Quốc thể do ai và quốc thể cho ai?

Thứ năm, 03/10/2019 09:22 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Khoảng 5 năm trở lại đây, lúc người Việt khóc lóc vì bị lừa mua điện thoại, khi người Việt ăn cắp, hay người Việt “bỏ trốn” ở nước ngoài, cụm từ “nhục quốc thể” đã thường xuyên được sử dụng. “Quốc thể” được hiểu là thể diện, là danh dự quốc gia. Nhưng sao lại quá dễ dàng để ta đem ra dè bỉu?

1. Người Việt ăn cắp ở nước ngoài, du khách mất cắp đồ khi đến Việt Nam, hay thậm chí việc trưng bày có phần sơ sài tại một hội chợ quốc tế,… cũng bị đem ra dè bỉu là “nhục quốc thể”.

Vụ du khách Việt khóc lóc khi bị lừa mua điện thoại iPhone tại Singapore với giá cắt cổ bị cộng đồng cho là hành động làm nhục quốc thể. Và chính cộng đồng ấy đã bị lên án là sự sĩ diện hão, a dua theo đám đông, trong đó có rất nhiều người trẻ.

Chúng ta đã quên mất rằng kẻ làm nhục quốc thể chính là chủ cửa hàng lừa đảo. Bằng chứng là chính người Singapore nhận ra, đã chung tay kêu gọi góp tiền để tặng người du khách, lên án chủ cửa hàng. Đáng buồn là khi người du khách Việt đã từ chối nhận chiếc điện thoại mà người Singapore góp tặng - một hành động đẹp - thì lại chưa nhận được sự tôn vinh cần phải có từ chính đồng bào đã bỉ bai anh.

Đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng để giữ gìn quốc thể - Ảnh minh họa.

Đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng để giữ gìn quốc thể - Ảnh minh họa.

Một Tiến sĩ Xã hội học từng sống và làm việc tại nước ngoài phải thốt lên rằng, người Việt Nam có “nét đẹp” mà khó tìm thấy ở các nước phát triển, đó là thói… tọc mạch, săm soi và buôn chuyện. Bên cạnh việc thích phán xét người khác, thì người Việt đôi khi lại hay quan trọng hóa vấn đề… “Nhục quốc thể” - ai cũng có thể rêu rao điều này, nhưng tôi tin khi hỏi thế nào là nhục quốc thể và bản thân bạn có cho rằng mình không làm gì xấu mặt quốc gia hay không thì nhiều người không trả lời được”, vị này bình luận.

Thế giới của chúng ta đang sống ngày một phẳng, những dị biệt về địa lý, kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia đã và đang dần được xóa bỏ. Do đó, trước khi đề cao vấn đề “quốc thể”, chúng ta cần là một công dân toàn cầu biết cư xử văn minh và tư duy đúng đắn, tự coi mình bình đẳng với mọi công dân từ các quốc gia khác.

“Quốc thể” vì đó, là chính ta, do chính mỗi người chúng ta tạo dựng.

Những người Việt bỏ trốn ở Đài Loan bị bắt giữ. Ảnh: NIA.

Những người Việt bỏ trốn ở Đài Loan bị bắt giữ. Ảnh: NIA.

2. Từ việc người Việt khóc lóc, trộm cắp, hay “thích chữ” lên các di sản thế giới vốn là “thiếu văn hóa” được nâng tầm lên “nhục quốc thể”, thì liên tiếp những năm gần đây, việc người Việt “bỏ trốn” khi đi du lịch cũng khiến hình ảnh Việt Nam bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề.

Tháng 12/2018, báo chí quốc tế xôn xao việc cơ quan quản lý du lịch Đài Loan xác nhận 152 trên tổng số 153 người trong một đoàn du lịch từ Việt Nam đã biến mất bất ngờ. Sự việc nghiêm trọng tới mức Đài Loan lập cả đội đặc nhiệm tìm du khách “bỏ trốn”, và hình ảnh người Việt bị bắt giữ xuất hiện trên các cơ quan thông tấn quốc tế gây rất nhiều chua xót.

Trong nước, ĐBQH đã gọi việc người Việt “bỏ trốn” là làm “nhục quốc thể”. Nhưng “nhục” không kém, là khi báo chí chỉ ra được một trong những nguyên nhân của sự việc là vì chính người Việt hại nhau, khi phí dịch vụ đi xuất khẩu lao động ở Việt Nam gấp 2, 3 lần các nước trong khu vực; nhiều doanh nghiệp môi giới có dấu hiệu lừa đảo chưa được xử lý tận gốc,…

Trước đó, vào tháng 1/2016, 59 du khách Việt Nam theo đoàn du lịch đảo Jeju “mất tích” và một số bị bắt lại. Những người bị bắt thừa nhận hành vi bỏ trốn và cho biết đã phải trả cho môi giới ở Việt Nam hơn 10.000 USD.

Trước đó nữa, vào tháng 12/2013, cả đoàn 15 hành khách biến mất khi đi du lịch ở Israel. Ngoài 4 người bị bắt lại, đoàn người trên có khả năng đã trốn sang nước thứ ba.

Hậu quả sau khi các du khách “bỏ trốn” đã lập tức xảy ra, khi Đài Loan hủy bỏ đơn xin thị thực của hàng trăm du khách Việt khác dự kiến đến Đài Loan. Hay mới đây nhất, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ra án phạt dành cho 8 đơn vị lữ hành. Trong số này, 7 công ty bị hủy bỏ tư cách đại diện xin cấp visa đoàn cho du khách đi tour.

Bảo vệ môi trường, kiến tạo những đô thị đáng sống là bảo vệ quốc thể - Ảnh minh họa. Báo TNMT

Bảo vệ môi trường, kiến tạo những đô thị đáng sống là bảo vệ quốc thể - Ảnh minh họa. Báo TNMT

Từ vụ 152 người Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan, câu hỏi họ sẽ làm gì và ở đâu bắt đầu được đặt ra. Apple Daily khi đó đã dẫn lời các công ty môi giới nói rằng Việt Nam là nước đứng đầu về số người bỏ trốn tại đảo. Sau khi trót lọt, nam thường làm xây dựng hoặc đi khai thác gỗ lậu. Trong khi đó, phụ nữ thường bị các nhóm buôn người bắt làm gái mại dâm…

Lúc này, “nỗi nhục quốc thể” lại được nhắc tới. Nhưng lẽ ra nó phải lép vế hoàn toàn so với “nỗi đau quốc thể”, trước việc đồng bào mình phải tha hương, lay lắt xứ người.

Một điều nữa là chuyện ra nước ngoài rồi bỏ trốn, không chỉ “chuyện xảy ra với dân thường” mà còn xuất hiện ở một số quan chức. Câu chuyện Trịnh Xuân Thanh hẳn nhiều người Việt còn rất nhớ.

Đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng để giữ gìn quốc thể - Ảnh minh họa

Đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng để giữ gìn quốc thể - Ảnh minh họa

Người viết chợt nhớ tới bài viết trên Tuần Việt Nam của nhà báo Nhị Lê, có đoạn: “Ở đời, những công bộc giữ Sỉ thì Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm kia sẽ còn; chứ khi Liêm, Sỉ đã mất, nhất là Sỉ, thì còn gì là luân thường đạo lý ở đời, ai còn mong, còn tin cậy vào chính nghĩa quang minh nơi đâu được nữa? Nhất là với những người giữ trọng trách, dù ở cấp nào, mà Liêm bị khinh, Sỉ bị hạ, thì danh dự quốc gia như “trứng để đầu đẳng”.

Lúc ấy, thì như “Gươm treo chỉ mành” kia hoặc như “Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ” thì còn ai, còn đâu mà nói về Liêm, về Sỉ, mà luận về Quốc sỉ hay Quốc thể được nữa!”

“Quốc thể” như đã nói là chính chúng ta, do chính mỗi người nỗ lực tạo dựng. Đó không chỉ là trách nhiệm của nhân dân với tô cơm hẩm cuối chiều, mà phải là trách nhiệm của những người giữ trọng trách ở mọi cấp, ngành, đang hô hào đưa đất nước vươn lên.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn