Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia: Tới năm 2050, 85% là năng lượng tái tạo

Thứ tư, 09/08/2023 16:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 9/8, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã công bố 3 quy hoạch ngành về năng lượng, bao gồm: Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt và quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.

Trong quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, mục tiêu cơ bản là cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050.

Về chuyển đổi năng lượng công bằng, đặt mục tiêu tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp 15 - 20% năm 2030 và khoảng 80 - 85% năm 2050.

quy hoach tong the ve nang luong quoc gia toi nam 2050 85 la nang luong tai tao hinh 1

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương công bố Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia. (Ảnh: Việt Vũ)

Tiết kiệm năng lượng khoảng 8 - 10% vào năm 2030 và khoảng 15 - 20% vào năm 2050 so với kịch bản phát triển bình thường.

Mức thải khí nhà kính khoảng 399 - 449 triệu tấn năm 2030 và khoảng 101 triệu tấn vào năm 2050. Mục tiêu cắt giảm khí nhà kính 17 - 26% vào năm 2030 khoảng 90% vào năm 2050 so với kịch bản phát triển bình thường. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.

Trong khi đó, về quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí, Bộ Công Thương đặt mục tiêu đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến xăng dầu đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030. 

Dự trữ thương mại sức chứa tăng thêm từ 2,5 - 3,5 triệu m3 trong giai đoạn 2021 - 2030, đạt sức chứa tới 10,5 triệu m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng.

Dự trữ quốc gia đảm bảo sức chứa từ 500.000 - 1 triệu m3 sản phẩm xăng dầu và 1 - 2 triệu tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500.000 - 800.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 2 - 3 triệu tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.

Về khí đốt: Đảm bảo hạ tầng dự trữ đối với LPG sức chứa tới 800.000 tấn giai đoạn 2021 - 2030 và tới 900.000 tấn giai đoạn sau năm 2030; đối với LNG đạt 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021 - 2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường ống từ nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu, kho đầu mối xăng dầu, trạm phân phối LPG và kho LNG nhập khẩu) tới các trung tâm, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng.

Về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, mục tiêu là sẽ thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản bôxit.

Đồng thời, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản titan với lộ trình và quy mô hợp lý phù hợp với từng giai đoạn, từng bước hình thành các tổ hợp công nghệ mỏ - tuyển, cụm công nghiệp chế biến khoáng sản titan đồng bộ với hạ tầng;

Riêng với đất hiếm, phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Đối với các doanh nghiệp được cấp phép mới khai thác khoáng sản đất hiếm phải gắn với dự án chế biến đến sản phẩm tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%;

Theo Bộ Công Thương, quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đề xuất một loạt cơ chế mới, gồm đa dạng hóa nguồn vốn, hình thức đầu tư, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trong lĩnh vực năng lượng.

Với quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản, Bộ Công Thương cho rằng đã phân loại cụ thể các nguồn vốn, gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn quốc tế, vốn tư nhân dành cho từng lĩnh vực. 

Vốn từ ngân sách nhà nước chỉ dành cho hoạt động điều tra tài nguyên, xây dựng dữ liệu về khoáng sản, hoặc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới. Trong khi nguồn vốn của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dành cho khai thác, chế biến, đầu tư công nghệ mới…

Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các Tập đoàn, Tổng công ty năng lượng, khoáng sản (như EVN, PVN, TKV, hóa chất, xăng dầu…) và các Hiệp hội ngành nghề tập trung quán triệt, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Quy hoạch.

Đồng thời, chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách khả thi và tích cực tham gia góp ý với các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng các quy định, chính sách liên quan đến lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, vừa tăng cường sự quản lý nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; 

Nỗ lực triển khai các dự án đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất và quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác (trong và ngoài nước), nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần hiện thực hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Việt Vũ

Tin mới

Triển khai Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Triển khai Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

(CLO) Ngày 7/10, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp công bố thông tin về Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất.

Nghề báo
Trao giải Cuộc thi viết '70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào'

Trao giải Cuộc thi viết '70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào'

(CLO) Chiều 7/10, Báo Hànộimới tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết '70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào'.

Nghề báo
Đồng chí Lê Quốc Minh tiếp Đại sứ Triều Tiên tại Việt Nam

Đồng chí Lê Quốc Minh tiếp Đại sứ Triều Tiên tại Việt Nam

(CLO) Ngày 7/10, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Việt Nam Ri Sung Guk đã đến chào xã giao đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Nghề báo
Hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước

Hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam ban hành là để thực hiện ngay, do vậy, phải ngắn gọn, rõ quan điểm, mục tiêu. Cụ thể là hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước cả về pháp lý, con người, cơ chế chính sách; chưa thực hiện giao dịch quốc tế, trừ những hoạt động trao đổi tín chỉ carbon theo những thoả thuận quốc tế.

Tin tức
Tăng cường phân cấp, phân quyền khi sửa Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Tăng cường phân cấp, phân quyền khi sửa Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

(CLO) Ngày 7/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Các ý kiến đánh giá đây là một dự án luật khó và đặt vấn đề sửa luật trên tinh thần cụ thể hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước…

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kỷ nguyên thông minh phải là kỷ nguyên phát triển vì con người

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kỷ nguyên thông minh phải là kỷ nguyên phát triển vì con người

(CLO) Nói về chủ đề cho Hội nghị WEF Davos năm 2025 sắp tới tại Davos, Thụy Sĩ là "Định hình kỷ nguyên thông minh", Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là nội dung mang tầm thời đại, là vấn đề thế giới phải nghiên cứu, thích ứng và làm chủ. Đặc biệt, Thủ tướng cho rằng, kỷ nguyên thông minh phải là kỷ nguyên phát triển vì con người, phục vụ con người, lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể.

Tin tức
Giải Nobel Y sinh 2024 được trao cho hai nhà khoa học Mỹ vì phát hiện ra microRNA

Giải Nobel Y sinh 2024 được trao cho hai nhà khoa học Mỹ vì phát hiện ra microRNA

(CLO) Ngày 7/10, giải Nobel Y học 2024 đã được trao cho hai nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros và Gary Ruvkun với những phát hiện về microRNA cũng như vai trò quan trọng của nó trong quá trình phát triển và sinh sống của các sinh vật đa bào.

Thế giới 24h
TPHCM công bố bộ tiêu chuẩn 'trường học số'

TPHCM công bố bộ tiêu chuẩn 'trường học số'

(CLO) Bộ tiêu chuẩn công nhận "trường học số" được UBND TPHCM công bố với 6 tiêu chí nhằm thay đổi phương thức tổ chức hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trên địa bàn.

Giáo dục
Dự báo thời tiết ngày 8/10: Hà Nội sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 8/10: Hà Nội sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 8/10, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có nơi mưa to, mưa tập trung chiều tối và tối.

Đời sống
Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá kiểm tra 'lùm xùm' tại Trường THPT Chuyên Lam Sơn

Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá kiểm tra 'lùm xùm' tại Trường THPT Chuyên Lam Sơn

(CLO) Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đang vào cuộc kiểm tra, xác minh thông tin về những "lùm xùm" trong việc chọn đội tuyển dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024 - 2025.

Giáo dục
Các thế hệ phụ nữ Việt Nam đang tiếp bước truyền thống anh hùng của dân tộc

Các thế hệ phụ nữ Việt Nam đang tiếp bước truyền thống anh hùng của dân tộc

(CLO) Ngày 7/10, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu nữ chuyên trách Hội Liên hiệp phụ nữ tiêu biểu các cấp toàn quốc năm 2024.

Tin tức
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, trưa 7/10 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp – Việt Nam Nguyễn Hải Nam và một số các thành viên.

Tin tức
Tỷ phú Jeff Bezos tiết lộ thói quen hàng ngày giúp ông đạt được thành công

Tỷ phú Jeff Bezos tiết lộ thói quen hàng ngày giúp ông đạt được thành công

(CLO) Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, bắt đầu ngày mới với một thói quen khá giản dị nhưng vô cùng hiệu quả, khác biệt so với hình dung của nhiều người về lịch trình bận rộn của các tỷ phú.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chuyển đổi 83 ha rừng ở Kon Tum để triển khai một số dự án

Chuyển đổi 83 ha rừng ở Kon Tum để triển khai một số dự án

(CLO) Tỉnh Kon Tum vừa có chủ trương chuyển đổi khoảng 83 ha rừng để thực hiện 12 dự án trên địa bàn hai huyện Đăk Glei và Ia H’Drai.

Đời sống
Bốc thăm môn thứ 3: Để tránh học lệch, học tủ

Bốc thăm môn thứ 3: Để tránh học lệch, học tủ

(CLO) Việc tổ chức thi bốc thăm môn thi thứ 3, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội khiến phụ huynh lo ngại áp lực học tập, thi cử càng nặng nề.

Giáo dục
Nam Định: Bắt giữ 5 tàu khai thác cát trái phép

Nam Định: Bắt giữ 5 tàu khai thác cát trái phép

(CLO) Lực lượng thuộc Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) vừa phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Nam Định bắt giữ 5 tàu khai thác cát trái phép.

Đời sống
Bình Luận

Tin khác

Đà tăng trưởng vượt bậc kéo dài dấy lên sự hoài nghi lớn về cổ phiếu Trung Quốc

Đà tăng trưởng vượt bậc kéo dài dấy lên sự hoài nghi lớn về cổ phiếu Trung Quốc

(CLO) Dù thị trường chứng khoán Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt đáng kể trong thời gian gần đây, nhiều nhà quản lý quỹ và chiến lược gia trên toàn cầu vẫn tỏ ra dè dặt.

Kinh tế vĩ mô
Chiến tranh kinh tế leo thang ở châu Âu: Quân sự hóa có phải là giải pháp?

Chiến tranh kinh tế leo thang ở châu Âu: Quân sự hóa có phải là giải pháp?

(CLO) Liên minh châu Âu đối mặt hàng loạt khủng hoảng, từ chi phí sinh hoạt tăng 30% đến làn sóng cực hữu trỗi dậy, đe dọa nền tảng chính trị - xã hội.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam đang 'ghìm' được lạm phát, vì sao?

Việt Nam đang 'ghìm' được lạm phát, vì sao?

(CLO) Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng tăng 2,69% so với cùng kỳ năm 2023, mức lạm phát này được đánh giá là thấp, nhiều khả năng lạm phát cả năm sẽ đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra dưới 4%.

Kinh tế vĩ mô
Hà Nam: Miễn giảm lãi vay, cho vay mới để doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão lũ

Hà Nam: Miễn giảm lãi vay, cho vay mới để doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão lũ

(CLO) Tỉnh Hà Nam đang tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, chung tay khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra, để sớm ổn định, khôi phục sản xuất.

Kinh tế vĩ mô
Hà Nam: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Hà Nam: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(CLO) Năm 2024, tỉnh Hà Nam được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 7.259.712 triệu đồng. Thực hiện nhiệm vụ, tỉnh đã xây dựng kế hoạch và giao cho các ngành, địa phương phấn đấu thực hiện đạt 8.094.962 triệu đồng, bằng 111,5% kế hoạch giao.

Kinh tế vĩ mô
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 43% nhưng vẫn lo 'trượt' mục tiêu 18 triệu du khách

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 43% nhưng vẫn lo 'trượt' mục tiêu 18 triệu du khách

(CLO) 9 tháng của năm 2024, số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu 18 triệu khách quốc tế trong năm nay đang rất khó khăn.

Kinh tế vĩ mô
Bão Yagi khiến giá cả nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm 'đua tăng'

Bão Yagi khiến giá cả nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm 'đua tăng'

(CLO) Bão Yagi đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống người dân, tại một số nơi có những thời điểm khan hiếm các mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm dẫn đến tăng giá cục bộ.

Kinh tế vĩ mô
GDP Việt Nam quý III gây bất ngờ, ghi nhận tăng 7,4%

GDP Việt Nam quý III gây bất ngờ, ghi nhận tăng 7,4%

(CLO) Sáng 6/10, Tổng cục Thống kê (GSO) tổ chức họp báo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III/2024.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch năm 2024

Bắc Ninh: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch năm 2024

(CLO) Hết tháng 9 năm 2024, toàn tỉnh Bắc Ninh đã giải ngân được 2.571,2 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tỉnh Bắc Ninh quyết liệt đôn đốc tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân các dự án, đảm bảo tỷ lệ giải ngân đạt 100% nguồn vốn cả năm 2024 theo kế hoạch.

Kinh tế vĩ mô
Căng thẳng địa chính trị và cuộc đua bầu cử Mỹ khiến nhà đầu tư đổ xô vào Bitcoin và vàng

Căng thẳng địa chính trị và cuộc đua bầu cử Mỹ khiến nhà đầu tư đổ xô vào Bitcoin và vàng

(CLO) Bất ổn quốc tế và cuộc đua Nhà Trắng khiến vàng chạm ngưỡng 2.700 USD, Bitcoin trở thành kênh đầu tư an toàn.

Kinh tế vĩ mô