Quy định tạm thời “thích ứng an toàn” COVID-19: Các địa phương không được làm khác, gây ngăn sông cấm chợ

Thứ tư, 13/10/2021 13:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia cho rằng, Nghị quyết số 128/NQ-CP Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” là phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay. Các địa phương cần có kế hoạch triển khai hiệu quả, không được làm khác, gây ngăn sông cấm chợ, ảnh hưởng đến "mục tiêu kép".

Hướng dẫn được đưa ra cụ thể, rõ ràng

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (gọi tắt là Quy định) được áp dụng thống nhất trong toàn quốc.

quy dinh tam thoi thich ung an toan covid 19 cac dia phuong khong duoc lam khac gay ngan song cam cho hinh 1

Chuyên gia cho rằng các địa phương không được làm khác Quy định, gây ngăn sông cấm chợ. Ảnh: kiểm soát giấy đi đường tại Hà Nội - Quang Hùng

Bài liên quan

Như vậy, sau một thời gian thực hiện chuyển trạng thái chống dịch từ “Zero COVID” sang “sống chung an toàn với dịch bệnh” thì việc Chính phủ ban hành Quy định nêu trên qua lấy ý kiến thống nhất từ Trung ương, các bộ ngành, địa phương cùng các chuyên gia, nhà khoa học… đã cho thấy sự chủ động, linh hoạt, kịp thời nhằm vừa bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chính phủ đã nêu rõ quan điểm: Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vắc xin, theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc xin, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, GS.TS, Anh hùng Lao động, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đồng tình ủng hộ việc Chính phủ Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, dịch COVID-19 đã lan tràn khắp thế giới, kéo dài đã 2 năm, không biết bao giờ mới chấm dứt và cả thế giới nhận ra rằng sẽ không có chuyện “zero COVID”. Ở Việt Nam qua đợt bùng phát thứ tư vừa rồi đã rút được nhiều kinh nghiệm quý báu, tuy còn có những lúc lúng túng, có những cái không thành công nhưng cơ bản tại thời điểm này chúng ta cũng kiểm soát được và rút ra được những kinh nghiệm rất quý báu từ phòng dịch, cách lý, xét nghiệm, chữa trị…

quy dinh tam thoi thich ung an toan covid 19 cac dia phuong khong duoc lam khac gay ngan song cam cho hinh 2

GS.TS, Anh hùng Lao động, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí.

GS.TS Nguyễn Anh Trí cho biết thêm, hiện số người được tiêm vắc xin đã nhiều hơn và đang còn tăng lên, nếu không có gì thay đổi từ giờ đến cuối năm vắc xin sẽ về liên tục và số người được tiêm chủng sẽ tiếp tục tăng. Đơn cử như những điểm nóng, vùng nóng, trọng yếu, đối tượng nguy cơ cao… như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, các đối tượng tham gia trực tiếp phòng chống dịch…tỷ lệ tiêm chủng là rất cao nên có điều kiện để thích ứng.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, qua 4 đợt dịch bùng phát và qua 2 năm chống dịch, Việt Nam đã chịu tổn thất, tổn hại về con người sức khoẻ, tinh tình và kinh tế là rất rõ ràng, cho nên nếu tiếp tục đình đốn có thể sẽ không đủ tiềm lực để chống dịch nếu như không may bùng phát thêm. Ngoài ra, các cách thức phòng chống dịch đến nay đã rành mạch hơn rất nhiều, đặc biệt là những hướng dẫn đã được đưa ra cụ thể, rõ ràng trong thời gian qua. “Với những ly do ấy, tôi rất đồng tình ủng hộ việc chúng ta được phép các địa phương chuyển đổi theo đúng tinh thần Chính phủ đề ra “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, ông Trí nói.

Các địa phương không được làm khác, gây ngăn sông cấm chợ

Điểm đáng chú ý trong Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” là việc phân loại cấp độ dịch được chia làm 4 cấp, trong đó cấp 1 là nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh. Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng. Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam. Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Quy định này cũng quy định phạm vi đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.

Đặc biệt, khi áp dụng hướng dẫn này, các địa phương sẽ tạm thời không áp dụng quy định của Chỉ thị 15, 16, 19 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cần thiết áp dụng các biện pháp phòng chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, cao hơn hướng dẫn thì phải báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng.

quy dinh tam thoi thich ung an toan covid 19 cac dia phuong khong duoc lam khac gay ngan song cam cho hinh 3

PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Nghị quyết ban hành kèm theo Quy định tạm thời đáp ứng với tình hình phòng chống dịch COVID-19 mới hiện nay. Cụ thể, điều đầu tiên là đáp ứng với điều kiện thực tế hiện nay trên quan điểm là chấp nhận không “Zero COVID” nhưng vẫn bảo đảm được phòng chống dịch hiệu quả.

Điểm thứ hai được PGS.TS Trần Đắc Phu nói đến là để đánh giá nguy cơ dựa trên quy định mới. Theo ông Phu, hiện nay đánh giá nguy cơ không chỉ ở trên số ca bệnh nữa mà dựa vào cả các chỉ số như tỉ lệ tiêm chủng, khả năng đáp ứng của hệ thống điều trị, như đủ giường bệnh cho bệnh nhân phải nhập viện, với những nguồn lực cần có cho các tuyến với mô hình tháp 3 tầng làm sao bệnh nhân được can thiệp y tế kịp thời, giảm mắc nặng và tử vong…

Một điểm nữa là trên cơ sở của đánh giá dựa trên nguy cơ sẽ có đáp ứng hợp lý nhất để làm sao vừa phòng chống được dịch bệnh, vừa triển khai các hoạt động làm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, đời sống người dân. Đặc biệt tránh các hiện tượng mỗi nơi làm một kiểu, gây ách tắc đi lại cũng như tốn kém nguồn lực…

Đối với quy định phạm vi đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã hoặc nhỏ hơn, PGS. TS Trần Đắc Phu cho rằng, việc áp dụng này sẽ tránh được việc các địa phương có nguy cơ ở vùng nhỏ mà lại áp dụng các biện pháp toàn tỉnh sẽ gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội. “Ví dụ có vài ca bệnh một thôn, xóm nhưng phong toả cả huyện chẳng hạn. Đánh giá nguy cơ sai, không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kép của địa phương đó mà còn ảnh hưởng tới cả các địa phương khác”, ông Phu nói.

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, đây là văn bản mới, bên cạnh Nghị quyết, Chính phủ cũng giao cho các Bộ, ngành hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, chuyên ngành sẽ có đầy đủ các quy định từ đánh giá nguy cơ đến triển khai các hoạt động một cách phù hợp theo tình hình mới đảm bảo tính thực tiễn để các địa phương thực hiện mà không phải theo Chỉ thị 15,16,19 của Thủ tướng Chính phủ. Việc này sẽ thống nhất trên toàn quốc để đáp ứng tình hình mới. Đặc biệt lưu ý, các địa phương không được tự mình làm khác gây ngăn sông cấm chợ, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Hà Đương - Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức