Sai lầm phổ biến khi sử dụng nha đam làm đẹp

04/07/2022 22:19

(CLO) Việc tự ý sơ chế và ép lấy nước nha đam để thoa lên da sai cách cũng có thể làm da kích ứng, phồng rộp.

Sơ chế không đúng cách

Sơ chế nha đam cần rửa sạch lớp nhựa, nếu không sẽ khiến nha đam bị đắng, và nhựa này có thể gây kích ứng da. Khi sơ chế nha đam cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch để tránh ngộ độc, ngâm nha đam sơ chế với hỗn hợp nước chanh và muối loãng cho hết nhớt, có thể luộc sơ qua nước sôi sau đó cho vào nước đá để nha đam được trắng.

sai lam pho bien khi su dung nha dam lam dep hinh 1

(Ảnh: Internet)

Ép nước trực tiếp lên mặt

Có rất nhiều sản phẩm làm đẹp chiết xuất từ nha đam nên một số người đã tự ép lấy nước lá nha đam rồi bôi lên da vì cho rằng nó nguyên chất. Tuy nhiên, không phải ai cũng sơ chế nha đam đúng cách, hậu quả là gây ra tình trạng kích ứng, da phồng đỏ.

sai lam pho bien khi su dung nha dam lam dep hinh 2

(Ảnh: Internet)

Lạm dụng nha đam

Cũng vì những tác dụng tuyệt vời mà nha đam đem lại nên chúng ta sử dụng nha đam một cách quá thường xuyên đến mức lạm dụng khiến cơ thể không hấp thụ được. Bên cạnh đó, thành phần chủ yếu, chiếm 16-20% trong nha đam là aloin, có tác dụng tẩy, vị đắng. Nếu chúng ta sử dụng quá nhiều nha đam, chất loin có thể làm co bóp, chống táo như thuốc sổ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng gan, thận.

Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.

Bôi nha đam trực tiếp lên các vết thương hở

Nha đam có thể làm đẹp da tuy nhiên nó có chứa bradykinin là một loại kinin huyết tương, tác nhân của những phản ứng gây viêm. Chính vì vậy, khi chất bradykinin này tiếp xúc trực tiếp vào vết thương hở sẽ gây dị ứng, viêm loét, nhiễm trùng, trong bóc da, sưng tấy.

sai lam pho bien khi su dung nha dam lam dep hinh 3

(Ảnh: Internet)

Những đối tượng cần lưu ý khi dùng nha đam

Phụ nữ có thai và cho con bú: 1 vài báo cáo cho thấy nha đam có thể liên quan tới sẩy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Trẻ dưới 12 tuổi: Nha đam có thể gây đau bụng, tiêu chảy trong 1 vài trường hợp.

Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc: Gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết, nhưng có khả năng sẽ gây giảm đường huyết quá mức nếu người dùng không theo dõi chỉ số đường huyết trước khi dùng.

Người bị trĩ: Nhựa nha đam sẽ gây kích thích đại tràng, làm bệnh trĩ nặng hơn.

Người có bệnh lý về thận: Không nên dùng nhiều và kéo dài vì nhựa nha đam tích lũy có thể gây suy thận.

Trước và sau phẫu thuật: Nha đam làm giảm đường huyết sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Sai lầm phổ biến khi sử dụng nha đam làm đẹp
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO