"Ranh giới" không có rào cản về tình người

Thứ năm, 09/09/2021 11:58 AM - 0 Trả lời

(CLO)  "VTV đặc biệt: Ranh giới”" phát sóng vào tối 8/9 được coi là bức tranh trần trụi nhất ở chính giữa lằn ranh sự sống và cái chết. Những câu chuyện khiến người xem như nghẹt thở vì xúc động trong cuộc chiến giành lại sự sống với Covid-19... đã lan tỏa, thức tỉnh ý thức và cảm xúc của mỗi người.

1. "Ranh giới" có thời lượng dài hơn 50 phút, với bối cảnh là Khu K1, BV Hùng Vương – nơi điều trị cho các sản phụ mắc COVID-19. Với phương pháp làm phim không lời bình, ê-kíp sản xuất như đưa người xem trực tiếp đến "hiện trường" nơi các bác sĩ ngày đêm giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19. Ekip làm phim quả thực đã lựa chọn một điểm đến thật đặc biệt, nơi chào đón những thiên thần được sinh ra, sự sống của một sinh linh được đón đợi, nơi lẽ ra nếu không vì Covid-19 thì sẽ chỉ có nụ cười và những niềm hạnh phúc...

ranh gioi khong co rao can ve tinh nguoi hinh 1

 "VTV đặc biệt: Ranh giới”" phát sóng vào tối 8/9 được coi là bức tranh trần trụi nhất ở chính giữa lằn ranh sự sống và cái chết

Thế rồi giờ đây lại trở thành nơi mà những y bác sĩ phải đưa ra những lựa chọn thật sự khó khăn, là nơi giằng co với tử thần, nơi không ai nghĩ tới sẽ là điểm trút hơi thở cuối cùng của bà mẹ mang trong mình một sinh linh nhỏ bé – tất cả chỉ vì COVID-19... Bộ phim thực sự diễn tiến như một cuộc chiến đúng nghĩa với thần chết để giành lấy sinh mạng cho không chỉ một người mà là 2 người cùng một lúc. Những hoạt động cấp cứu diễn ra hàng giờ để nỗ lực cứu sống bệnh nhân, những nụ cười hạnh phúc khi người bệnh từ cõi chết trở về, và có cả những giọt nước mắt khi những y bác sĩ thất bại vì không thể cứu được một sản phụ quá nặng...

Có những bác sĩ thì kiên trì, động viên, chăm sóc bệnh nhân như những người nhà, người thân, ngay cả lúc bệnh nhân không hợp tác... Họ bảo đây là những lúc người ta cần mình nhất nên mình giúp được gì thì giúp, làm được gì thì làm để bệnh nhân đỡ cô đơn, trống trải. Có bác sỹ điềm tĩnh nhưng đầy trí tuệ, đầy sự quyết đoán sáng suốt để giải quyết các tình huống xảy ra bất ngờ. Có cả nữ hộ sinh khu K1 bị nhiễm COVID-19 và phải đi cách ly với nỗ lo lắng, dằn vặt vì còn nhiều việc, nhiều người cần giúp quá... Rồi còn có cả người cha không thể gặp con gái lần cuối, gục ngã khóc nấc lên khi nghe bác sỹ thông báo tình hình con trước khi mất, chỉ được nhìn hình ảnh cuối cùng của con trong điện thoại bác sỹ... Những thước phim quay chậm và cận cảnh, chân thực đến mức đau đớn. Đã có nước mắt, đã có nỗi đau, đã có những điều ám ảnh đến mức bật khóc trước một sự thật trần trụi trong cuộc chiến với Covid-19 - “Sự sống quá mong manh”.

2. “Ranh giới” –  đạo diễn Tạ Quỳnh Tư đã lựa chọn tên bộ phim quả thực rất đắt. Khi xem bộ phim, ý nghĩa của từ ấy không chỉ là “ranh giới của sự sống và cái chết” mà nó còn có nhiều tầng nghĩa. Đầu tiên có thể ai xem phim cũng sẽ thấy, đó là ranh giới của sự biệt lập hoàn toàn với bên ngoài, đó như một thế giới đặc biệt mà không có những thước phim, không có những người dấn thân vào hiểm nguy để ghi lại thì rất khó hình dung được công việc cứu người của các y bác sĩ nơi đây. Bởi K1 biệt lập hoàn toàn, được ngăn cách với bên ngoài qua 2,3 lớp cửa. Những người vào trong khu K1 phải mặc đồ bảo hộ cực kỳ cẩn thận và mọi thứ đều rất nghiêm ngặt. Toàn bộ khu K1 liên lạc với bên ngoài thì chỉ bằng việc gọi qua điện thoại.

ranh gioi khong co rao can ve tinh nguoi hinh 2

Người bác sĩ đang nhấn tim cứu một sản phụ nguy kịch

“Ranh giới” còn là khoảng cách giữa một người bác sĩ với một người bệnh nhân. Các thai phụ mắc COVID-19 rất nặng, các y bác sỹ phải giúp bệnh nhân thở, trông họ trong lúc thở, vận hành mọi thứ để có Oxy, lúc hết Oxy thì bóp bóng bằng tay cả đêm cho bệnh nhân... Họ như những "bình Oxy sống" cho bệnh nhân của mình trong cuộc chiến này, tiếp thêm nghị lực sống cho những bệnh nhân chấp chới nơi cửa tử.

Và “ranh giới” ấy chính là khi phải đối mặt với sự sống và cái chết của bệnh nhân thì bác sỹ không màng đến cả sự lây nhiễm. Hình ảnh người bác sĩ nhấn tim liên tục khi thai phụ trở nặng, kịp thời cứu sống bệnh nhân khiến người xem nghẹt thở, bởi nhấn tim là nguy cơ lây nhiễm cao nhất, nhưng cũng chỉ một giây phút do dự, có thể sẽ không cứu được người. Bản thân họ cũng đứng trước quá nhiều ranh giới, là ranh giới của sự lây nhiễm, của ý chí và hy vọng, của đoàn tụ và chia ly, của lựa chọn nên cứu mẹ hay cứu con... Bộ phim cho thấy, trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác, nhẫn nại và bao dung để yêu thương người xa lạ như người thân của mình, và đôi khi không màng đến nguy hiểm mà bản thân đang phải đối diện. Khoảnh khắc ấy chính là ranh giới không có rào cản về tình người, về sự quyết tâm giành giật sự sống cho các bệnh nhân.  

X

3.    “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy…” (nhà văn Nguyễn Khải).  “Sức mạnh vượt qua ranh giới ấy” quả thực là một trong những ý nghĩa và thông điệp của bộ phim này.  Bộ phim hoàn toàn không có lời dẫn của người thực hiện nhưng khiến người xem bị cuốn vào theo từng “nhịp chạy” hối hả của đội ngũ tuyến đầu. Trong không gian bệnh viện đặc quánh nỗi buồn của bệnh tật vẫn  là những tia hy vọng cuối cùng, còn nước còn tát, là cuộc chiến đấu sống còn của người bệnh... Quả thực chưa bao giờ, chúng ta đứng gần đến như thế để chứng kiến cuộc chiến chống COVID-19 thực sự diễn ra khốc liệt ra sao. Và khi được chứng kiến qua bộ phim, tất cả đều thực sự ám ảnh khôn nguôi và cũng thức tỉnh nhiều điều.   

Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư chia sẻ rằng: Lần đầu tiên chúng tôi làm kỹ một bộ phim về đội ngũ bác sỹ của bệnh viện Hùng Vương nói riêng và thông qua bộ phim này thì muốn người xem nhìn nhận rộng hơn tất cả các y bác sĩ, đội ngũ y tế của cả nước mình đang gồng mình, hi sinh, cống hiến để cố gắng hết sức, giành giật sự sống cho tất cả bệnh nhân nhiễm COVID-19 khác... Nhưng quả thực anh và ekip đã làm được hơn thế. Bộ phim hơn cả những lời tri ân, hơn cả lòng ngưỡng mộ, hơn tất cả là đã giúp lan tỏa, thức tỉnh ý thức và cảm xúc của mỗi người trong cuộc chiến với đại dịch, giúp mỗi người thêm trân trọng sự sống từng ngày, bước qua những ranh giới của sự chủ quan, sự đòi hỏi, để cố gắng mỗi ngày thêm quý trọng sinh mạng của mình, của gia đình, người thân và xã hội. Và nhận ra được rằng khi sự sống quá đỗi mong manh là lúc hơn lúc nào hết con người ta biết sống vì nhau, sống tử tế hơn mỗi ngày... 

 Hà Vân

Bình Luận

Tin khác

Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

(CLO) Các tác phẩm vào chung khảo mùa giải lần thứ II có chất lượng tốt, đề tài hay, gần gũi với đời sống dân sinh, với yêu cầu phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Số lượng bài tham gia nhiều hơn mùa giải thứ nhất, nhiều bài có chất lượng cao vào chung khảo.

Nghề báo
Ra mắt Tự truyện 'Sống đến bình minh' của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

Ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

(CLO) Sáng 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Sự kiện do Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật và gia đình phối hợp tổ chức.

Nghề báo
Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công văn giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với CATP Hà Nội làm rõ thông tin phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại vụ cháy ở Thanh Trì.

Nghề báo
Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo