(CLO) Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Phương Thảo (đoàn Nam Định) cho rằng, để tránh làm tăng bức xúc trong nhân dân trong vụ việc liên quan đến sai sót của bộ sách giáo khoa lớp 1, đề nghị cần có sự vào cuộc của cơ quan điều tra để làm rõ.
Chiều nay (3/11), trong chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu tiếp tục thảo luận tại hội trường liên quan kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2020… dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.
Đề nghị “cơ quan điều tra” vào cuộc
Phát biểu tại thảo luận, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (đoàn Nam Định) cho biết: Năm học vừa qua, ngành giáo dục đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận như kịp thời tổ chức dạy trực tuyến trong bối cảnh COVID-19, sự thành công trong kỳ thi THPT quốc gia… Đến nay giáo dục VN đã trải qua 4 cuộc cải cách lớn: 1950, 56, 79 và 2013, với nhiều nhóm nội dung được cải cách. Trong đó việc thay đổi chương trình sách giáo khoa luôn nhận được sự quan tâm của nhân dân.
Tháng 9/2020, ngành giáo dục bắt đầu chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó sử dụng sách giao khoa mới cho học sinh lớp 1. Bước đầu thực hiện đương nhiên có những sai sót nhưng có nhiều bất cập nổi lên thì cần phải nhìn nhận lại.
Đại biểu đã nêu các bất cập, cụ thể là: Năm học mỗi nhà trường được lựa chọn các cuốn sách giáo khoa lớp 1 trong số 5 bộ sách khác nhau của Nhà Xuất bản Giáo dục và Nhà xuất bản Đại học sự phạm. Mỗi bộ sách có 9 – 10 cuốn với giá thành từ 180 – 200k/bộ. Dù giá thành cao hơn so với những năm trước nhưng vẫn trong phạm vi có thể chấp nhận được.
“Song ở một số nơi bắt ép học sinh mua sách tham khảo. Cá biệt có những phụ huynh phải bỏ ra hàng triệu đồng để mua sách giáo khoa lớp 1 cho con cùng với sách tham khảo”, đại biểu bức xúc.
Theo đại biểu Thảo, ngoài sách giáo khoa Tiếng việt ở một số bộ sách còn có sự thiếu trong sáng về ngôn ngữ, thiếu hệ thống logic, chưa khai thác được kho tàng văn hóa dân gian dẫn tới việc giáo viên phải vừa dạy vừa điều chỉnh. Đây là tình trạng thực tế và để lại dư luận không tốt.
Điều đáng nói những tồn tại này xảy ra khi các bộ sách giáo khoa chính thức đi vào sử dụng mới bọc lộ mà không được phát hiện trong quá trình biên soạn, thẩm định, hay phê duyệt.
“Là đại biểu công tác trong ngành giáo dục, bản thân tôi rát tiếc về sự cố này”, đại biểu nói.
Theo bà Đặng Thị Phương Thảo, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định quá trình phê duyệt sách đúng quy định, hội đồng thẩm định cho biết đã làm hết trách nhiệm, nhóm tác giả thì cho biết nội dung đưa vào sách giáo khoa đã được chọn lọc và phù hợp. Tuy nhiên, để tạo ra sự đồng thuận từ trong ngành đến toàn xã hội, đại biểu đề nghị cần triển khai ngay 3 biện pháp: Thứ nhất, để không đánh đồng, quy kết tất cả các bộ sách giáo khoa lớp 1 đều có vấn đề, chúng ta cần phải làm rõ: Có hay không tình trạng sai sót ở đây? Nếu có thì sai ở đâu, bộ sách nào? Trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả thuộc về ai?
“Quan điểm của tôi là sách giáo khoa sai, bắt buộc phải sửa và không thể để một thế hệ học sinh trẻ của chúng ta học sách giáo khoa sai sót như vậy. Do đó, đối với các bộ sách giáo khoa lớp 1 đang bán ở trên thị trường tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo tạm dừng thực hiện, cần khẩn trương tiến hành rà soát và cho thẩm định lại toàn bộ các sách giáo khoa này”, đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu cũng cho rằng, đối với từng môn học phải thành lập một hội đồng thẩm định cấp quốc gia với tất cả các thành viên mới hoàn toàn, thẩm định lại một cách khách quan, minh bạch, từng bài học, từng nội dung. Chỉ khi nào thật sự kỹ lưỡng, chính xác mới đưa sách giáo khoa vào sử dụng tạo sự yên tâm cho toàn xã hội. Trong thời gian thẩm định lại sách giáo khoa cần tránh trường hợp việc thu hồi sách chỉ diễn ra cục bộ ở từng địa phương, từng bộ sách, tránh việc sử dụng học liệu một cách thiếu tính nhất quán, cần dạy cho trẻ thống nhất ở các nhà trường trên toàn quốc.
Theo đại biểu, thay thế trong thời gian này, cần sử dụng những bài học tương đương trong sách giáo khoa cũ hoặc cho trẻ tăng thời lượng trải nghiệm hay giáo dục hoạt động cho học sinh.
Thứ hai, về kinh tế, để thực hiện thẩm định lại, cần làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, từ biên soạn, thẩm định đến phê duyệt đề án. Trước hết với các nhóm tác giả, nguồn lợi về kinh tế mà họ được hưởng phải gắn với trách nhiệm đến khâu cuối cùng. Sách của nhóm nào sai sót thì chủ biên của nhóm đó phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt, khi buộc thu hồi phải chỉnh sửa thì cần cung cấp sách thay thế và miễn phí cho học sinh, tránh để phụ huynh học sinh chịu thiệt hại kép.
Ngoài ra, phải xem xét lại hiệu quả của quy trình thực nghiệm. Thực nghiệm là hết sức quan trọng nhưng phải chặt chẽ, đảm bảo cả trước, trong và sau khi tiến hành.
Thứ ba, về quy trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền, tôi đề nghị cần xem xét kỹ lưỡng từng khâu để đảm bảo không có sai sót. Pháp luật đã có đầy đủ các quy định, tạo căn cứ để có thể xử lý, kỷ luật các cá nhân phải chịu trách nhiệm khi có sai phạm.
“Khi thu hồi sách giáo khoa để chỉnh sửa, đặc biệt là có phạm vi lớn không còn là nội bộ ngành giáo dục, có đối tượng chịu tác động rất rộng từ học sinh, giáo viên đến phụ huynh, các nhà trường tại các địa phương và kéo theo sự vào cuộc của nhiều cơ quan. Để khắc phục dự kiến sẽ tốn kém nhiều tiền của, gây ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản cá nhân, tổ chức, đến tài sản của nhà nước. Vì vậy, để tránh làm tăng bức xúc trong nhân dân, tôi đề nghị cần có sự vào cuộc của cơ quan điều tra”, đại biểu đề nghị.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị phải tăng tiến độ điều tra, đưa ra xét xử, truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi in ấn trái phép, làm giả sách giáo khoa, sách tham khảo, quyền tác giả, quyền xuất bản của từng bộ sách.
Những thiếu sót trong sách giáo khoa chỉ là chưa thật sự phù hợp
Trái ngược với ý kiến phát biểu của đại biểu Đặng Thị Phương Thảo, đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) nêu ý kiến tranh luận: Đây là năm đầu tiên chúng ta thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây cũng là năm đầu tiên chúng ta học chương trình lớp 1 của chương trình GDPT mới.
Việc biên soạn SGK là vấn đề rất lớn, có thể nói ngành GD đã hết sức cố gắng nhưng có một số thiếu sót không thể tránh khỏi. Nhưng đây không phải sai sót ở mức độ nghiêm trọng. Một số thiếu sót ở một số ngữ liệu phục vụ cho việc học âm vần chưa thật phù hợp chứ không phải tới mức nghiêm trọng, sai sót tới mức cần phải chuyển cơ quan điều tra, hình sự hoá việc sai sót này.
“Tôi xin nhắc lại, những thiếu sót trong sách giáo khoa chỉ là chưa thật sự phù hợp, những việc này có thể điều chỉnh, bổ sung được trong những lần tái bản tiếp theo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi các địa phương, khi giảng bài ở những bài có liên quan tới những ngữ liệu này thì cần có điều chỉnh cho phù hợp. Chúng ta không nên hiểu vấn đề sai phạm gì chuyển đến cơ quan điều tra, nhân dân băn khoăn, suy nghĩ không tốt cho giáo dục”, đại biểu Phương nói.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm
Giải trình ý kiến của một số đại biểu quan tâm về chương trình sách giáo khoa lớp 1, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã chỉ đạo tất cả các nhà xuất bản các bộ sách đều phải rà soát lại việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa.
"Kinh nghiệm từ các bộ sách trước cũng như kinh nghiệm của thế giới thì sách giáo khoa được chỉnh sửa, bổ sung thường xuyên chứ không phải ban hành xong là xong", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, sau 1 năm ban hành, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của người dạy và học, Bộ sẽ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện sách giáo khoa.
Về ý kiến cho rằng giá thành sách giáo khoa lớp 1 còn cao, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết bộ sách được thực hiện theo hình thức xã hội hóa nên không được trợ cấp về biên soạn nên chi phí biên soạn cũng được tính trong giá thành sách.
Về thông tin học sinh bị ép mua sách tham khảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã chỉ đạo không được ép học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào.
“Tuy nhiên thời gian qua có một số nhà trường chưa thực hiện nghiêm vấn đề này, Bộ trưởng cho biết đã phối hợp cùng với các địa phương tổ chức thanh tra, chấn chỉnh và tiếp tục hoàn thiện chế tài theo hướng quản lý chặt chẽ sách tham khảo”, Bộ trưởng nói.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Ngày 21/11, tại Nam Định, thanh tra 9 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(CLO) Theo nội dung chương trình, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ của Tỉnh đoàn Hải Dương.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.