Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Câu chuyện giá về "giá thịt lợn" đã một lần nữa tiếp tục làm nóng dư luận thời gian qua khi "nghịch lý" giá thịt lợn hơi (lợn xuất chuồng) xuống rất thấp đã khiến người chăn nuôi lao đao; trong khi đó, giá thịt lợn thành phẩm đến tay người tiêu dùng thì vẫn ở mức cao.
Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ ngày 20/10 đến nay, giá thịt lợn xuất chuồng đã tăng trở lại. Tuy nhiên, vì sao nhiều tháng qua, giá thịt lợn thành phẩm tại các siêu thị, các chợ luôn ở mức cao khi giá lợn hơi giảm sâu? Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan ra sao? hiện đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Về nguyên nhân khiến giá lợn hơi xuất chuồng giảm, Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian qua, do dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường học, bếp ăn tập thể cơ bản ngưng hoạt động; các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, chợ đầu mối, chợ dân sinh không hoạt động... dẫn đến nhu cầu sử dụng thực phẩm giảm từ 30-50%.
Đến nay, mặc dù các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường nhưng lượng nhân công lao động ở các địa phương vẫn chưa quay lại các thành phố lớn để làm việc, các trường học vẫn đóng cửa, các quán ăn mở đón khách với số lượng ít nên mức tiêu dùng thực phẩm vẫn còn hạn chế... Do đó, giá thịt lợn xuất chuồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Giá lợn hơi xuất chuồng giảm mạnh trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến người nông dân gặp khó, rơi vào cảnh thua lỗ. Ảnh: Nguyễn Lượng
Theo kết quả khảo sát của Bộ NN&PTNT, trong 9 tháng đầu năm 2021, giá lợn hơi xuất chuồng có xu hướng giảm dần; từ tháng 3, 4 giá từ 70.000-75.000 đg/kg, đến tháng 8 và tháng 9/2021 giá từ 42.000- 50.000 đồng/kg, sang tháng 10/2021 tính đến thời điểm hiện tại, giá dao động từ 35.000-45.000 đg/kg tùy từng vùng, đặc biệt có một số địa phương giá xuống dưới 35.000 đồng/kg đối với lợn quá lứa, khối lượng 130-160 kg.
Bộ NN&PTNT cũng cho biết, từ ngày 20/10 đến nay, giá thịt lợn xuất chuồng đã tăng trở lại, từ 5.000-6.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng, việc lưu thông thuận lợi hơn sau khi tình hình dịch COVID-19 từng bước được kiểm soát.
Cũng theo thống kê của Bộ NN&PTNT, thời gian qua giá thịt lợn hơi xuất chuồng giảm nhưng giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi tăng so với cùng kỳ 2020 (tăng từ 16-36%). Trong đó, tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc. Điều này khiến người sản xuất, thiếu hụt vốn để duy trì sản xuất do tồn đọng nhiều sản phẩm không tiêu thụ được, lưu thông hàng hóa khó khăn nên sản phẩm quá lứa, ứ đọng với số lượng khoảng 30% (1,5-2 triệu con).
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất phát sinh lớn, một bộ phận người dân, cơ sở phải dừng sản xuất, kinh doanh do không đủ nguồn lực tái sản xuất; việc tiếp cận các khoản vay mới từ các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã họp với các Bộ: NN&PTNT, Công Thương, Tài chính, GTVT, Công an, Văn phòng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi, tiêu thụ thịt lợn và giải pháp tăng cường quản lý, bình ổn thị trường nhằm bảo đảm quyền lợi của người chăn nuôi, người tiêu dùng, ổn định sản xuất.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, mức chênh lệch giữa giá xuất chuồng và giá thành phẩm đến tay người tiêu dùng là bất hợp lý, “việc tìm ra nguyên nhân và tập trung chỉ đạo để giải quyết vấn đề này là rất cần thiết” bởi ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân. Vận hành theo cơ chế thị trường, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cần có giải pháp điều hành từ các cơ quan Nhà nước.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương phải tổ chức thanh, kiểm tra, làm rõ chi phí của từng khâu trong chuỗi giá trị, thanh kiểm tra sự chênh lệch giá bán (giữa giá thịt lợn hơi và giá bán tại chợ, siêu thị); rà soát lại việc xuất – nhập khẩu thịt heo; kịp thời xử lý những vi phạm nếu có.
Để tránh những “nghịch lý” giữa giá thịt lợn hơi xuất chuồng với giá thịt thành phẩm thì việc thanh kiểm tra, làm rõ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành là rất cần thiết.
Giá thịt lợn thành phẩm đến tay người tiêu dùng ở mức cao trong khi giá lợn hơi ở mức thấp là "nghịch lý" cần làm rõ. Ảnh: người dân mua thịt lợn tại siêu thị siêu thị Coopmart quận 9 hồi tháng 3 - Quỳnh Trần
Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho biết, trong một vài ngày qua, giá thịt hơi có tăng và giá thịt lợn thành phẩm đã có chiều hướng giảm. Theo chiều hướng này thì trong vài tháng cuối năm nay, giá thịt lợn sẽ được bình ổn và người chăn nuôi đã có thể hòa vốn và sẽ có lãi.
Nói về nguyên nhân khiến giá thịt lợn thành phẩm giảm dần, ông Vũ Vinh Phú đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trong chỉ đạo các Bộ ngành như Bộ NN&PTNT mà đặc biệt là giao Bộ Công thương tổ chức thanh, kiểm tra, làm rõ chi phí của từng khâu trong chuỗi giá trị, thanh kiểm tra sự chênh lệch giá bán (giữa giá thịt lợn hơi và giá bán tại chợ, siêu thị).
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, việc thanh kiểm tra tìm ra nguyên nhân làm rõ chi phí của từng khâu trong chuỗi giá trị, thanh kiểm tra sự chênh lệch giá bán không khó nhất tại các siêu thị, cơ quan chức năng có thể làm nhanh để đưa ra kết luận sớm nhất.
“Phải thanh kiểm tra quyết liệt tìm ra nguyên nhân, đi vào từng khâu, đặc biệt là vấn đề ‘chiết khấu’ tại các siêu thị. Việc một số siêu thị giải thích giá thịt lợn thành phẩm cao là do có hợp đồng đã ký trước đó từ 6-7 tháng, thời điểm giá thịt hơi cao. Tôi cho rằng giải thích này chưa hợp lý bởi hợp đồng cần phải có các điều khoản ‘từ chối’. Phải có sự đàm phán theo đúng cung cầu thị trường để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, cần phải có sự chia sẻ, ổn định giá thị trường…”, ông Vũ Vinh Phú nói.
Nhấn mạnh việc thanh kiểm tra làm rõ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành là rất quan trọng để làm rõ trách nhiệm, công khai minh bạch trong sự việc này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, các cơ quan như Quản lý thị trường, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phải làm điểm ngay, chọn những “ông lớn”, những siêu thị bán giá cao hơn thị trường để thanh kiểm tra.
“Kiểm tra ngay về chứng từ, hóa đơn, giá mua của các đơn vị kinh doanh, siêu thị. Làm rõ chi phí là bao nhiêu, ăn lãi bao nhiêu? Hàng ký gửi hay chi phí siêu thị bỏ ra?”, chuyên gia Vũ Vinh Phú nêu rõ và cho rằng cũng cần phải thanh kiểm tra các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để làm rõ giá cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng kinh doanh sản phẩm thịt lợn bởi những doanh nghiệp này bao tiêu cả con giống, thức ăn do đó giá thành sẽ khác so với người dân chăn nuôi đơn thuần.
“Theo tìm hiểu của tôi, có đơn vị chăn nuôi tại Vĩnh Long giao giá lợn móc hàm đến siêu thị chỉ có 60.000 đồng/1kg. Nếu siêu thị bán khoảng 80.000 đồng/1kg là có lãi nhưng họ vẫn bán giá rất cao đến tay người tiêu dùng từ 120.000 đồng/1kg đến 170.000 đồng/1kg”, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho biết.
Ông Vũ Vinh Phú cũng cho rằng, Chính phủ cần có văn bản chỉ đạo quyết liệt, giao cho các lực lượng chức năng phối hợp thanh kiểm tra làm rõ chi phí của từng khâu trong chuỗi giá trị, thanh kiểm tra sự chênh lệch giá bán đó là giữa giá thịt lợn hơi và giá bán tại chợ, siêu thị…, quy định rõ thời gian thanh kiểm tra để báo cáo đến Chính phủ, công khai trước công luận.
“Không để diễn ra tình trạng như năm 2020, Chính phủ và các bộ ngành cũng giao trách nhiệm cho các công ty lớn phải giảm giá thịt lợn hơi xuống, nhưng tất cả vẫn đâu vào đấy, hầu hết không chịu giảm giá, và cũng không ai chịu trách nhiệm và bị xử lý”, chuyên gia Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NN&PTNT đã đề xuất Chính phủ xem xét gói hỗ trợ để khôi phục sản xuất đối với nông dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi COVID-19. Cùng với đó, xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế bảo vệ môi trường. Đồng thời gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng; giảm tiền thuê đất của năm 2021-2022 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19; có chính sách bố trí đất cho chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, đầu tư hạ tầng cho giết mổ, chế biến. |
Gia Phát
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh hai nước cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á –Âu, tập trung triển khai các dự án trọng điểm và phát triển các dự án mới để sớm đưa hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư trở thành trụ cột trong hợp tác Việt Nam – Nga.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(CLO) Ngày 2/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Nhà vua Bỉ Philippe cùng Hoàng hậu Mathilde dự lễ khánh thành Tổ hợp Văn phòng dịch vụ hiện đại tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong do Tập đoàn Hateco và DEEP C đầu tư. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde.