Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)

Thứ bảy, 04/11/2017 05:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 3/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) gồm 10 chương, 63 điều, quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận về nội dung luật này và tiếp tục thảo luận tại hội trường ở kỳ họp thứ 4. Dự kiến ngày 23/11 tới, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án luật này.

 
Báo Công luận
 Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, một số ý kiến đề nghị đưa một số khoản nợ vào phạm vi nợ công gồm: nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước; nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ; nợ xây dựng cơ bản; các khoản nợ cấp bù lãi suất cho các ngân hàng chính sách, nợ hoàn hoàn thuế VAT và nợ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhưng để bảo đảm chặt chẽ, đầy đủ, cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi Điều 3, dự thảo Luật theo hướng khẳng định rõ các khoản nợ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật gồm: các khoản nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước, nợ tự vay, tự trả của của đơn vị sự nghiệp công lập, nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ. Như vậy, các khoản tự vay, tự trả của quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoặc tổ chức kinh tế khác của nhà nước sẽ không được loại trừ khi tính toán nợ công của quốc gia như phương án trình ra tại Kỳ họp thứ 3.

Lý giải về việc không đưa nợ tự vay, nợ tự trả của doanh nghiệp nhà nước vào phạm vi điều chỉnh của dự án Luật này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các khoản vay theo cơ chế tự vay, tự trả thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp, được điều chỉnh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản, bảo đảm bình đẳng như các loại hình doanh nghiệp khác và tuân thủ nghiêm các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Nếu quy định nợ của doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi nợ công thì Nhà nước có nghĩa vụ phải trả nợ thay trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ, làm gia tăng nợ công, ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia. Quy định nợ doanh nghiệp nhà nước không thuộc phạm vi nợ công là phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng nợ công, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, dự thảo quy định theo hướng: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công; Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công. Tại dự thảo Luật cũng quy định Bộ Tài chính sẽ chủ trì đàm phán, ký kết các thỏa thuận vay thương mại, các hiệp định khung, hiệp định vay cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành với nhiều nội dung trong báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). 

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) hoàn toàn nhất trí với phạm vi nợ công như dự thảo, cụ thể nợ công bao gồm nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, còn nợ của các doanh nghiệp nhà nước, nợ tự vay, tự trả của các đơn vị sự nghiệp công lập, nợ do Ngân hàng nhà nước phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ đã được các luật tương ứng điều chỉnh, đồng thời phạm vi nợ công theo quy định của luật này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cũng thống nhất với phạm vi nợ công được thể hiện trong dự thảo luật và quan điểm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong báo cáo giải trình là không đưa vào phạm vi nợ công một số khoản nợ như nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước; nợ của các đơn vị sự nghiệp công lập, nợ do ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ; nợ xây dựng cơ bản... 

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, việc quy định các khoản nợ này không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật là không cần thiết bởi thực tế còn nhiều khoản nợ khác như nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ hoàn thuế giá trị gia tăng và nợ bù cấp lãi suất đối với 2 ngân hàng chính sách cũng không thuộc phạm vi nợ công. Nếu quy định như ở khoản 3, Điều 1 là vừa thừa, vừa không đầy đủ. Theo đại biểu, chỉ cần quy định rõ "nợ công quy định tại luật này bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương" như ở khoản 2, Điều 1 là đầy đủ.

Báo Công luận
 Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành với việc quy định theo hướng thống nhất đầu mối quản lý nợ công như giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, các đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) đề nghị, cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ công, để khắc phục tồn tại cũng như hạn chế trong thực hiện Luật hiện hành. Bởi thực tiễn cho thấy, việc phối hợp giữa các bộ, ngành còn nhiều hạn chế, nếu không xác định nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị có liên quan sẽ khó xác định được vai trò, trách nhiệm của các đơn vị này, mà cụ thể là ở đây cần thể hiện trong luật vai trò, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước.

Trước đó, sáng 3/11, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

PV



Tin khác

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

(CLO) Qua bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam chọn ra 86 người tại 12 cơ quan, đơn vị để xác minh tài sản, thu nhập.

Tin tức
Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

(CLO) Phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp; đến hết năm 2030 có khoảng 600.000 doanh nghiệp.

Tin tức
Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 19/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

(CLO) Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao".

Tin tức
Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng "chỉ khi nào công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp lại thì mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế".

Tin tức