(CLO) Trong Quy hoạch tổng thể quốc gia định hướng hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và hướng Đông - Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn...
Theo đó, chiều 6/12, Hội nghị toàn quốc (trực tiếp kết hợp với trực tuyến) nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã nghe Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trình bày tóm tắt nội dung Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch tổng thể quốc gia xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm
Đáng chú ý, theo Phó Thủ tướng cho biết, quy hoạch tổng thể quốc gia xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kết cấu hạ tầng; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với không gian phát triển mới; phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia; và phát triển các hành lang kinh tế.
Các vùng động lực quốc gia được hình thành trên cơ sở lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay; từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ (khu vực Khánh Hòa và phụ cận).
Trong Quy hoạch tổng thể quốc gia định hướng hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và hướng Đông - Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn và gắn với các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng. Ưu tiên phát triển các hành lang kinh tế gắn với vùng động lực quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng và hiệu ứng lan tỏa.
Xác định hệ thống các giải pháp để thực hiện quy hoạch
Cũng theo Phó Thủ tướng, quy hoạch tổng thể quốc gia xác định hệ thống các giải pháp để thực hiện quy hoạch, bao gồm giải pháp về huy động nguồn lực, về cơ chế, chính sách, về khoa học, công nghệ, về nguồn nhân lực và về hợp tác quốc tế.
Theo đó, cần nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư công, ưu tiên cho mạng lưới hạ tầng quy mô lớn mang tính liên vùng, liên tỉnh và kết nối vùng với các trung tâm kinh tế lớn, kết nối khu vực, quốc tế; đầu tư các công trình có sức lan tỏa cao, giải quyết các nút thắt của vùng, mang lại hiệu quả cho toàn vùng.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hơn nữa chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh. Phát triển các loại thị trường vốn; có cơ chế phù hợp để khai thác nguồn lực từ đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đổi mới mạnh mẽ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài; định hướng thu hút các doanh nghiệp lớn có công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hệ thống quản lý hiện đại, các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới đầu tư vào địa bàn các vùng động lực, tạo sức lan tỏa lớn, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế trong nước.
Cần ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng quy mô lớn của các vùng động lực quốc gia và thúc đẩy hình thành các hành lang kinh tế ưu tiên. Cùng với đó là, quan tâm đầu tư các khu vực khó khăn, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực vùng khó khăn, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.
Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao tiềm lực và trình độ khoa học, công nghệ trong nước để có thể triển khai các hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới, tập trung phát triển công nghệ ưu tiên có khả năng ứng dụng cao.
Xây dựng chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực cơ sở đào tạo các ngành ưu tiên. Ban hành các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành ưu tiên và các địa phương trong các vùng động lực. Đổi mới chính sách thu hút nhân lực, đặc biệt là cán bộ khoa học kỹ thuật về công tác lâu dài và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ ở các vùng khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tăng cường hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng kết cấu hạ tầng và tăng cường kết nối kinh tế trong và ngoài khu vực ASEAN. Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Tận dụng các nguồn lực hỗ trợ của quốc tế cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
(CLO) Cảnh sát đã đụng độ với hàng nghìn người biểu tình tại thủ đô Tbilisi vào rạng sáng thứ Sáu, sau khi chính phủ mới của Georgia thông báo đình chỉ các cuộc đàm phán về việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) cho đến năm 2028.
(CLO) Samsung Tab S10 FE sắp ra mắt, hứa hẹn là lựa chọn giá rẻ với màn hình lớn, tính năng hấp dẫn, và nhiều phiên bản mới, lấp đầy khoảng trống dòng Tab S10 cơ bản.
(CLO) Toà án Hiến pháp Romania (CCR) đã yêu cầu kiểm phiếu lại cuộc bầu cử tổng thống vòng một diễn ra vào ngày 24/11, sau khi ứng cử viên cực hữu Calin Georgescu bất ngờ giành chiến thắng.
(CLO) Ngày 29/11, theo thông tin từ Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 60 chuyến tàu biển đăng ký cập bến, dự kiến mang theo khoảng 90.000 khách du lịch đến với Quảng Ninh trong năm 2025.
(CLO) Chiến lược gia người Bồ Đào Nha vẫn chưa hoàn toàn hài lòng với màn trình diễn của các học trò trong trận thắng 3-2 trước Bodo tại Europa League.
(CLO) Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung - cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Văn bản số 1026/TTg-CN ngày 28/11/2024 về việc công nhận thành phố Phủ Lý mở rộng nội thành theo tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam.
(CLO) Hiện nay, nhiều dòng xe mới hiện đại đều được trang bị hệ thống tự động tắt máy (start-stop). Tuy nhiên, tính năng này không phải lúc nào cũng được người dùng ưa chuộng, bởi một số lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng đến độ bền của xe trong thời gian dài.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin cho biết 100 máy bay không người lái và 90 tên lửa đã được phóng vào Ukraine trong hai ngày qua "để đáp trả các cuộc tấn công sâu" bên trong nước Nga, đồng thời tuyên bố có thể sẽ tấn công Kiev bằng tên lửa siêu thanh Oreshnik.
(CLO) Kể từ tháng 12/2024, bộ đôi ô tô bán chạy Ford Everest và Ranger tại thị trường Việt Nam sẽ không còn một số công nghệ và tính năng cho người dùng.
(CLO) Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Văn bản số 1026/TTg-CN ngày 28/11/2024 về việc công nhận thành phố Phủ Lý mở rộng nội thành theo tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai nước Việt Nam và Phần Lan tăng cường hợp tác chiến lược trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và kinh tế tuần hoàn; đề nghị Phần Lan hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tăng cường đào tạo sinh viên Việt Nam theo học tại Phần Lan.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, công tác xây dựng thể chế cũng đang được đổi mới mạnh mẽ, không chỉ sửa chữa, khắc phục những bất cập, tồn tại, yếu kém mà còn kiến tạo, khởi tạo không gian sáng tạo, phát triển cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các bên liên quan. Phó Thủ tướng đề nghị bà con người Việt tại Phần Lan có thể đóng góp cho quá trình này thông qua chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn luật pháp ở nước sở tại.
(CLO) Trong cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Phần Lan Rikka Purra khẳng định Phần Lan mong muốn tăng cường quan hệ thương mại với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, đồng thời đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính về "0" (Net Zero) của Việt Nam vào năm 2050.
(CLO) Hội kiến Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phát triển bền vững, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn.
(CLO) Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) quy định trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý nhà nước trong phòng, chống mua bán người.
(CLO) Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
(CLO) Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
(CLO) Ngày 28/11, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni và Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 28 - 29/11/2024 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.