Quyền lợi người đóng bảo hiểm y tế liệu có tăng khi mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện tăng?

Thứ năm, 01/08/2024 15:25 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nay, mức đóng bảo hiểm y tế căn cứ vào lương cơ sở, việc tăng lương kéo theo tăng mức đóng bảo hiểm y tế. Bên cạnh ý kiến cần có chính sách hỗ trợ người đóng bảo hiểm y tế thì nhiều người còn cho rằng cần thiết phải nâng cao dịch vụ y tế, tránh tình trạng thiếu thuốc, thiếu giường bệnh, thái độ phục vụ thiếu văn minh.

Mức đóng bảo hiểm y tế tăng theo tăng lương cơ sở

Hiện nay, số người tham gia bảo hiểm y tế Việt Nam cao trên 90%. Điều này cho thấy chính sách bảo hiểm y tế được người dân đồng thuận và hưởng ứng tham gia. Một trong lý do người dân tham gia bảo hiểm y tế chính là chính sách đóng bảo hiểm y tế linh hoạt, phù hợp với thu nhập của người dân.

Tuy nhiên, từ ngày 1/7, sau khi tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu/đồng/tháng đã dẫn tới nhiều thay đổi trong cách tính đóng bảo hiểm y tế. Trong đó, người đóng bảo hiểm y tế sẽ phải chịu thêm chi phí vì mức đóng bảo hiểm y tế được tính dựa trên mức lương cơ sở.

Tại Điểm e, Khoản 1, Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình hằng tháng sẽ căn cứ theo mức lương cơ sở. Cụ thể:  Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Từ 1/7, người thứ nhất đóng 1,263,600 đồng/năm, trước đó mức đóng 972,000 đồng/năm. Người thứ 2, đóng 884,520 nghìn đồng, người thứ 3 đóng 758,160 nghìn đồng. So với mức đóng trước, mỗi người tăng lên từ 200 đến 300 nghìn đồng/năm.

Trước vấn đề này, nhiều người dân bày tỏ tâm tư. Việc bảo hiểm y tế gần như ai cũng tham gia, bởi đó là quyền lợi sát sườn nhất. Nếu chẳng may ốm đau, đi viện không có bảo hiểm y tế thì rất nguy. Tuy nhiên, đóng bảo hiểm y tế cũng nên căn cứ vào mức thu nhập thực tế của người dân. Trong tâm trạng lo lắng, bà Nguyễn Thu Hoài ở Nam Từ Liêm, Hà Nội tâm sự, để có tiền đóng bảo hiểm y tế cho 4 thành viên trong gia đình, bà Hoài đã phải cố gắng tiết kiệm.

“Khoản tiền đó thực sự là cố gắng mới đủ. Giờ đây, mức đóng bảo hiểm y tế mới tăng mỗi người lên hơn 200 nghìn đồng, số tiền gia đình chị bỏ ra gần 1 triệu đồng/năm cho 4 thành viên. Thực tình thu nhập không tăng, cuộc sống vốn khó khăn nay đóng thêm khoản nào thì áp lực thêm khoản đó” - bà Nguyễn Thu Hoài chia sẻ.

quyen loi nguoi dong bao hiem y te lieu co tang khi muc dong bao hiem y te tu nguyen tang hinh 1

Cần nhiều chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế. Ảnh minh họa: Bệnh viện Bạch Mai

Cùng chung tâm trạng, anh Trần Duy Đông làm nghề lái xe ôm cho biết, việc tăng tiền đóng bảo hiểm y tế cũng khiến anh tâm tư. Giờ chi tiêu nhiều khoản, nếu mọi khoản tăng một ít thì sẽ tạo thêm gánh nặng. “Tôi hy vọng, sau khi tăng mức đóng thì người đóng bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ được hưởng nhiều chế độ bảo hiểm y tế hơn. Đi khám chữa bệnh được thuận lợi hơn” - anh Trần Duy Đông bày tỏ ý kiến.

Cũng liên quan đến vấn đề này, mới đây cử tri tỉnh Phú Yên có kiến nghị gửi Bộ Y tế có chính sách hỗ trợ người đóng bảo hiểm y tế tự nguyện. Theo đó, khi người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện mức đóng cũng tăng theo mức tăng lương cơ sở. Trong khi thu nhập người dân còn khó khăn. Cử tri kiến nghị Bộ Y tế xem xét, có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Trước vấn đề này, quan điểm của Bộ Y tế là vẫn giữ nguyên các chính sách đóng bảo hiểm như hiện nay.

Chất lượng dịch vụ y tế phải tăng tương xứng

Việc người dân quan tâm tới mức đóng bảo hiểm y tế tăng cũng đặt ra một vấn đề mới, khi tăng mức đóng thì chất lượng dịch vụ y tế có tăng tương xứng. Đây là vấn đề rất thực tế vì nguyên tắc “tiền trao, cháo múc”. Có nghĩa, khi mức đóng tăng đồng nghĩa với dịch vụ cung cấp phải tăng theo.

Anh Nguyễn Huy Hoàng ở quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, nếu có người nhà đi viện mới thấy y tế vẫn còn nhiều điểm bất cập. Tình trạng bệnh viện thiếu thuốc điều trị hiện nay thực tế rất phức tạp. “Người nhà tôi điều trị ung thư, bệnh viện thiếu thuốc nên phải mua ngoài. Tuy nhiên, có những loại thuốc ngay cả bên ngoài cũng không có, chỉ có hàng xách tay. Mua về bác sĩ không dám sử dụng. Không chỉ người nhà của tôi mà nhiều bệnh nhân khác đều vướng mắc tình trạng như vậy” - anh Nguyễn Huy Hoàng nêu.

quyen loi nguoi dong bao hiem y te lieu co tang khi muc dong bao hiem y te tu nguyen tang hinh 2

Nhiều chính sách thay đổi theo mức tăng lương cơ sở

Liên quan đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế khi lương cơ sở tăng, trả lời báo chí ông Nguyễn Thành Đạt, Trưởng phòng chế độ bảo hiểm y tế (Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho rằng, khi mức đóng bảo hiểm y tế tăng do tăng lương cơ sở 30% từ ngày 1/7 thì mức chi trả của quỹ bảo hiểm y tế cũng tăng lên tương ứng. Ví dụ, 100% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với trường hợp trả cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở tăng lên, tương ứng 351.000 đồng khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng quy định.

Đi khám chữa bệnh không đúng quy định tại khoản 1 điều 28 Luật Bảo hiểm y tế tại nơi đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu thì chi ngoại trú tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở, tương đương 351.000 đồng. Còn nội trú tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tương đương với 1,17 triệu đồng. Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở tăng lên, tương đương 105,3 triệu đồng…

Theo anh Hoàng, đóng bảo hiểm y tế tự nguyện mục đích để khi có bệnh được hỗ trợ điều trị kịp thời. Nhưng đến thuốc còn không đủ thì quyền lợi của người bệnh rõ ràng nhận được không tương xứng với mức đóng. “Mức đóng bảo hiểm y tế tăng thì dịch vụ phải tăng” - anh Nguyễn Huy Hoàng phân tích.

Liên quan đến vấn đề này, nguyên Đại biểu Quốc hội, bà Bùi Thị An cho rằng, đến thời điểm này việc đóng bảo hiểm y tế tự nguyện thay đổi theo sự thay đổi của mức lương cơ sở. Tức mức đóng sẽ tăng thêm. Câu chuyện hiện nay cần phải bàn chính là chất lượng dịch vụ y tế có tăng theo không?

Về nguyên tắc, khi mức đóng tăng thêm thì chất lượng dịch vụ phải tăng theo. Ngành y hiện nay vẫn còn tình trạng người bệnh không đủ thuốc để dùng, giường bệnh thiếu. Tại nhiều bệnh viện lớn, tình trạng người bệnh không đủ giường bệnh, phải nằm chõng, tạm bợ điều trị trong thời gian dài vẫn xảy ra. Chưa kể nhiều nơi, thái độ phục vụ của nhân viên y tế chưa đạt. “Ngành y tế cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa chất lượng dịch vụ y tế để tương xứng với mức đóng bảo hiểm y tế của người dân. Đặc biệt, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế cần sớm khắc phục” - bà Bùi Thị An phân tích.

Có thể thấy rằng, việc trong thời gian ngắn mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện tăng trong khi thu nhập của người dân không tăng đang tạo nên gánh nặng cho người tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, một vấn đề mà mọi người quan tâm hơn, khi mức đóng bảo hiểm y tế đã tăng thì cần thiết dịch vụ y tế cũng tăng theo để đảm bảo quyền của người bệnh. Tránh việc, thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, thái độ đối xử đối với người bệnh kém văn minh vẫn luôn là vấn đề nóng của ngành y hiện nay.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Tự ý thay đổi thành phần trong sản xuất thuốc, Công ty dược Tùng Lộc bị xử phạt

Tự ý thay đổi thành phần trong sản xuất thuốc, Công ty dược Tùng Lộc bị xử phạt

(CLO) Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu ông Nguyễn Vũ Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Dược Quốc tế Tùng Lộc (Hưng Yên) nộp phạt 30 triệu đồng vì sản xuất thuốc không đúng với thành phần đăng ký đã được phê duyệt.

Sức khỏe
Lần đầu tiên Việt Nam có Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì toàn diện, đa mô thức

Lần đầu tiên Việt Nam có Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì toàn diện, đa mô thức

Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm áp dụng mô hình điều trị toàn diện, chuyên sâu, đa mô thức, giúp người bệnh đạt được nhiều kết quả cùng lúc như lấy lại vóc dáng, giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng liên quan đến thừa cân, béo phì.

Sức khỏe
Xử lý môi trường sau bão: Ngăn chặn nguồn gây bệnh để tránh dịch chồng dịch

Xử lý môi trường sau bão: Ngăn chặn nguồn gây bệnh để tránh dịch chồng dịch

(NB&CL) Sau một tuần bão đổ bộ vào nước ta, hậu quả về môi trường mà bão số 3 (bão Yagi) để lại vẫn vô cùng nặng nề, trong đó có tình trạng ô nhiễm cao tại những nơi ngập úng, lũ quét... nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ phát sinh dịch bệnh.

Sức khỏe
VNVC tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

VNVC tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

(CLO) Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm tại 39 trung tâm VNVC ở TP. HCM, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống VNVC đã tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu triển khai chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ, trong đó có gần 200 mũi tiêm miễn phí.

Sức khỏe
Hà Giang: 55 học sinh nhập viện sau khi ăn liên hoan Trung thu ở trường

Hà Giang: 55 học sinh nhập viện sau khi ăn liên hoan Trung thu ở trường

(CLO) Sau khi ăn tiệc liên hoan Trung thu được tổ chức tại trường, 55 học sinh xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn nghi bị ngộ độc và phải nhập viện ngay trong đêm.

Sức khỏe