Quy định xử lý phế liệu phát sinh nhiều vướng mắc

Thứ bảy, 08/06/2019 11:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương, trong đó khoản 4 Điều 44 quy định gây vướng mắc, do yêu cầu trước khi tiêu hủy phải có quyết định của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

Việc quy định cơ quan Hải quan phải giám sát tất cả các trường hợp tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công đã gây khó cho cơ quan Hải quan và DN khi thực hiện. (Ảnh TL)

Việc quy định cơ quan Hải quan phải giám sát tất cả các trường hợp tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công đã gây khó cho cơ quan Hải quan và DN khi thực hiện. (Ảnh TL)

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 44 Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ, việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường và phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam sẽ phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.

Kể từ khi thực hiện quy định này, cơ quan Hải quan phát sinh nhiều vướng mắc. Việc quy định cơ quan Hải quan phải giám sát tất cả các trường hợp tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công đã gây khó cho cơ quan Hải quan và DN khi thực hiện. Bởi thực tế, phế liệu, phế phẩm thường xuyên được loại ra trong quá trình sản xuất. Đối với các DN lớn tần suất tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm này là thường xuyên, do đó, cơ quan Hải quan không đủ lực lượng để giám sát tiêu hủy của tất cả các DN; việc DN tổ chức giám sát sẽ gây tốn kém chi phí cho DN.

Tại hội nghị mới đây để lấy ý kiến DN về thủ tục hải quan liên quan đến quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu (SXXK), nhiều DN đã phản ánh tới cơ quan Hải quan khó khăn về vấn đề này. Trên thực tế DN không có chức năng tiêu hủy phế liệu. Để xử lý, DN đã ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng tiêu hủy phế liệu, phế thải đúng với yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP DN phải xin giấy phép tiêu hủy của Sở Tài nguyên và Môi trường mặc dù DN không trực tiếp thực hiện việc tiêu hủy. DN đề nghị cần rõ vấn đề: DN ký với đối tác có chức năng tiêu hủy để thực hiện tiêu hủy phế liệu, phế phẩm thì không phải xin giấy phép của cơ quan Môi trường. Bởi quy định này hiện nay là thừa và không cần thiết.

Trao đổi về vấn đề này, quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, trước đây nếu thực hiện theo Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC thủ tục tiêu hủy rất đơn giản. Tổ chức cá nhân chỉ cần có văn bản gửi chi cục hải quan nơi NK nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy và chịu trách nhiệm về việc tiêu hủy theo pháp luật về môi trường.

Cơ quan Hải quan giám sát tiêu hủy trên nguyên tắc đánh giá rủi ro. Có nghĩa là cơ quan Hải quan không giám sát trực tiếp. Cơ quan Hải quan chỉ giám sát trực tiếp việc tiêu hủy đối với nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị sau khi thực hiện hợp đồng gia công. Bên cạnh đó, tại Thông tư 38/2015/TT-BTC cũng quy định những trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc thiết bị dưới 1 triệu đồng, cơ quan Hải quan không giám sát. Hải quan giám sát cũng không cần có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

Tuy nhiên, ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương, trong đó khoản 4 Điều 44 quy định gây vướng mắc, do yêu cầu trước khi tiêu hủy phải có quyết định của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương. Ông Âu Anh Tuấn cho biết, liên quan đến nội dung này, Tổng cục Hải quan đã trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phản hồi về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của các DN gia công, SXXK theo pháp luật môi trường không có quy định phải xin phép của cơ quan Môi trường.

Để xử lý vấn đề này, ông Âu Anh Tuấn cho biết, Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc của DN, báo cáo Chính phủ cho phép cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục tiêu hủy phế thải, phế liệu, phế phẩm phát sinh từ hoạt động gia công, SXXK tương tự như Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC mà không áp dụng khoản 4 Điều 44 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Minh Thùy

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp