Quốc hội thảo luận về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi)

Thứ tư, 15/11/2017 13:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 15/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Theo Tờ trình của Chính phủ, sau hơn 12 năm thi hành, với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế- xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế, cũng như những hạn chế, bất cập trong nội dung quy định, Luật Cạnh tranh năm 2004 cần phải được sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn. Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) có tổng số 9 chương, 121 điều.

Báo Công luận
 Quốc hội làm việc tại hội trường sáng 15/11, thảo luận về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Ảnh: TTXVN

Thảo luận tai hội trường, nhiều đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh nhằm góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi pháp luật về cạnh tranh, phù hợp với các cam kết quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Các đại biểu cho rằng, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) phải đáp ứng được yêu cầu là tạo lập, duy trì và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, từ đó tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, phân bổ hiệu quả các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế; các quy định phải được xây dựng theo hướng bảo đảm bao quát được nhiều dạng thức kinh doanh ngày càng phức tạp trên thị trường.

Về phạm vi điều chỉnh, đa số ý kiến nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, quy định phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Luật Cạnh tranh hiện hành, theo đó, không chỉ giới hạn hành vi hạn chế cạnh tranh được xác lập, thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam mà còn điều chỉnh cả hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội cũng đề nghị làm rõ về tính khả thi của quy định này, nhất là trong trường hợp không có điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ khác. 

Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cho rằng, đây là một đạo luật khó, trong xây dựng cần có sự tổng kết kỹ về thực tiễn cũng như tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, nhất là những vấn đề, quy định liên quan đến cạnh tranh ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Đại biểu Trần Đăng Ninh (Hòa Bình), đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) đề nghị các quy định của Luật phải bảo đảm được sự thống nhất, loại trừ các xung đột, mâu thuẫn với các luật chuyên ngành liên quan đến vấn đề cạnh tranh và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cùng với đó, cần có các quy định cụ thể hơn nữa về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) đề nghị cần có định nghĩa hay giải thích tường tận, cụ thể khái niệm về “đối thủ cạnh tranh” vì khái niệm này được sử dụng nhiều trong dự luật nhưng chưa được định nghĩa và giải thích cụ thể. 

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh, đại biểu cho rằng, để bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật về cạnh tranh phải xây dựng cơ quan cạnh tranh chuyên nghiệp, độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực và thẩm quyền trong việc xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật. 

Đề cao tính độc lập, chuyên nghiệp của cơ quan cạnh tranh quốc gia, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) và một số đại biểu nhấn mạnh, cơ quan cạnh tranh quốc gia phải có đủ thẩm quyền để thực thi pháp luật về cạnh tranh, thực hiện nhiệm vụ điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, tính minh bạch của các quy định về tố tụng cạnh tranh, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên tham gia tố tụng cạnh tranh. Ngoài ra, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến những quy định cụ thể về tố tụng cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; chính sách của Nhà nước về cạnh tranh...

Báo Công luận
 Các Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lâm nghiệp

Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Lâm nghiệp với  87,78% đại biểu Quốc hội tán thành. 

Luật Lâm nghiệp có 12 chương, 108 điều, quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản; nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp. Theo đó, rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng...

Luật cũng quy định nguyên tắc quy hoạch lâm nghiệp phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch sử dụng đất quốc gia; chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia; chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học. Bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và các giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân. 

Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.


PV


Tin khác

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

(CLO) Ngày 25/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều công chức lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ về công tác cán bộ đối với lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung tìm kiếm những người còn mất tích với tinh thần khẩn trương nhất, kịp thời nhất.

Tin tức
Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương, EVN, EVNNPT tiếp tục xem xét, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp sản phẩm (cột điện - PV) tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3 nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực thiết kế, công nghệ, quy trình kiểm chuẩn, kiểm soát chất lượng và có cam kết trách nhiệm.

Tin tức