Rừng Amazon đang cháy với tốc độ kỷ lục: Thảm họa thế kỷ và nỗi đau đọng lại!

Thứ bảy, 24/08/2019 20:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau những nỗ lực che giấu bất thành, ngày 20/8, giới chức Brazil đã buộc phải "thú nhận" trước dư luận toàn cầu: rừng Amazon- lá phổi của hành tinh- đang cháy với tốc độ kỷ lục. Theo đó, mỗi phút có khoảng 10.000 km2 diện tích rừng Amazon bị phá hủy.

Cháy ở Novo Airao bang Amazonas ngày 21/8. Ảnh: Reuters

Cháy ở Novo Airao bang Amazonas ngày 21/8. Ảnh: Reuters

Mỗi phút khoảng 10.000 km2 diện tích rừng bị phá hủy 

Theo Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE)- nơi đặc biệt chú ý theo theo dõi các hiện tượng cháy rừng tại quốc gia Nam Mỹ này, đã có tổng cộng 72.843 vụ cháy ở Brazil trong năm nay, với hơn một nửa ở khu vực Amazon. INPE ước tính mỗi phút có khoảng 10.000 km2 diện tích rừng bị phá hủy do hỏa hoạn. Con số này cao hơn đến... 80% so với 39.759 vụ của năm ngoái.

Lửa cháy suốt hơn hai tuần qua không ngừng ở Amazon.

Lửa cháy suốt hơn hai tuần qua không ngừng ở Amazon.

Những hình ảnh từ vệ tinh của INPE cho thấy, các vụ cháy rừng đã hủy hoại diện tích kỷ lục gần 73.000ha trong năm nay, chủ yếu là tại vùng rừng rậm Amazon.

Những hình ảnh từ vệ tinh của INPE cho thấy, các vụ cháy rừng đã hủy hoại diện tích kỷ lục gần 73.000ha trong năm nay, chủ yếu là tại vùng rừng rậm Amazon.

Tổng số diện tích rừng Amazon bị đốn hạ và thiêu rụi nay đã tới ngưỡng 700.000km2, lớn hơn cả diện tích của đất nước Myanmar, tức 1/5 tổng diện tích rừng.

Điều đáng quan ngại là con số này chưa hề có dấu hiệu dừng lại. 

Đồ họa của tờ The Sun về tình trạng cháy mất kiểm soát tại rừng Amazon, những nơi điểm đỏ là những khu vực cháy đã lan tới.

Đồ họa của tờ The Sun về tình trạng cháy mất kiểm soát tại rừng Amazon, những nơi điểm đỏ là những khu vực cháy đã lan tới.

Vệ tinh của Liên minh châu Âu - Copernicus, đã ghi nhận một bản đồ cho thấy khói từ các đám cháy lan khắp Brazil đến bờ biển phía đông của Đại Tây Dương. Khói bụi đã bao phủ gần một nửa toàn bộ Brazil và thậm chí còn tràn sang các nước láng giềng Peru, Bolivia và Paraguay.

Tại thành phố Sao Paolo, cách các đám cháy rừng hơn 2.700 cây số, bầu trời tối đen như mực vào giữa buổi chiều, còn mặt trời bị che phủ bởi khói và tro bụi.

"Thảm họa tự nhiên toàn cầu lớn nhất thế kỷ"

Dù nạn cháy rừng chẳng mới mẻ gì và đây cũng chẳng phải là năm đầu tiên rừng Amzon cháy, nhưng cháy với tốc độ khủng khiếp như thế này thì có lẽ chưa bao giờ, đến mức báo chí thế giới bàng hoàng gọi đây là một "thảm họa tự nhiên toàn cầu lớn nhất thế kỷ" và lo sợ về cái gọi là "khủng hoảng môi trường" khủng khiếp sẽ xảy đến. 

Nỗ lo sợ này là hoàn toàn có cơ sở của nó. Rừng Amazon nằm trong 9 lãnh thổ thuộc các quốc gia của khu vực Nam Mỹ là phần nằm ở phía Tây Nam Bán Cầu Trái Đất thuộc Châu Mỹ bao gồm 60% thuốc Brazil, phần còn lại là Colombia, Peru, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname. Tổng diện tích của bề mặt phủ của rừng Amazon lên tới hơn 7 triệu km2. 

Amazon- lá phổi xanh của hành tinh.

Amazon- lá phổi xanh của hành tinh.

Khu rừng rộng lớn này được xem là lá phổi của hành tinh, là nơi tạo ra 20% oxy trong khí quyển Trái đất.

Nơi đây không chỉ đóng vai trò thiết yếu trong việc làm chậm sự nóng lên toàn cầu, khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh còn là cư trú của ước tính khoảng 11.187 loài thực vật được giới khoa học công nhận và có thể: “Còn hàng triệu loài nữa mà chúng ta chưa từng tiếp cận được để tìm hiểu”- nhà nghiên cứu Nigel Pitman thuộc Bảo tàng Field tại Chicago, Mỹ cho biết.

Amazon còn là nơi sinh sống của vô số các loài động thực vật quý hiếm (nơi có tới  khoảng 10% các giống loài đã biết của thế giới). Trong số đó, có không ít loài động vật chỉ sinh sống ở Amazon.

Để hình dung mức độ rộng lớn và quan trọng của Amazon, các chuyên gia từ tổ chức Scientific Reports mới đây cho biết nhân loại phải mất tới hơn 300 mới có thể thống kê đầy đủ các loài thực vật trong rừng Amazon. 

Nỗi đau khi

Nỗi đau khi "lá phổi hành tinh" bị thiêu rụi.

Nhiều nhà hoạt động môi trường và các tổ chức như WWF (Quỹ Động vật hoang dã quốc tế) cảnh báo rằng nếu Amazon cháy đến mức không thể phục hồi, khu rừng nhiệt đới này sẽ trở thành một thảo nguyên khô và khan hiếm động vật. Nếu điều đó xảy ra, thay vì là một nguồn cung cấp oxy thì Amazon sẽ bắt đầu thải ra carbon. Như vậy, tình trạng biến đổi khí hậu đã trầm trọng sẽ trở nên trầm trọng hơn nữa.

Nên nhớ, trong gần 50 năm qua, gần 1/5 diện tích rừng Amazon đã bị đốn hạ và thiêu rụi. Rõ ràng, nơi được ví là bể chứa carbon lớn thứ hai của Trái Đất, chỉ xếp sau các đại dương, đang bị đe dọa.

Cơn cuồng nộ từ dư luận

Thảm cảnh đang xảy đến với những cánh rừng Brazil đã tạo nên cơn cuồng nộ tức giận cùng cơn bão những lời chỉ trích nhằm vào chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Jair Bolsonaro. 

Trước hết sự cuồng nộ đến từ việc các đám cháy đáng báo động xảy ra từ cuối tháng 7, nhưng chính quyền Bolsonaro ban đầu nhận định tình hình không nghiêm trọng như những gì mà truyền thông nói và rằng các tổ chức phi chính phủ đang làm mọi cách để bôi xấu chính quyền của ông. Mọi sự che đậy đã tồn tại đến tận ngày thứ 17 sau khi Amazon chìm trong biển lửa và gần như mất kiểm soát, thế giới mới có cơ hội nhận ra tình hình đã thực sự rất nghiêm trọng.

Trước áp lực của cộng đồng quốc tế, Tổng thống Bolsonaro mới tuyên bố chính phủ của ông cùng các nước đang nỗ lực chống lại nạn phá rừng. 

Báo chí Brazil một mực khẳng định rằng cháy rừng tăng mạnh ở Brazil kể từ khi ông Bolsonaro nhậm chức hồi tháng 1/2019. Từ thời điểm đó, Chính phủ Brazil khuyến khích mở rộng đất đai, cho phép người dân đốt rừng, thảo nguyên để lấy đất canh tác và phát triển ngành khai mỏ.

Tổng thống Jair Bolsonaro- tâm điểm của những chỉ trích. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Jair Bolsonaro- tâm điểm của những chỉ trích. Ảnh: Reuters.

Tổ chức Greenpeace từng thẳng thừng chỉ đích danh Bolsonaro và chính phủ của ông là "mối đe dọa đối với trạng thái cân bằng khí hậu" và cảnh báo rằng về lâu dài, các chính sách của Brasil sẽ chịu "chi phí lớn" cho nền kinh tế đất nước.

Dư luận càng trở nên phẫn nộ trước "phản biện" của Tổng thống Jair Bolsonaro rằng chính quyền của ông không đủ nguồn lực để dập tắt các đám cháy và rằng cháy rừng chẳng hề do lỗi của chính phủ mà do chính do nông dân đốt rừng trái phép để rồi gây ra các vụ cháy.

Tuy nhiên, nhiều tờ báo phản bác lại khi cho rằng nếu không có sự khuyến khích từ chính quyền thì chẳng nông dân nào dám tự tung tự tác đốt rừng.

Thái độ "lãnh cảm với rừng" của người đứng đầu chính quyền Brazil còn có nhiều bằng chứng để chứng minh. Đơn cử như việc không ai lạ gì trước việc tổng thống Jair Bolsonaro là một người chống lại toàn cầu hóa, phủ nhận sự tồn tại biến đổi khí hậu và đã đề nghị Brazil rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris.

Trước đó, các công tố viên Brazil cũng trong ngày 22/8 cho biết sẽ mở cuộc điều tra về nạn đốt rừng gia tăng thời gian qua và việc giám sát, thực thi bảo vệ rừng. 

Nhiều quốc gia lên tiếng rằng cộng đồng quốc tế phải có động thái trừng phạt Brazil khi để xảy ra thảm họa này.

Phản ứng, thậm chí cả sự tẩy chay của cộng đồng quốc tế với chính quyền Jair Bolsonaro là điều dễ hiểu.

Trách nhiệm của chính phủ Brazil là không thể chối cãi. Nhiều nhà hoạt động bảo vệ môi trường đánh giá tình trạng rừng Amazon bị thiêu đốt và tàn phá với tốc độ chóng mặt có bàn tay của Tổng thống Jair Bolsonaro. Chính trị gia cực hữu đắc cử cuối năm 2018 nới lỏng luật bảo vệ môi trường, cắt giảm ngân sách bảo vệ rừng. Ông cổ súy khai thác gỗ, đào khoáng sản và biến rừng thành đất nông nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trách nhiệm của chính phủ Brazil là không thể chối cãi. Nhiều nhà hoạt động bảo vệ môi trường đánh giá tình trạng rừng Amazon bị thiêu đốt và tàn phá với tốc độ chóng mặt có bàn tay của Tổng thống Jair Bolsonaro. Chính trị gia cực hữu đắc cử cuối năm 2018 nới lỏng luật bảo vệ môi trường, cắt giảm ngân sách bảo vệ rừng. Ông cổ súy khai thác gỗ, đào khoáng sản và biến rừng thành đất nông nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhưng việc tối cần thiết trước mắt là làm thể nào để dập tắt những đám cháy ở rừng Amazon. Một mình Brazil rõ ràng không thể kham nổi sứ mệnh này. Sẽ rất cần những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. 

Và quan trọng, tối cần thiết hơn nữa là Brazil cũng như cộng đồng quốc tế sẽ phải làm gì để "lá phổi xanh" của nhân loại sẽ không bị hủy hoại, để những cánh rừng khác, chẳng riêng gì Amazon sẽ giữ mãi được màu xanh?

Đây thực sự là câu hỏi rất khó có được đáp án thỏa đáng, trong bối cảnh những lợi ích kinh tế, những toan tính vật chất của loài người đã lấn át cả những giá trị môi trường cũng như nhân văn mang tính toàn cầu.

Sự lấn át không thể cưỡng cầu ấy cũng chính là nỗi đau đang đọng lại sau thảm họa mang tên Amazon này. 

Tổng thống Pháp Macron vừa lên tiếng cho biết vấn đề cháy rừng Amazon sẽ là vấn đề lên ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghj cấp cao G đang diễn ra tại nước này. Trả lời phỏng vấn tối 23/8, ông cho rằng Amazon cần quản lý tốt hơn để chấm dứt tình trạng "diệt chủng sinh thái" đang diễn ra. Pháp và Ireland dọa sẽ chặn thỏa thuận thương mại tự do Mercosur giữa Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia Nam Mỹ nếu chính quyền của Tổng thống Jair Bolsonaro không ngăn chặn nạn phá rừng Amazon. Nhiều quốc gia EU cũng đang gây sức ép lên Brazil. Chính phủ Phần Lan, chủ tịch EU, kêu gọi các quốc gia thành viên xem xét nhiều hạn chế thương mại hơn, như cấm nhập khẩu thịt bò Brazil.

Hà Anh 

Tin khác

Ông Vladimir Putin được chào đón và chúc mừng sau khi tái đắc cử Tổng thống Nga

Ông Vladimir Putin được chào đón và chúc mừng sau khi tái đắc cử Tổng thống Nga

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin đã được chào đón trong một sự kiện tại Quảng trường Đỏ ở Moscow một ngày sau khi thắng bầu cử Nga, qua đó sẽ tiếp tục lãnh đạo nước Nga thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un giám sát cuộc tập trận với bệ phóng tên lửa 'siêu lớn' của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un giám sát cuộc tập trận với bệ phóng tên lửa 'siêu lớn' của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát cuộc tập trận của các đơn vị pháo binh ở phía tây nước này liên quan đến nhiều bệ phóng tên lửa "siêu lớn", theo hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên cho biết vào thứ Ba (19/3).

Thế giới 24h
Hết tiền viện trợ, Lầu Năm Góc muốn các đồng minh cam kết với Ukraine

Hết tiền viện trợ, Lầu Năm Góc muốn các đồng minh cam kết với Ukraine

(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm thứ Ba (19/3) sẽ cố gắng thuyết phục các đồng minh châu Âu rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn cam kết hỗ trợ Ukraine, ngay cả khi chính quyền Mỹ về cơ bản đã hết tiền để tiếp tục vũ trang cho Kiev.

Thế giới 24h
Đánh giá của Liên hợp quốc cảnh báo người dân sắp chết đói hàng loạt ở Gaza

Đánh giá của Liên hợp quốc cảnh báo người dân sắp chết đói hàng loạt ở Gaza

(CLO) Tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở Dải Gaza đã vượt quá mức nạn đói và hàng loạt người sẽ chết nếu không có lệnh ngừng bắn ngay lập tức và tăng mạnh viện trợ lương thực, theo cơ quan giám sát nạn đói toàn cầu của Liên hợp quốc cho biết vào thứ Hai (18/3).

Thế giới 24h
Ông Putin phát biểu sau chiến thắng bầu cử: Quan hệ Nga-Trung sẽ trở nên mạnh mẽ hơn

Ông Putin phát biểu sau chiến thắng bầu cử: Quan hệ Nga-Trung sẽ trở nên mạnh mẽ hơn

(CLO) Trong bài phát biểu sau thi thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống tại trung tâm Moscow ngày 17/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự báo quan hệ Nga - Trung sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trong những năm tới.

Thế giới 24h