021 18:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý việc xây dựng Luật Cảnh sát Cơ động phải bảo đảm bảo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, đúng Hiến pháp, pháp luật, sát thực tiễn nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện với khả năng của nền kinh tế, của đất nước.

Ngày 31/8/2021, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Cảnh sát cơ động. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đến dự và chỉ đạo phiên họp.

quan triet ro 5 quan diemchi dao ve doi moi lap phap hinh 1

Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Quán triệt rõ 5 quan điểm chỉ đạo về đổi mới lập pháp

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội - Thượng tướng Trần Quang Phương bày tỏ đồng tình với sự cần thiết nâng từ Pháp lệnh lên thành Luật Cảnh sát Cơ động (cả về cơ sở về chính trị, pháp lý) để thể chế hóa quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013, thống nhất với hệ thống pháp luật có liên quan, vừa tạo cơ sở pháp lý cho lực lượng này thực hiện các nhiệm vụ của mình theo Đề án đã được Chính phủ ban hành nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng Cảnh sát Cơ động đến năm 2025 và tâm nhìn đến 2030.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng gợi mở những vấn đề cần lưu tâm trong phạm vi dự án Luật này, trong đó có việc cụ thể hóa Hiến pháp về hạn chế quyền công dân trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, những bất cập sau thời gian thực hiện Pháp lệnh Cảnh sát Cơ động không chỉ đối với chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật mà kể cả trong tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần quán triệt rõ 5 quan điểm chỉ đạo về đổi mới lập pháp: Thứ nhất là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thể chế kịp thời đường lối chủ trương và vì mục tiêu, vì con người theo phương châm là nhân dân, nhân đạo, nhân văn, quyền con người được pháp luật bảo đảm.

Thứ hai là tạo lập một cái hành lang pháp lý để điều chỉnh tất cả các hành vi của con người đồng bộ.

Thứ ba là tạo đột phá, chuyển từ cái tư duy quản lý sang tư duy kiến tạo và phát triển. Có nghĩa là không phải thấy cái gì nó bất hợp lý là cấm thấy gì, quản không được là cấm.

Thứ tư là xây dựng dự án Luật phải bảo đảm dân chủ, thực chất và sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào tham gia xây dựng luật.

Thứ năm là tôn trọng luật pháp quốc tế, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các thỏa thuận quốc tế mà chúng ta tham gia ký kết.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhắc lại yêu cầu, đây là một trong 7 luật đầu tiên được cho ý kiến của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, cho nên Luật Cảnh sát cơ động phải đạt độ mẫu mực về quy trình, đạt được sức sống của luật chứ không phải luật khung luật ống. Những gì đã rõ, đã chín thì quy đinh, chưa rõ thì chỉ đạo thí điểm rồi mới đưa vào luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, giải trình tất cả các ý kiến phát biểu, trong đó cần nêu rõ sự cần thiết nâng Pháp lệnh thành Luật cho thuyết phục.

quan triet ro 5 quan diemchi dao ve doi moi lap phap hinh 2

Quang cảnh phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Xây dựng Luật trên tinh thần vì nước, vì dân

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng đề nghị Ban soạn thảo làm rõ đánh giá tác động của dự án luật đến kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước, vấn đề bình đẳng giới, trong đó dự báo được trước chế độ đặc thù của CSCĐ phải phù hợp với Nghị quyết 27/2018 của Bộ Chính trị về thực hiện bảng lương mới từ 01/7/2022.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị rà soát lại hồ sơ dự án Luật để bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột trong thực thi nhiệm vụ các lực lượng.

“Phạm vi hoạt động Cảnh sát cơ động không được trùng với các lực lượng khác. Hai là trường hợp nào sử dụng cảnh sát cơ động? Bởi vì nó là đặc biệt, mà đặc biệt không thể lúc nào cũng dùng. Chúng ta xây dựng lực lượng này là thiện chiến nhất, đặc biệt nhất, đặc nhiệm nhất để khi các lực lượng khác và các biện pháp khác của ngành Công an không đủ sức răn đe và khống chế để đưa lại sự ổn định, TTATXH thì mới dùng đến lực lượng này, đấy mới là bản chất của lực lượng này, chúng ta phải thiết kế theo cách đó. Cho nên, đề nghị các đồng chí rà soát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền, phạm vi hoạt động, trường hợp sử dụng và cái gọi là cấp bách huy động. Vậy cấp bách là gì? Cấp bách như thế nào? Huy động ở đây không chỉ là phương tiện mà huy động cả nguồn lực có nghĩa cả nhân lực, vật lực và tài lực để giải quyết tình hình trong tình trạng cấp bách”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cùng với đó, Thượng tướng Trần Quang Phương cũng đề nghị cần rà soát quy định về hộ thống tổ chức, quan hệ công tác, cơ chế phối hợp, chủ trì để phù hợp với các quy định của các luật có liên quan. Trên tinh thần vì nước, vì dân, không phải việc “của anh, của tôi”, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý việc xây dựng Luật Cảnh sát Cơ động phải bảo đảm bảo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, đúng Hiến pháp, pháp luật, sát thực tiễn nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện với khả năng của nền kinh tế, của đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, bước đầu, hồ sơ dự án Luật đã đáp ứng được một số yêu cầu theo quy định của Luật ban hành, vi phạm quy phạm pháp luật. Nếu tiếp thu ý kiến các đại biểu phát biểu; rà soát, bổ sung và giải trình nghiêm túc, hợp lý, có thể trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức