Quảng Ninh: Điều tra, nghiêm trị đối tượng thu gom phao nhựa, vật tư không phải của mình

Chủ nhật, 15/09/2024 14:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bão số 3 đã để lại cho nhân dân tỉnh Quảng Ninh những tổn thất hết sức nặng nề, nhất là đối với người dân khu vực nuôi trồng hải sản. Hầu như tất cả tài sản như: phao nhựa, giây hàu, lưới nuôi cá... bị bão đánh tan tành, trôi dạt khắp nơi, nhiều ngư dân trắng tay, hoàn cảnh bi thương.

Người nuôi biển trắng tay sau bão

Bà Thủy ở thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn cho biết, ngay sau khi bão tan, đi thuyền ra biển, tất cả chúng tôi đều ngỡ ngàng, không thể tin vào mắt mình vì toàn bộ bè mảng nuôi hải sải đồ sộ của mấy chục hộ dân đều đã không cánh mà bay, mặt biển chỉ còn lại sóng nước bạc bẽo; chúng tôi đã trắng tay.

quang ninh dieu tra nghiem tri doi tuong thu gom phao nhua vat tu khong phai cua minh hinh 1

Sau bão số 3 hầu như toàn bộ bè mảng nuôi trồng của các hộ dân bị đánh tan, trôi dạt trên biển, người dân ngậm ngùi tổ chức thu gom lại những gì còn sót lại.

Cùng tâm trạng như bà Thủy, ông Nguyễn văn Chính trú tại xã Hạ Long (Vân Đồn) cho biết thêm: gia đình ông thả nhiều giây hàu và 4 bè cá, tổng giá trị đầu tư khoảng gần 2 tỷ đồng, sắp đến kỳ thu hoạch giờ mất hết; trong số đó, trên 30% là vốn vay ngân hàng, đã đến kỳ đáo hạn, chúng tôi không biết lấy gì để trả nợ.

Với 7 năm trong nghề nuôi hàu đại dương, ông Nguyễn Văn Chống trú tại xã hạ Long đã tập trung toàn bộ vốn liếng và vay thêm ngân hàng đầu tư thả 14 giàn hàu (mỗi giàn 21 giây) trên vùng biển phía trước chùa Cái Bầu với tổng giá trị trên 8 tỷ đồng (trong đó, 70% vốn vay).

quang ninh dieu tra nghiem tri doi tuong thu gom phao nhua vat tu khong phai cua minh hinh 2

Cá song nuôi trong lồng bè ngoài biển, sắp đến kỳ thu hoạch, bị bão đánh trầy vẩy, ngư dân thu lại được sau bão.

Đến thời điểm hiện tại, một số giàn hàu đã đến kỳ thu hoạch, có thể cho thu nhập 3 tỷ đồng, để trả lãi ngân hàng và tái sản xuất. Vào mùa thu hoạch có hàng chục lao động thời vụ làm việc, tàu bè ra vào mua bán tấp nập..., bây giờ thì chỉ còn là mặt biển trống trơn, nghĩ mà xót xa - ông Chống phân trần.

Trước đó, người dân nuôi biển đã trải qua những thời kỳ rất khó khăn, bắt đầu là dịch Covid-19, hàu, cá nuôi ra không bán được, nhiều hộ dân không cầm cự nổi. Tiếp đến là chiến dịch chuyển đổi từ phao xốp sang phao nhựa HDPE để bảo đảm môi trường, mỗi ngư dân phải bỏ ra từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Vừa mới đầu tư xong thì bão số 3 ập đến – khó khăn chồng lên khó khăn.

Thu hồi vật tư nuôi biển – thật giả lẫn lộn

Sau cơn bão, các lồng bè nuôi cá, giàn nuôi hàu, thuyền bè phục vụ nuôi biển của người dân ngoài khơi bị đánh tan tành, trôi dạt vào bờ biển, vách núi; một số rất ít còn lưu lại tại điểm nuôi trồng. Trong số đó, có một số phao nhựa HDPE, giây nuôi hàu, lưới lồng bè nuôi cá... còn có giá trị, có thể thu hổi để tái sử dụng hoặc bán trên thị trường.

quang ninh dieu tra nghiem tri doi tuong thu gom phao nhua vat tu khong phai cua minh hinh 3

Người dân tự tổ chức đi thu gom phao nhựa trôi nổi trên biển.

quang ninh dieu tra nghiem tri doi tuong thu gom phao nhua vat tu khong phai cua minh hinh 4

Người dân ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn thực hiện đóng bè để hạ thủy chứa vật tư, phao nhựa nuôi biển thu được sau bão.

Sau cơ bão, các hộ dân có bè mảng nuôi trồng bị sóng đánh trôi dạt đã tự tổ chức đi thu hồi nhằm vớt vát lại những gì còn sót lại để tái đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, theo phản ảnh của người dân thì đã có một số đối tượng không làm nghề nuôi biển nhưng đã trà trộn vào người dân, cũng tổ chức đi thu gom, nhặt nhạnh, tranh giành tài sản như kiểu “hôi của”, thật giả lần lộn, người dân bức xúc.

Một số đối tượng dùng tàu sắt lớn thu gom số lượng lớn phao, giây, lưới ở nhiều khu vực trên biển; số đối tượng khác thì ngăn cản việc thu nhặt của người dân, họ tự nhận đó là số vật tư của họ bị bão cuốn trôi. Ở các vụng bè, tài sản của người dân còn sót lại sau bão còn bị một số đối tượng đột nhập, trộm cắp công khai gây mất an ninh trật tự và hoang mang dư luận.

quang ninh dieu tra nghiem tri doi tuong thu gom phao nhua vat tu khong phai cua minh hinh 5

Một số người thu gom được số lượng phao nhựa lớn, vận chuyển lên xe tải đem đi bảo quản.

Quá bức xúc trước sự việc, một người dân ở Vân Đồn kể với PV: Họ ngang nhiên chạy tàu vào giữa bãi nuôi hàu của tôi để “hôi của”, họ lấy đi tất cả những gì còn sót lại sau bão. Chúng tôi đã chống lại và đã xảy ra xô xát, giằng co quyết liệt nhưng cuối cùng vẫn không giữ lại được tài sản của mình. Tôi định báo công an, nhưng không có sóng viễn thông nên chỉ biết ngậm ngùi chịu đựng.

Cần nghiêm trị đối tượng hôi của, trộm cắp vật tư nuôi biển

Để làm rõ phản ánh của người dân, phóng viên đã trao đổi với lãnh đạo huyện Vân Đồn và được biết, UBND huyện cũng đã nhận được phản ánh của người dân và đã giao cơ quan Công an điều tra làm rõ. Nếu phát hiện có người không nuôi trồng hải sản mà tổ chức đi thu nhặt vật tư không phải của mình hay lợi dụng trộm cắp, hôi tài sản của ngư dân thì huyện sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật.

quang ninh dieu tra nghiem tri doi tuong thu gom phao nhua vat tu khong phai cua minh hinh 6

Lưới dùng trong nuôi cá lồng bè cũng được một số người thu gom số lượng lớn đem lên bờ.

Tuy nhiên do tài sản mất mát là phao nhựa, giây, lưới... (đều là những vật dụng giống nhau, không có tên), khó có thể xác định chủ sở. Giải pháp tốt nhất, mong bà con đoàn kết, thống nhất cùng nhau thu gom và phân chia theo tỷ lệ nuôi. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện đối tượng khả nghi, hãy báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

quang ninh dieu tra nghiem tri doi tuong thu gom phao nhua vat tu khong phai cua minh hinh 7

Tàu của người dân đi thu gom phao nhựa trôi nổi trên mặt biển đem lên bờ

Ý kiến của một số người dân thị trấn Cái Rồng mong muốn được các cấp chính quyền hỗ trợ thành lập tổ tự quản để quản lý, thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, đề nghị cơ quan chức năng tiến hành rà soát các cơ sở bày bán và lưu trữ phao nhựa HDPE, vật tư nuôi biển đã qua sử dụng, nhất là đối với những địa điểm lưu trữ số lượng lớn, từ đó truy xuất nguồn gốc tài sản, làm rõ trắng đen, trả lại công bằng cho người dân.

Nguyễn Quân

Bình Luận

Tin khác

Liên tiếp xảy ra dông lốc, làm tốc mái nhiều nhà dân ở Hà Tĩnh

Liên tiếp xảy ra dông lốc, làm tốc mái nhiều nhà dân ở Hà Tĩnh

(CLO) Tại các vùng ven biển huyện Cẩm Xuyên và huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã gây thiệt hại nặng nề nhiều nhà dân và làm đổ gãy nhiều cây xanh.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 19/9: Trung Bộ có mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 19/9: Trung Bộ có mưa rất to

(CLO) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, ngày 19/9, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa to đến rất to. Từ ngày 19/9 đến chiều tối ngày 20/9, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa vừa, mưa to và rải rác có dông.

Đời sống
Miền Trung mưa lớn cả ngày mai, lo ngại xảy ra lụt tương tự năm 2020

Miền Trung mưa lớn cả ngày mai, lo ngại xảy ra lụt tương tự năm 2020

(CLO) Dự báo, ở khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ sẽ có mưa lớn diễn ra từ nay đến hết ngày 19/9. Lo ngại mưa lớn sẽ diễn ra trận lụt tương tự trận lụt năm 2020.

Đời sống
Thái Bình chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thái Bình chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

(CLO) Ngày 18/9, UBND tỉnh Thái Bình có công điện gửi Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Đời sống
Thái Bình: Gần 7.000 hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở

Thái Bình: Gần 7.000 hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở

(CLO) Ngày 18/9, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức cuộc họp nghe và cho ý kiến về đề án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025; đề cương trưng bày và các nội dung có liên quan đến dự án Bảo tàng tỉnh Thái Bình; tiến độ và một số nội dung dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tại khu trung tâm y tế tỉnh.

Đời sống