“Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên/ Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng…” (Trần Đăng Khoa). Đã 2 thế hệ, người Việt Nam không còn phải đối mặt với chiến tranh, với những tổn thất to lớn về người và của, với tình trạng báo động khẩn cấp, với nỗi lo sợ, đề phòng và ly tán. Cho đến khi dịch COVID-19 tràn tới. Một lần nữa, sau 4 thập kỷ, mỗi địa phương lại nằm trong những vùng cảnh báo nguy hiểm khác màu. Những đứa trẻ lại không được đến trường, gửi về quê “sơ tán”. Những người lao động không thể lao động, hàng hóa không thể thông thương, những con đường từ thành thị tới nông thôn vắng tanh như năm xưa báo động có máy bay giặc xâm nhập. Và hơn hết, có quá nhiều người chết.
Hai năm qua, đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây tổn thất hết sức nặng nề cho cả thế giới, trong đó có nước ta. Cuộc chiến với làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 trong suốt 5 tháng qua đã để lại nhiều mất mát đau thương không thể thống kê bằng con số, không thể đong đếm diễn tả bằng ngôn từ. Trong cuộc sống, sinh mệnh con người là điều đáng quý nhất. Sẽ chẳng có gì bù đắp được với sự mất mát của hơn 23.000 đồng bào. Trong đó, có biết bao người không được tổ chức một tang lễ trọn vẹn vì dịch bệnh. Hàng chục ngàn gia đình mất đi người thân yêu, hàng ngàn trẻ mồ côi cha, mẹ.
Đó là những ATM gạo, ATM oxy, “chợ 0 đồng”, “siêu thị 0 đồng” trong vùng dịch, “nhường cơm xẻ áo cho nhau” trong lúc khó khăn thiếu thốn. Hàng triệu “phần quà đại đoàn kết” và “túi an sinh”, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, hàng ngàn tấn trang thiết bị y tế của đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã được chở vào vùng dịch, chia sẻ khó khăn với nhân dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Sau thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội tại nhiều địa phương kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát đến nay, cả xã hội đang dần trở lại cuộc sống bình thường mới. Thực tế là những ngày nỗ lực trở lại bình thường trong bối cảnh vẫn có giãn cách, vẫn phải giữ khoảng cách cùng các yêu cầu phòng dịch khác. Bình thường mới này, có những “vách ngăn” vô hình, hữu hình mà con người buộc phải tạo ra để bảo vệ chính mình và cộng đồng. Không bao giờ được chủ quan, lơ là trước dịch bệnh - mất mát to lớn trong đợt dịch vừa qua luôn nhắc nhở chúng ta điều đó như lời của nhà văn Nguyễn Quang Thiều: “Người Việt Nam đã và đang làm tất cả những gì có thể cho những số phận bất hạnh gây ra bởi đại dịch COVID-19. Nhưng, trong đau thương ấy, chúng ta đã nắm chặt tay nhau để sẻ chia và từng ngày vượt qua thách thức, đe dọa khủng khiếp của đại dịch và những mất mát không gì bù lại được. Cũng trong chính thách thức, đe dọa và mất mát ấy, chúng ta đã quay lại nhìn về hôm qua và suy nghĩ nghiêm túc nhất về những hành xử của chúng ta đối với thế gian này. Giờ đây, trong mỗi chúng ta yêu thương nhiều hơn, khát vọng nhiều hơn, ý chí nhiều hơn và cũng ân hận nhiều hơn. Chúng ta cần phải sống khác đi hơn nữa để những bi thương mà con người đã và đang gánh chịu mỗi ngày một vơi đi”.
Sau thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội tại nhiều địa phương kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát đến nay, cả xã hội đang dần trở lại cuộc sống bình thường mới. Thực tế là những ngày nỗ lực trở lại bình thường trong bối cảnh vẫn có giãn cách, vẫn phải giữ khoảng cách cùng các yêu cầu phòng dịch khác. Bình thường mới này, có những “vách ngăn” vô hình, hữu hình mà con người buộc phải tạo ra để bảo vệ chính mình và cộng đồng. Không bao giờ được chủ quan, lơ là trước dịch bệnh - mất mát to lớn trong đợt dịch vừa qua luôn nhắc nhở chúng ta điều đó như lời của nhà văn Nguyễn Quang Thiều: “Người Việt Nam đã và đang làm tất cả những gì có thể cho những số phận bất hạnh gây ra bởi đại dịch COVID-19. Nhưng, trong đau thương ấy, chúng ta đã nắm chặt tay nhau để sẻ chia và từng ngày vượt qua thách thức, đe dọa khủng khiếp của đại dịch và những mất mát không gì bù lại được. Cũng trong chính thách thức, đe dọa và mất mát ấy, chúng ta đã quay lại nhìn về hôm qua và suy nghĩ nghiêm túc nhất về những hành xử của chúng ta đối với thế gian này. Giờ đây, trong mỗi chúng ta yêu thương nhiều hơn, khát vọng nhiều hơn, ý chí nhiều hơn và cũng ân hận nhiều hơn. Chúng ta cần phải sống khác đi hơn nữa để những bi thương mà con người đã và đang gánh chịu mỗi ngày một vơi đi”.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, vừa qua các hoạt động đối ngoại cấp cao qua kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, đã được triển khai hết sức thần tốc, khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả và đã đem lại những kết quả rõ rệt.
Theo thống kê của Bộ Ngoại giao, tính đến tháng 9/2021, Việt Nam đã tiếp nhận 54 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Trong đó, tháng 8 là hơn 16 triệu liều, gấp đôi số lượng vaccine về trong tháng 7. Tháng 9 là hơn 20 triệu liều, gần gấp 3 lượng vaccine về trong tháng 7. Đó là kết quả của chiến dịch ngoại giao chưa từng có tiền lệ với những nỗ lực to lớn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, các cơ quan liên quan và hơn 90 cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.
Diễn biến rất phức tạp của đại dịch COVID-19 do biến chủng Delta hoành hành đã đặt ra các thách thức lớn với mọi quốc gia, tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn vaccine càng làm gia tăng sự khan hiếm vaccine, tiến trình thực hiện các cam kết và bàn giao vaccine được triển khai khá chậm. Tất cả đều khiến tất cả các nước nằm trong cuộc đua khốc liệt về vaccine.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã quan tâm, chỉ đạo và tham gia trực tiếp trong các hoạt động từ ngoại giao song phương hay đa phương, điện đàm hay viết thư cho lãnh đạo các nước, lãnh đạo các tổ chức quốc tế và cả các hãng sản xuất vaccine… để có thể hỗ trợ cung cấp nhanh nhất vaccine cho Việt Nam. Mọi nỗ lực đều được tập trung mạnh mẽ với những bước đi được định hình quyết liệt ngay từ những ngày đầu bùng phát đại dịch.
Những con số biết nói của từng đợt hàng trăm nghìn, hàng triệu liều mà ngoại giao vaccine vận động được là minh chứng rõ ràng nhất cho uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như mạng lưới quan hệ rộng mở với bạn bè khắp các châu lục. Đây là thành quả của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế mà Việt Nam đã nỗ lực triển khai trong những năm qua.
Hoạn nạn mới biết chân tình, hơn bao giờ hết, vào thời khắc khó khăn, thách thức khi dịch bùng phát trở lại, đón nhận những liều vắc xin COVID-19 quý báu của các bạn bè quốc tế, chúng ta càng thấm thía được lẽ sống giúp người cũng là giúp chính mình. Nhờ tình cảm nhân ái, chân thành, trong sáng trao đi khi bạn gặp khó khăn mà đến khi gặp hoạn nạn, chúng ta nhận lại những bàn tay chìa ra giúp đỡ để cùng nhau nắm tay bước qua đại dịch.
Khi bước vào cuộc chiến với đại dịch COVID-19, Việt Nam không phải quốc gia giàu tiềm lực, kinh nghiệm hay có trình độ chuyên môn cao nhất, nhưng chắc chắn, niềm tin và sự đoàn kết của toàn dân là thứ “vũ khí” không phải quốc gia nào cũng có được. Ngay từ đầu, “bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết” là nhiệm vụ “bất biến”, mục tiêu xuyên suốt của toàn quân, toàn dân ta trong cuộc chiến này. Tính chất và diễn biến của dịch bệnh phức tạp từng ngày, chúng ta linh hoạt “ứng vạn biến”, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Với chính sách chủ động, kịp thời, cả hệ thống chính trị khẩn trương, sẵn sàng vào cuộc, đưa ra các giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ; người dân đồng thuận, hưởng ứng và tuyệt đối tuân thủ các biện pháp, vượt qua mọi khó khăn để đẩy lùi dịch bệnh.
Kinh tế Việt Nam đã có một số dấu hiệu khởi sắc. Nhờ đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV/2021 dự kiến sẽ hồi phục, giúp tăng trưởng cả năm có thể đạt từ 2% đến 2,5%. Với các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, nhiều chuyên gia dự báo GDP năm 2022 có thể đạt mức tăng trên 6%. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt khoảng 2 - 2,5%. Năm 2022, các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam là: quá trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 đang được triển khai nhanh và rộng; sự phục hồi tăng trưởng của các thị trường đối tác lớn có thể hỗ trợ gia tăng xuất khẩu; tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do (FTA); nhiều tổ chức, chuyên gia và nhà đầu tư nhìn nhận Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, tiêu dùng nội địa và đầu tư công vẫn đóng vai trò quan trọng, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sẽ được thực thi trong năm 2022, tạo động lực thúc đẩy hồi phục nền kinh tế.
Dù vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể gặp một số thách thức nhất định. Đó là, kinh tế thế giới và các nước đối tác quan trọng chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, khiến triển vọng gia tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư và quá trình phục hồi các chuỗi cung ứng đối với Việt Nam còn nhiều trở ngại. Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) có thể phải cần nhiều thời gian hơn, nhiều DN vừa và nhỏ đang trong tình trạng kiệt quệ do khó khăn kéo dài.
Nhận xét về triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện thường trú Văn phòng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào cho rằng, đã thấy một số dấu hiệu hồi phục kinh tế, dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục từ quý IV năm nay, đẩy tăng trưởng GDP cả năm lên mức khoảng 2 - 2,5%, sau đó tăng tốc trở lại từ đầu năm sau và đẩy GDP đạt mức tăng 6 - 6,5% trong năm 2022. Theo vị chuyên gia của IMF, Việt Nam nên ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo sân chơi công bằng cho DN. Việc cải cách cần theo hướng đơn giản hóa, giảm gánh nặng tuân thủ pháp luật cho DN, đặc biệt là việc tiếp cận đất đai, nguồn lực tài chính, ngăn chặn tham nhũng để tăng lợi nhuận cho DN. Đồng thời, tiếp tục cải cách DN nhà nước, bao gồm cải cách quản trị DN, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
COVID-19 chưa biến mất, mỗi ngày cả nước vẫn có thêm cả chục nghìn ca nhiễm mới, mỗi tháng vẫn có thêm hàng nghìn người qua đời vì virus hiểm ác này. Hơn 100 triệu liều vaccine đã được tiêm, cùng các biện pháp phối hợp, đã góp phần đưa cuộc sống phần nào trở lại với nhịp bình thường. Những đường bay đã mở lại, hàng hóa đã thông thương, người dân đã có thể đi lại làm việc, thăm nom. Trẻ em đã được tiêm, và rồi chúng sẽ lại được tới trường.Người dân Việt Nam chấp nhận chung sống với COVID-19, dũng cảm và hiểu biết. Những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ đầu bùng phát đại dịch lần thứ ba, thứ tư đã biết lẫy, biết ngồi; cuộc sống tiếp tục sinh sôi, nảy nở, dần trở lại trạng thái bình thường mới. Và bình minh đất nước, chắc chắn sẽ rạng rỡ mỗi ngày!
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.