(CLO) Với tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định như hiện nay, dao động ở mức 6-7% mỗi năm, tới hết năm 2025, quy mô nền kinh tế Việt Nam dự kiến đạt 500 tỷ USD.
Nhận diện những thách thức
Kết thúc năm 2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 7,09%. Với mức tăng trưởng này, quy mô nền kinh tế Việt Nam tính theo giá hiện hành đạt 476,3 tỷ USD, đứng 33 thế giới, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.700 USD.
Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,5% - 7%, phấn đấu 7 - 7,5%.
Trong khi đó, Chính phủ đặt mục tiêu cao hơn rất nhiều, từ 8% trở lên. Bởi, năm 2025 được coi là thời điểm "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu cả nhiệm kỳ 2020-2025.
Một số quan điểm cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 là rất thách thức, do thế giới đang có rất nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia của ADB cho biết, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Rủi ro từ môi trường bên ngoài bao gồm sự bất ổn trong kinh tế toàn cầu, tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài và những bất ổn ở khu vực Trong Đông đang diễn ra.
“Những căng thẳng địa chính trị này khiến thương mại toàn cầu bị phân tán, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam”, ông Shantanu Chakraborty cho biết.
Cũng theo chuyên gia ADB, ở trong nước, cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu có khả năng làm tăng chí phí hậu cần và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tiêu dùng trong nước là một trong những động lực tăng trưởng thì vẫn trì trệ.
“Một động lực khác của tăng trưởng là giải ngân vốn đầu tư công thì vẫn chưa được như kỳ vọng”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Bên cạnh những nguy cơ rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu, một trong những thách thức nữa là Việt Nam vẫn thiếu lao động có tay nghề. Nhu cầu về lao động có tay nghề, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao đã vượt quá nguồn cung. Sự thiếu hụt này có thể cản trở tăng trưởng ở các ngành công nghệ mới nổi cũng như ảnh hưởng đến khu vực FDI.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2025 có thể vượt 500 tỷ USD
Bên cạnh những thách thức, ông Shantanu Chakraborty cho rằng, kinh tế Việt Nam đang có nhiều thuận lợi và cơ hội to lớn trong năm 2025.
Trước hết, Việt Nam có đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Với tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định như hiện nay, dao động ở mức 6-7% mỗi năm, thì tới hết năm 2025, quy mô nền kinh tế Việt Nam dự kiến đạt 500 tỷ USD.
“Điều này giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và thương mại”, ông Shantanu Chakraborty nói.
Thứ hai, hoạt động thương mại và đầu tư mạnh mẽ tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong những năm qua, bất chấp những thách thức từ những bất ổn toàn cầu, Việt Nam đã thể hiện khả năng phục hồi và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ ba, cải cách thể chế trên diện rộng đã và đang được được triển khai đã có những kết quả tích cực. Chúng ta cần lưu ý rằng đây là cuộc cải cách thể chế sâu rộng có thể giúp Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững, sáng tạo và có sức cạnh tranh.
Cuối cùng, chuyển đổi kép (chuyển đổi số và xanh) đang được thực hiện với nỗ lực của toàn bộ bộ máy chính trị, các doanh nghiệp và người dân. Sự chuyển đổi này đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong quá trình hiện đại hóa và đổi mới mô hình sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
“Chuyển đổi xanh sẽ giúp Việt Nam cải thiện môi trường sống cho người dân và chống chịu tốt hơn trước tác động của biến đổi khí hậu”, ông Shantanu Chakraborty nói.
Trong báo cáo mới nhất công bố vào tháng 12/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vẫn duy trì dự báo triển vọng tích cực đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2025 với sự nhấn mạnh vào động lực của đầu tư (bao gồm đầu tư công, FDI và đầu tư tư nhân), tiêu dùng và xuất khẩu.
Cụ thể, đầu tư công như một biện pháp kích thích tài khóa nên được ưu tiên vì Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa. Nợ công được kiểm soát tốt ở mức khoảng 37,4% GDP tính đến cuối năm 2023 nên dư địa tài khóa còn nhiều để Việt Nam tăng cường đầu tư mạnh hơn vào cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng. Việc đẩy nhanh đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng vừa là nhu cầu cấp thiết vừa là cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là một động lực chính, đặc biệt là khi các nhà đầu tư tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Môi trường chính trị ổn định và lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn. Đầu tư tư nhân trong nước cũng có thể tăng trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp thục tiến hành những cải cách thể chế, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh.
Tiêu dùng trong nước có thể được thúc đẩy nhờ nhu cầu tăng từ các biện pháp tài khóa, được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ nới lỏng để giữ lãi suất ở mức tương đối thấp. Chính sách phối hợp có thể hỗ trợ hiệu quả cho sự phục hồi kinh tế, xét đến sự ổn định giá cả tương đối và nhu cầu yếu. Với tầng lớp trung lưu trẻ và đang phát triển, tiêu dùng trong nước có khả năng sẽ vẫn mạnh. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát và niềm tin của người tiêu dùng.
Ngành xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng điện tử, dệt may và nông sản, dự kiến sẽ tăng trưởng. Tuy nhiên, có thể phải đối mặt với những trở ngại từ sự gián đoạn thương mại toàn cầu, cạnh tranh và các quy định khắt khe hơn về môi trường.
"Trong khi thị trường toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức trong giai đoạn 2024-2025, đây là cơ hội để Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị trong mạng lưới sản xuất toàn cầu để cải thiện xuất khẩu", chuyên gia của ADB nhấn mạnh.
(CLO) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dâng hương tưởng nhớ cố Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và thăm hỏi, chúc Tết gia đình, thân nhân đồng chí Phan Văn Khải.
(CLO) Kể từ cuộc đảo chính quân sự 4 năm trước, hàng triệu người Myanmar đã bỏ nhà cửa và chạy trốn khỏi đất nước để tìm kiếm sự an toàn ở các quốc gia láng giềng.
(CLO) Vào những ngày lập xuân, đặt chân đến xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), du khách dễ dàng bị cuốn hút bởi những thanh âm mê hoặc của ca trù. Những giai điệu khi trầm khi bổng, lúc buông lơi, lúc níu kéo, tạo nên một sức hấp dẫn khó cưỡng, khiến bước chân người nghe lưu luyến mãi không rời. Nơi đây, các thế hệ nghệ nhân và ca nương đang tiếp nối nhau gìn giữ, phát huy những giá trị độc đáo của ca trù – một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của vùng đất này.
(CLO) Nhiều khách hàng của Xfinity Mobile và Metro by T-Mobile gặp sự cố kích hoạt Samsung Galaxy S25 Ultra do hệ thống chưa cập nhật, gây bức xúc và gián đoạn trải nghiệm.
(CLO) Đám cháy Eaton ở Los Angeles không chỉ khiến cư dân phải sơ tán mà còn ảnh hưởng đến động vật hoang dã. Sở Cá và Động vật hoang dã California đã đưa một con gấu lớn ra khỏi một ngôi nhà ở Altadena.
(CLO) Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội ý nghĩa nhất trong văn hóa của người Việt Nam, trong rất nhiều hoạt động văn hóa ngày Tết, việc cho tặng, biếu và đọc báo ngày Tết cũng dần trở thành nét đẹp đầu năm, nhắc nhở chúng ta về giá trị của chữ nghĩa, lòng trân quý văn hóa truyền thống cũng như nguyện ước an lành đầu năm.
(CLO) Chỉ trong những ngày đầu năm mới, Bình Dương đã thu hút được 1,2 tỷ USD đầu tư, nâng tổng vốn FDI năm 2024 và trong tháng 1 năm 2025 lên hơn 3 tỷ USD.
(CLO) YouTube mở rộng tính năng cộng đồng, giúp YouTuber kết nối tốt hơn với khán giả. Đồng thời, nền tảng thử nghiệm AI hỗ trợ sáng tạo nội dung và đổi tên tab "Bài đăng".
(CLO) Từ bấy lâu nay, mỗi dịp “Tết đến Xuân về”, người dân tộc Mông (Điện Biên) lại tổ chức nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: Ném pao, đẩy gậy, rồng ấp trứng, bắn nỏ, đánh tu lu... Trong đó, trò chơi đánh quay (tu lu) thu hút số đông các bạn trẻ và thanh niên trai tráng trong làng đến tham gia.
(CLO) TP HCM đang đẩy mạnh phát triển 5 huyện ngoại thành trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu biến những huyện này thành các đô thị vệ tinh hiện đại.
(CLO) Nhờ vào tài năng bóng đá thiên bẩm, nhiều cầu thủ trên thế giới như Ronaldo, Messi, Neymar, Mbappe, Beckham… sở hữu nhiều lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Trong số đó, siêu sao Ronaldo là cầu thủ bóng đá có nhiều lượt theo dõi nhất trên mạng xã hội Instagram khi thu hút 648 triệu người.
(CLO) Sự khác biệt giữa chủ sở hữu xe điện và xe xăng ngày càng rõ rệt: 88% chủ xe điện muốn mua lại, trong khi 78% chủ xe xăng vẫn kiên quyết nói không.
(CLO) Liang Wenfeng, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành DeepSeek, đã được chào đón nồng nhiệt khi trở về quê hương Mililing, thuộc thành phố cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, trong dịp Tết Nguyên đán.
(NB&CL) “Công cuộc đổi mới gần 40 năm qua là bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển của Việt Nam và tạo diện mạo mới, vị thế mới cho đất nước. Chúng ta đang đứng trước thời điểm quyết định, đang là thời cơ vàng không thể bỏ lỡ để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” - TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết trong cuộc trò chuyện cùng Báo Nhà báo & Công luận.
(CLO) Ngày 31/1 (tức mùng 3 Tết Ất Tỵ), tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái, Quảng Ninh) và Cảng Cái Lân, hoạt động xuất, nhập khẩu đã sôi động trở lại sau 2 ngày nghỉ Tết Nguyên đán.
(NB&CL) Là một trong những chuyên gia kinh tế tham gia sâu vào quá trình soạn thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, có đóng góp nhiều trong quá trình đổi mới nền kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, trong bài trả lời phỏng vấn với Báo Nhà báo và Công luận đã cho rằng: “Nếu không có lực lượng doanh nghiệp của người Việt Nam lớn mạnh sẽ không đạt được khát vọng vươn mình”.
(NB&CL) Sau gần 40 năm đổi mới, tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đang đứng thứ 33 trong Top 40 quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Mặc dù vậy, nếu nhìn vào GDP bình quân đầu người và năng suất lao động, Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với một số nước trong khu vực chứ chưa nói đến các nước trên thế giới.