Quốc hội thảo luận dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt

Thứ tư, 22/11/2017 19:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt.

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Báo Công luận
 Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt 

Luật điều chỉnh ba đơn vị hay Luật chung?

Một số đại biểu tán thành với phạm vi điều chỉnh như thể hiện của dự thảo Luật. Theo đó, Luật này sẽ quy định về quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế- xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của nhà nước tại đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt. 

Về chính sách đặc thù đối với 3 đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, cần nghiên cứu, xây dựng chính sách riêng, đặc thù, không trùng lắp, cạnh tranh lẫn nhau giữa các đơn vị mà xác định cạnh tranh chủ yếu với quốc tế; sự cần thiết quy định cụ thể ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư tại các đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; các chính sách đặc thù cụ thể được dự thảo Luật quy định đối với 3 đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, dự án luật trong đó đề cập luôn đến 3 đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt sẽ đảm bảo quy trình làm luật chặt chẽ, có giá trị pháp lý cao hơn so với ban hành Nghị quyết cá biệt. 

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cũng cho rằng, đây là mô hình mới, cần triển khai thực hiện từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vì vậy, nên xây dựng Luật điều chỉnh cho ba đơn vị này là phù hợp. 


Báo Công luận
 Đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu

Tuy nhiên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) lại cho rằng, hiện nay các điều kiện cho thấy đã đủ chín muồi để ra luật chung về các đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt. Do đó, đại biểu đề nghị thiết kế đưa hết các quy định về các vấn đề liên quan đến các đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt vào luật chung; còn với 3 đặc khu cụ thể là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì đưa vào các Nghị quyết vì 3 đặc khu này khi ra đời cũng có các yếu tố không giống nhau. Đồng thời khi có thay đổi có thể điều chỉnh, thêm, bớt trong Nghị quyết của Quốc hội chứ không phải sửa luật.

Cách nào giám sát Trưởng Đặc khu?


Việc tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt cũng là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội.

Theo dự thảo Luật, Chính phủ trình hai phương án. Phương án 1 là không tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân mà thực hiện thiết chế Trưởng đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, được phân quyền, phân cấp mạnh, có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế- xã hội trên địa bàn đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt. Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án này. Phương án 2 là vẫn tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt gồm có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.

Nhìn chung, nhiều ý kiến phát biểu tại Hội trường đều thiên về phương án 1 và cho rằng phương án này thể hiện được tính “đặc biệt” về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, đáp ứng yêu cầu thử nghiệm đổi mới.

Về nội dung này, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) bày tỏ ủng hộ quan điểm tổ chức mô hình chính quyền đảm bảo hiệu lực, hiệu quả nhưng không bỏ qua nguyên tắc kiểm soát quyền lực.

“Tôi không đồng tình cả hai phương án, vì một phương án bỏ qua nguyên tắc giám sát, một phương án thì quay lại tổ chức mô hình có Hội đồng Nhân dân như truyền thống”. Đại biểu nêu quan điểm và đề nghị có Hội đồng đặc khu với hai cách tổ chức.


Báo Công luận
 Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu phát biểu ý kiến

Theo đó, Hội đồng đặc khu được tổ chức thuần tuý gồm các chuyên gia trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, quốc phòng... do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, tham gia vào Hội đồng thực hiện chức năng giám sát, khuyến nghị.

Cách thứ hai là trong thành phần gồm chuyên gia và nửa thành viên do dân bầu, kết hợp chức năng giám sát, nghe nguyện vọng nhân dân; qua đó thực hiện chức năng giám sát, khuyến nghị với trưởng đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt khi họ được giao nhiều thẩm quyền và quyết định nhiều vấn đề rất quan trọng.

Tranh luận về việc một số đại biểu băn khoăn việc thực hiện chức năng giám sát trưởng đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt nếu không có hội đồng nhân dân, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, chúng ta không nên quá lo lắng vì người đứng đầu đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Quốc hội, đó là cơ chế giám sát từ trên xuống của cơ quan dân cử. Cùng với đó là giám sát trực tiếp công dân qua đơn tố cáo, khiếu nại và giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

PV


Tin khác

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

(CLO) Ngày 25/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều công chức lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ về công tác cán bộ đối với lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung tìm kiếm những người còn mất tích với tinh thần khẩn trương nhất, kịp thời nhất.

Tin tức
Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương, EVN, EVNNPT tiếp tục xem xét, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp sản phẩm (cột điện - PV) tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3 nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực thiết kế, công nghệ, quy trình kiểm chuẩn, kiểm soát chất lượng và có cam kết trách nhiệm.

Tin tức