Quy hoạch đô thị sông Hồng: Nghĩ cho Hà Nội 1.000 năm sau

Thứ sáu, 19/03/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tháng 6/2021, Hà Nội dự kiến phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng về tiêu chuẩn, tiêu chí và ý kiến của Bộ NN&PTNT. Theo các chuyên gia, Hà Nội đang có nhiều cơ hội để quy hoạch 2 bờ sông Hồng. Nếu không phải bây giờ thì còn chờ đến khi nào?

Quy hoạch này có những điểm chính như thế nào?

Từ năm 1994 khi dự án đô thị ven sông Hồng lần đầu được đề cập, năm 2000 Bộ Chính trị đã có nghị quyết về nghiên cứu chỉnh trị sông Hồng và quy hoạch khai thác hai bên sông và sau đó là hầu như liên tục các năm quy hoạch ven sông đều được nhắc đến từ các quyết định của Thủ tướng, các bước chuẩn bị, xây dựng quy hoạch của Hà Nội và mới nhất là việc Hà Nội đã thống nhất các định hướng lớn xây dựng quy hoạch ven sông Hồng. Một định hướng nhắc lên đặt xuống suốt 25 năm, cần không thì hầu hết các câu trả lời đều là cần nhưng vướng không thì lại có quá nhiều ý kiến.

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng bao phủ diện tích khoảng 11.000ha với quy mô dân số từ 280.000 đến 320.000 người, kéo dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở thuộc địa bàn của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm.

120321_songhong

Khác biệt với các đồ án quy hoạch phân khu đô thị khác, không gian nghiên cứu đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng nêu trên thuộc không gian dành cho thoát lũ ngoài đê sông Hồng, có quy mô, tính chất phức tạp với nhiều yếu tố đan xen... Quy hoạch theo hướng đô thị xanh, trục cảnh quan văn hóa, lịch sử.

Cần như vậy nhưng điểm nghi ngại nhất là quy hoạch này thuộc không gian thoát lũ của sông Hồng. Theo Luật Đê điều, TP. Hà Nội phải lập quy hoạch chi tiết các sông có tuyến đê. Quy hoạch chi tiết này Sở NN&PTNT đang thực hiện nhưng lại gặp vướng mắc ở chỗ, Luật 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ra đời, có hiệu lực từ 1/1/2019 lại chưa rõ ràng về thẩm quyền lập và phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông có đê. Đây là một lý do khiến quy hoạch phân khu sông Hồng bị chậm cho tới nay.

Theo GS. Vũ Trọng Hồng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, việc phòng chống lũ là cấp thiết vì thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng cần phát huy lợi thế cận giang để phát triển kinh tế - xã hội.

Trong khi đó, ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống Thiên tai, Bộ NN&PTNT cho biết, tuyến đê của TP. Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng. Riêng đê sông Hồng qua nội thành Hà Nội phải bảo đảm trong trường hợp lũ lớn hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Trên thực tế có rất nhiều đô thị đã quy hoạch xây dựng thành phố ven sông tạo cảnh quan rộng mở, không gian đô thị sinh động. Đây là kinh nghiệm để quy hoạch sông Hồng hợp lý và tối đa hiệu quả không gian.

Khu vực ven sông với hàng trăm nghìn hộ dân, cả một kho tàng đất đai, văn hóa lịch sử tự nhiên, để như hiện nay thì quá lãng phí nhưng làm như thế nào để cân bằng giữa mục tiêu phát triển và sự an toàn của tương lai thì không đơn giản. Quy hoạch này có được phê duyệt, ban hành vào tháng 6 này hay không thì còn phải chờ nhưng rõ ràng việc có được bản quy hoạch phân khu sông Hồng sẽ bảo đảm sinh kế hàng triệu người dân sống 2 bên bờ sông là định hướng quan trọng cho phát triển.

Xung lực phát triển kinh tế Thủ đô

Với sự nghiên cứu khá kỹ lưỡng, tổng hợp đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng kỳ vọng sẽ xây dựng được một Thủ đô an toàn với lũ lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, sông Hồng sẽ trở thành trục không gian cây xanh, mặt nước, văn hóa, lịch sử là trục trung tâm của Thủ đô với các khu dân cư ổn định có cuộc sống với chất lượng cao đồng bộ kết cấu hạ tầng với nhà ở, công trình công cộng bền vững.

Bên cạnh đó, đồ án quy hoạch lần này cũng hướng đến những mục tiêu lớn khác như phát triển các công trình công cộng hiện đại, tầm vóc quốc tế và phát huy giá trị các công trình di sản hai bên sông; Phát triển hệ thống giao thông đường bộ ven sông kết nối với các tuyến đường vành đai 2, 3 của đô thị trung tâm; Chỉnh trị đường dẫn giao thông thủy, bến cảng nhằm giảm áp lực giao thông cho nội đô, tạo động lực phát triển khu vực…

znews-photo-zadn-vn_unnamed_zing

Có thể thấy việc sớm thông qua đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng là rất thiết, đem lại nhiều lợi ích khi đưa sông Hồng trở thành trục không gian đô thị xanh của Hà Nội mở rộng. Tuy nhiên, để sớm phê duyệt được quy hoạch này thì cần sự vào cuộc thật sự đồng bộ không chỉ của Hà Nội mà của cả các Bộ ngành liên quan.

Một số thách thức lớn có thể kể đến như là việc tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt, mực nước cạn kiệt ảnh hưởng đến nguồn nước tưới phục vụ nông nghiệp cho cả vùng. Môi trường trên dòng sông, bãi sông ngày càng suy giảm. Hiện tượng khai thác cát, đổ phế thải gây ô nhiễm môi trường. Giao thông thủy chưa phát huy khả năng. Bên cạnh đó, các khu dân cư hiện có chưa đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chưa kiểm soát được biến động dân số và chưa xác định rõ các khu dân cư ổn định, khu cần di dời để đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sống.

Sự đồng bộ của quy hoạch phân khu sông Hồng với quy hoạch vùng Thủ đô cần nghiên cứu một cách thấu đáo những bài học của thế giới như kinh nghiệm như phát triển khu vực hai bên sông Hàn của Seoul (Hàn Quốc), khu vực sông Seine của Paris (Pháp),…

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn