Quy hoạch Lâm Đồng trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên

Thứ bảy, 05/01/2019 16:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.

Báo Công luận
Vùng tỉnh Lâm Đồng sẽ trở thành vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Tây Nguyên.  Ảnh: TL

 

 Mục tiêu Quy hoạch là xây dựng và phát triển vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện đại; là trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

Phạm vi lập quy hoạch toàn tỉnh Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 9.783,34km2 bao gồm 12 đơn vị hành chính: TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc và 10 huyện (Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên).

Đến 2025 toàn tỉnh có 19 đô thị

Đến năm 2025, toàn tỉnh có 19 đô thị, trong đó 1 đô thị loại I (TP Đà Lạt), 1 đô thị loại II (TP Bảo Lộc), 6 đô thị loại IV (Đức Trọng, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Di Linh, Lộc Thắng, Mađaguôi) và 11 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ'ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Nam Ban, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Phước Cát).

Trong đó, TP Đà Lạt là đô thị loại I, đáp ứng các tiêu chí của TP trực thuộc trung ương, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây Nguyên. 

Về đô thị trung tâm tiểu vùng, TP Bảo Lộc là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng; trung tâm Dịch vụ - Thương mại hỗn hợp; Trung tâm Văn hóa thể thao cấp quốc gia; Trung tâm nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao; Trung tâm Dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; Trung tâm y tế và giáo dục - đào tạo cấp vùng; trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cấp vùng và quốc gia;...

Đô thị Di Linh là trung tâm hành chính, chính trị của huyện Di Linh. Trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Đô thị theo chức năng tổng hợp gồm đô thị Đức Trọng, Lạc Dương, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Lộc Thắng, Ma đaguôi, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bằng Lăng. Trong đó đô thị Đức Trọng là cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp dược, mỹ phẩm cấp vùng. 

Đô thị chuyên ngành, đô thị mới cấp huyện gồm: Đô thị Nam Ban, Đ'ran, Đạ Mri, Hòa Ninh, Phước Cát, Đạ Rsal.

Phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành

Về định hướng phát triển vùng nông nghiệp, theo quy hoạch, sẽ phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành. Lâm Đồng là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước; vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao trên thị trường quốc tế.

Trọng tâm là 4 mục tiêu hướng đến: 1- Xây dựng thương hiệu số một Việt Nam; 2- Xây dựng cụm sản xuất rau hoa số một Đông Nam Á; 3- Xây dựng điểm du lịch nông nghiệp số một Việt Nam; 4- Hình thành trung tâm đào tạo nhân lực và nghiên cứu nông nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên.

Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với phát triển làng hoa, làng nghề truyền thống, xây dựng làng đô thị xanh và phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp.

Vùng nông nghiệp gồm: Vùng chuyên canh rau, hoa ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà, sản xuất nấm thực phẩm cao cấp và nấm dược liệu.

Vùng trồng lúa ở Cát Tiên, Đạ Tẻh, Lâm Hà; vùng chuyên canh chè ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di linh, Đạ Huoai, Đà Lạt, Lâm Hà, Đạ Tẻh. Vùng chuyên canh cà phê: Cà phê vối tại Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lộc, cà phê chè tại Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đà Lạt, vùng trồng cà phê công nghệ cao.

Trồng cây mắc ca ở Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đơn Dương, Đam Rông, Bảo Lộc; vùng trồng cây ăn quả ở Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh;..

Phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại công nghiệp, trong đó chăn nuôi bò sữa tập trung ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc; bò thịt ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lộc. Chăn nuôi heo ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương...

Linh Đan

Vulan

Tin khác

Đường sắt Việt Nam nhộn nhịp hành khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đường sắt Việt Nam nhộn nhịp hành khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngành đường sắt dự báo dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, lượng khách tại ga lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn sẽ tăng 2 - 3 lần so với ngày thường.

Giao thông
Chốt tiến độ nhiều hạng mục 2 dự án trọng điểm quản lý bay khu vực miền Nam

Chốt tiến độ nhiều hạng mục 2 dự án trọng điểm quản lý bay khu vực miền Nam

(CLO) Ngày hôm nay (26/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cùng liên danh các nhà thầu đã ký giao ước thi đua với quyết tâm “Vượt nắng thắng mưa - sớm đưa công trình về đích” nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm.

Giao thông
Phạt nguội xe máy: Mục tiêu tốt nhưng nhiều thách thức khi thực hiện

Phạt nguội xe máy: Mục tiêu tốt nhưng nhiều thách thức khi thực hiện

(CLO) Việc phạt nguội xe máy góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn là cần thiết nhưng thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Giao thông
CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Đến thời điểm này, lực lượng CSGT trong toàn tỉnh Quảng Bình đã bố trí 100% quân số trực, sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Giao thông
Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

(CLO) Vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe ô tô trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khiến giao thông hướng TP.HCM đi miền Tây ùn tắc nghiêm trọng, lượng lớn phương tiện nối đuôi nhau mắc kẹt kéo dài hơn 10km.

Giao thông