Tăng cường nội lực- Phát triển bền vững

Quảng Ninh: Kiên định và nỗ lực thực hiện thành công Chiến lược "tăng trưởng xanh"

Thứ sáu, 03/01/2020 02:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong nhiều năm qua, Quảng Ninh là một trong số ít địa phương được đánh giá là sớm nhận diện được đúng lợi thế của mình, có triết lý phát triển, triển khai nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo để có bước tiến nhanh, vững chắc trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trong số đó, việc tiên phong và kiên định với mục tiêu phát triển xanh đã giúp Quảng Ninh đã và đang tạo thế cạnh tranh rất lớn đối với các địa phương khác trong cả nước, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách và các nhà đầu tư.

Từ tầm nhìn chiến lược mạnh bạo

Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc, “kinh tế xanh” là nền kinh tế có mức phát thải thấp, lấy mục tiêu môi trường làm mục tiêu hàng đầu, giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Những lợi ích lâu dài mà mô hình “kinh tế xanh” mang lại là hoàn toàn khác biệt so với mô hình “kinh tế nâu” - nền kinh tế khai thác và sử dụng nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên gây tổn hại môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu toàn cầu và đe dọa cuộc sống con người. 

Quảng Ninh là một trong số không nhiều những địa phương trong cả nước sớm nhận ra tính ưu việt nổi trội của “kinh tế xanh” đồng thời nhận thức rõ về những bất cập, tác động tiêu cực của “kinh tế nâu”. Điều này đặc biệt có ý nghĩa nếu soi chiếu vào đặc điểm cũng như thực tế phát triển của tỉnh ven biển vùng Đông Bắc này. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh đóng vai trò là một trong những đầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội, sở hữu rất nhiều tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh song Quảng Ninh cũng phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn, thách thức lớn như: Tăng trưởng chưa bền vững, chủ yếu dựa vào tài nguyên hữu hạn; việc khai thác than, phát triển công nghiệp nặng với phát triển du lịch, dịch vụ trên cùng một địa bàn; giữa phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh với giải quyết vấn đề môi trường sống; giữa phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao... Để giải quyết những mâu thuẫn, thách thức này, việc đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh phát triển “kinh tế xanh” là giải pháp tối ưu đồng thời cũng là yêu cầu cấp bách để Quảng Ninh phát triển bền vững trong tương lai.

anh1

Tầm nhìn chiến lược của Quảng Ninh là tạo bước phát triển đột phá, trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020, địa phương đi đầu trong cả nước đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tạo nền tảng vững chắc để Quảng Ninh phát triển nhảy vọt, toàn diện sau năm 2020.

Ba đột phá chiến lược để phát triển xanh

Từ tầm nhìn ấy, chủ trương ấy,  Quảng Ninh bắt đầu việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh” từ năm 2012, theo định hướng phát triển bền vững. Quảng Ninh đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch số 3741/KH-UBND ngày 9/7/2014 và thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh. Ngày 16/11/2015, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 6970/KH-UBND triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Quảng Ninh cũng là một trong ba tỉnh, thành phố trong cả nước được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn triển khai thí điểm xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh từ tháng 7/2015.

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - Cảng khách chuyên biệt đầu tiên tại Việt Nam.

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - Cảng khách chuyên biệt đầu tiên tại Việt Nam.

Thách thức, trở ngại là không nhỏ nhưng Quảng Ninh kiên định với mục tiêu đặt ra. Tỉnh đã sớm triển khai đồng bộ có hiệu quả 3 đột phá chiến lược, tạo nền tảng quan trọng để đạt “tăng trưởng xanh”. Đó là ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đột phá đầu tiên chính là phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút mọi nguồn lực, trong đó tập trung vào nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư các công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng, như kết cấu hạ tầng giao thông, các công trình thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh, các dự án hạ tầng của các khu kinh tế, khu công nghiệp…

Đột phá thứ hai chính là cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền kiến tạo, liêm chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp, công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở.

Đột phá thứ ba chính là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Năm 2017 tỉnh đã dành 11,2 tỷ đồng để mở các lớp bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công chức nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thực thi công vụ; chỉ đạo xây dựng Đề án thu hút lao động và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020…

Những thành quả khác biệt đáng tự hào

Sự nhất quán, kiên định, quyết tâm trong chủ trương, sự linh hoạt, sáng tạo trong điều hành cùng với những bước đi được hoạch định bài bản trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh đã giúp Quảng Ninh thu được những kết quả khả quan.

Thành quả ấy thể hiện rõ nét nhất qua sự bứt phá mạnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế xanh bền vững. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh đã tăng từ 39,3% năm 2010 lên  44,8% năm 2018, dự kiến đến năm 2020 là 48%; công nghiệp giảm từ 53,4% năm 2010 xuống 49,2% năm 2018, dự kiến đến năm 2020 còn 47%; nông nghiệp giảm từ 8,7% năm 2010 xuống còn 6% năm 2018, dự kiến đến năm 2020 còn 5%. Tỉnh ngày càng giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và sản xuất điện. Thêm vào đó, để cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ra, tỉnh Quảng Ninh đã chi trên 157 tỷ đồng lắp đặt 27 trạm quan trắc môi trường tự động; triển khai các dự án cải tạo ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long; ngành Than triển khai xây dựng 39 trạm xử lý nước thải mỏ, thực hiện cải tạo hoàn nguyên môi trường trên 800 ha bãi thải mỏ tại khai trường khai thác than thuộc các đơn vị ngành than. Đến nay, Quảng Ninh đã hoàn thành xử lý 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 100% các khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 80% nước thải từ hoạt động khai thác than đã được xử lý, hầu hết các bãi thải mỏ không còn hoạt động đã được hoàn nguyên môi trường. Hiện tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải ở đô thị đạt 90%...

anh2

Những kết quả đạt được là hết sức tự hào nhưng để tạo dựng một Quảng Ninh thực sự tăng trưởng xanh, thực sự khác biệt, không chỉ với chính một Quảng Ninh bấy lâu mà còn với các địa phương khác trong cả nước, tạo dựng được lợi thế so sánh nổi trội, hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, Quảng Ninh hiểu rằng còn nhiều việc phải làm. Trong đó, Quảng Ninh xác định cần nâng cao mức độ bảo vệ môi trường hơn nữa, nhất là môi trường Vịnh Hạ Long - điểm nhấn du lịch không những của tỉnh mà của quốc gia. Với sự quan tâm của Chính phủ, các cơ quan quốc tế, các quốc gia như Hoa Kỳ, gần đây nhất là Nhật Bản, tổ chức JICA đã hỗ trợ Quảng Ninh xây dựng và thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Thúc đẩy Tăng trưởng xanh khu vực Vịnh Hạ Long” và được triển khai thực hiện từ năm 2016 đến 2019 nhằm giúp tỉnh Quảng Ninh xây dựng một số mô hình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng xanh. Đồng thời, ban hành “Sách Trắng về tăng trưởng xanh khu vực Hạ Long” nhằm công bố rộng rãi đến các doanh nghiệp, nhà quản lý, công nhân lao động và các tầng lớp nhân dân “tăng trưởng xanh” là việc phát triển kinh tế, sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường.

Thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, nhất là xử lý môi trường, di dân ra khỏi các vùng sạt lở nguy hiểm, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ để nâng cao hiệu quả kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững.

Bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, hoàn toàn có thể nuôi niềm tin rằng, Quảng Ninh sẽ còn thành công hơn nữa với mô hình tăng trưởng xanh, phát huy, làm giàu thêm những giá trị vốn có của mình, trở thành nơi cần đến và nơi đáng sống đối với người dân, du khách và nhà đầu tư.

Nguyễn Hà

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

(CLO) Theo Savills, một số dự án đã được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế, nên người mua cần xem xét kỹ, cân nhắc giá trị sử dụng và mức độ hợp lý của dự án.

Bất động sản