(NB&CL) Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh, việc Quy hoạch tổng thể quốc gia (QHTTQG) được Quốc hội thông qua là một bước quan trọng và có thể được đúc kết lại trong 12 chữ “Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định, việc thực hiện tốt QHTTQG góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng; đời sống nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.
1. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 9/2/2022, khi nhắc về QHTTQG, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thảo luận, tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết phải ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trung ương coi đây là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài, nhưng cũng là vấn đề rất rộng lớn, rất mới, rất khó, rất nhạy cảm và chưa có tiền lệ.
Còn tại Hội nghị công bố và triển khai QHTTQG thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 và Hội nghị toàn quốc về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thời kỳ 2021-2030 được tổ chức hồi tháng 4/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: QHTTQG lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, là quy hoạch vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính chiến lược, bao trùm mọi lĩnh vực KTXH và được lập cho 10 năm (trước đây chỉ có chiến lược phát triển KTXH của cả nước). Do đó, việc QHTTQG được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 là một bước quan trọng và có thể được đúc kết lại trong 12 chữ “Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới”.
Sau khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ KH&ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 9/1/2023 của Quốc hội và Kế hoạch thực hiện QHTTQG thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Chính phủ ban hành, triển khai.
Xung quanh nhiệm vụ này, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết QHTTQG là văn bản pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu thành quả to lớn được tạo nên từ rất nhiều công sức, trí tuệ, quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia có hiệu quả của 30 viện nghiên cứu, với hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế để xây dựng nên một bản Quy hoạch tổng thể quốc gia đầu tiên của đất nước.
“Chúng tôi đã triển khai trong suốt 2 năm qua với hàng trăm cuộc hội nghị, hội thảo, với một phương pháp tiếp cận hết sức mới, hiện đại và đảm bảo các thông lệ tốt của quốc tế cũng như các nghị quyết của T.Ư Đảng”, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết.
2. Từ quyết tâm lớn của Đảng, từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng của Chính phủ, từ tháng 4/2023, QHTTQG, chính thức được công bố và triển khai. Theo đó, đây là QHTTQG đầu tiên được xây dựng với các mục tiêu kinh tế được đặt ra rất cụ thể: Đến năm 2030, đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Quy hoạch định hướng mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững; hình thành các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại; bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Chỉ tiêu kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021-2030.
Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2031-2050 đạt khoảng 6,5 - 7,5%/năm. Phát triển các vùng hài hòa, bền vững. Giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn, phát huy. Phấn đấu nhanh nhất đạt mục tiêu giảm phát thải ròng của quốc gia về “0” vào năm 2050.
Theo Quy hoạch, phát triển không gian kinh tế - xã hội theo 6 vùng kinh tế - xã hội gồm: Trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó, phát triển 4 vùng động lực quốc gia: Vùng động lực phía Bắc, vùng động lực phía Nam, vùng động lực miền Trung và vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Có thể nói, QHTTQG là căn cứ pháp lý, công cụ để đẩy nhanh việc thực hiện đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng; đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo, cản trở phát triển, gây khó khăn cho việc huy động các nguồn lực của doanh nghiệp và người dân, phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển của cả đất nước, của từng vùng và từng địa phương với tầm nhìn dài hạn, tổng thể.
3. QHTTQG đã có, vấn đề còn lại là việc làm thế nào để triển khai một cách thực sự hiệu quả, thực chất, toàn diện QHTTQG. Tại hội nghị triển khai QHTTQG tháng 4/2023, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả 10 nhiệm vụ giải pháp. Trong đó, Thủ tướng nhất mạnh tới việc ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện có hiệu quả QHTTQG, nhất là tập trung nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án quan trọng quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu, xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng tăng cường phân cấp huy động, sử dụng nguồn lực đầu tư ở Trung ương và địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương cùng đầu tư ngân sách vào các hạ tầng dùng chung, hạ tầng liên kết vùng, các công trình hạ tầng kết nối giữa các trung tâm phát triển của địa phương với hệ thống hạ tầng quốc gia. Cùng với đó hoàn thiện cơ chế, chính sách về văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội. Chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo sinh kế, việc làm, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại phục vụ nhu cầu thông tin của người dân.
Về thu hút đầu tư phát triển, người đứng đầu Chính phủ đề nghị, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch. Hoàn thiện khung khổ luật pháp, chính sách phát triển các loại thị trường vốn, nhất là thị trường chứng khoán, thị trường vốn đầu tư mạo hiểm, huy động nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc tập trung phát triển nguồn nhân lực bền vững, bảo đảm cân đối tổng thể, hài hòa với định hướng phân bố dân cư. Xây dựng chính sách, giải pháp đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thủ tướng cũng lưu ý việc bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển theo hướng tăng dần cho chi đầu tư phát triển. Cơ cấu lại chi đầu tư công theo hướng trọng tâm, trọng điểm và không dàn trải, nâng cao hiệu quả, hiệu lực phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công.
Việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội cũng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu khi triển khai QHTTQG.
Rõ ràng, với tư duy mới, tầm nhìn mới, QHTTQG thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mở ra những cơ hội mới và giá trị mới cho đất nước trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2030. Tư duy mới, tầm nhìn mới đã có, và cơ hội phát triển mới, cơ hội xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, đời sống ngày càng hạnh phúc, ấm no, phụ thuộc phần lớn vào sự nhiệt huyết, quyết tâm, tinh thần sáng tạo của hết thảy chúng ta khi triển khai QHTTQG.
(CLO) Tổ chức Wikimedia Foundation, tổ chức phi lợi nhuận điều hành bách thư toàn khoa mở này, đã công bố danh sách hàng năm về các trang Wikipedia được truy cập nhiều nhất
(CLO) Chiều 4/12, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đăng tải dòng trạng thái trên trang cá nhân với nội dung về việc rút đơn kiện tỉ phú Gerard Richard Williams III. Nam ca sĩ mong mọi người có cái nhìn rộng lượng và bỏ qua sự cố không vui này.
(CLO) Ban cán sự đảng UBND TP Đà Nẵng vừa có báo cáo đề xuất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc UBND thành phố, UBND các quận, huyện, các hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.
(CLO) Để đảm bảo hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025, người trồng hoa ở làng Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) miệt mài chong đèn xuyên đêm, giúp cây phát triển tốt và ra hoa đúng thời điểm, sẵn sàng phục vụ nhu cầu dịp Tết.
(CLO) Ngày 3/12, Meta thông báo đang tìm kiếm các nhà phát triển điện hạt nhân có thể giúp công ty đạt được mục tiêu về trí tuệ nhân tạo (AI) và môi trường.
(CLO) Chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đã kịp phân bổ hơn 100 tỷ USD tài trợ từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), một trong những luật khí hậu đặc trưng của Mỹ.
(CLO) YouTube phát hành Báo cáo Xu hướng 2024, làm nổi bật các chủ đề thịnh hành, nội dung sáng tạo, âm nhạc và tác động văn hóa toàn cầu, khẳng định vị thế của nền tảng này.
(CLO) Công ty TNHH đầu tư xây dựng Khánh Chi Hà Nam vừa bị xử phạt 12 triệu đồng do thi công, cải tạo Quốc lộ 1A qua huyện Thường Tín, Hà Nội cẩu thả, làm rơi vãi vật liệu khiến nhiều xe máy trượt ngã.
(CLO) Từ đầu năm đến nay, nước ta ghi nhận hơn 114.900 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 18 ca tử vong. Bệnh đang diễn biến khó lường và mở rộng phạm vi lưu hành, gây áp lực nặng nề lên hệ thống y tế.
(CLO) Ngày 4/12, các nhà lập pháp Pháp sẽ tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm, sự kiện có khả năng phế truất chính phủ của Thủ tướng mới nhậm chức Michel Barnier.
(CLO) Apple có thể ra mắt iPhone gập đầu tiên vào năm 2026 với thiết kế dạng sách, sử dụng iPadOS. Liệu đây có phải bước đột phá mới của Apple trong thị trường điện thoại gập?
(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu Công ty Minh Phúc Group tạm dừng việc khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân.
(CLO) Sáng 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu Quốc hội đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, để lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
(CLO) Ngày 4/12, Công an tỉnh Hải Dương vừa ra cảnh báo về tình trạng các đối tượng lừa đảo “giả danh thám tử,” "chat sex” để thu thập thông tin nhạy cảm của nạn nhân rồi tống tiền.
(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
(NB&CL) “Vùng phát thải thấp” có lẽ là một trong những cụm từ được chính quyền, người dân Thủ đô cũng như giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất thời gian qua. Đây đang được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho thực trạng ô nhiễm không khí gây ra bởi phương tiện giao thông tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, những thách thức từ việc triển khai giải pháp này cũng không hề nhỏ.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.