Sân khấu truyền thống: Tình yêu và những lo toan

Thứ năm, 20/09/2018 06:40 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Ngày Sân khấu Việt Nam” - 12/8 âm lịch - đã trở thành một ngày lễ trọng đại của tất cả những nghệ sĩ trên cả nước. Tuy nhiên nhiều nghệ sĩ sân khấu truyền thống lại đón chào ngày kỷ niệm này trong nhiều nỗi lo toan. Bởi lẽ sân khấu truyền thống đang rơi vào tình trạng “khó khăn chồng chất khó khăn” khiến nhiều nghệ sĩ sống chật vật, thậm chí có trường hợp phải ngậm ngùi tìm kiếm hướng đi mới để mưu sinh.

Xung quanh câu chuyện này, báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với NSƯT Nguyễn Trọng Bình, Trưởng đoàn 2 Nhà hát Cải lương Việt Nam.

+  Ông là người gắn bó với nghệ thuật truyền thống đã hơn 20 năm. Ông có thể cho biết những nguyên nhân nào đang làm “lung lay” tinh thần của nhiều nghệ sĩ. Ông nghĩ sao về thực tế đáng buồn này?

- Thú thật, chưa bao giờ, đời sống nghệ sĩ sân khấu nước ta lại gặp những khó khăn như hiện nay. Các nhà hát chuyển dần sang cơ chế tự chủ về tài chính đồng nghĩa với tiền lương của nghệ sĩ bị siết chặt và được đưa lên cân đong đo đếm. Nếu như ở thời bao cấp, các nghệ sĩ sân khấu truyền thống đã gặp rất nhiều khó khăn, chật vật trong việc nuôi sống bản thân, gia đình, thì nay, khi nguồn kinh phí bị cắt giảm, những khó khăn đó càng tăng lên. Những nghệ sĩ có tên tuổi, họ còn có nhiều show diễn, nhiều lời mời thì còn có thêm thu nhập. Còn những nghệ sĩ chưa khẳng định được tên tuổi thì bị phụ thuộc hoàn toàn vào đoàn, show diễn thì ít, lương bổng thì thấp... không đảm bảo cuộc sống.

Đã có rất nhiều nghệ sĩ phải làm thêm nghề tay trái, người thì chạy grab, người thì phụ hồ, bốc vác... người buôn bất động sản, khá khẩm hơn thì lập gánh hát, mở công ty truyền thông để đảm bảo cuộc sống cho mình và gia đình. Thậm chí, đã có nhiều người phải bỏ nghề vì khó khăn.

Báo Công luận
 Nghệ sĩ Nguyễn Trọng Bình. 
+ Vậy cá nhân ông đã phải làm gì để có thể nuôi dưỡng tình yêu với sân khấu cải lương?

- Bản thân tôi làm việc tại Nhà hát Cải lương Việt Nam đã hơn 20 năm, hiện đang là NSƯT và kiêm Trưởng đoàn 2 nhưng lương cơ bản chỉ được khoảng 6 triệu, trong đó đã tính cả thâm niên, trách nhiệm, phụ cấp... Số tiền này không đủ để nuôi một gia đình sống ở đất Thủ đô. Cá nhân tôi cũng phải chạy show, đi hát chầu văn để phụ thêm gia đình. Nhưng so với các đồng nghiệp khác tôi cảm thấy mình may mắn hơn rất nhiều vì có thể tìm được đúng ngành nghề. Nhiều đồng nghiệp của tôi vất vả hơn nhiều, vì chưa có nghệ thuật hát văn nên họ phải đi hát ở các quán bar và làm MC cho một số sự kiện ma chay, hiếu hỉ, mỗi buổi cũng chỉ được 200 đến 500 nghìn/show. Chính điều này dẫn đến tình trạng không ít nghệ sĩ xao lãng nghề sân khấu truyền thống, chất giọng bị pha tạp.

Cùng với đó có một thực tế khác cũng cho thấy, hầu hết các nghệ sĩ ở mảng sân khấu truyền thống dân tộc, vào nghề khi tuổi còn rất trẻ (15, 16 tuổi). Do đó, quá trình đào tạo của họ chủ yếu đi lên từ các trường trung cấp và cao đẳng, sau này vừa học, vừa làm họ mới chuyển đổi lên đại học rồi sau đại học. Tuy nhiên, quá trình đi học chuyển đổi chỉ giúp nghệ sĩ mở mang kiến thức, cống hiến được nhiều hơn chứ không thay đổi bậc lương trung cấp được ấn định từ ngày họ tốt nghiệp và xét biên chế vào nhà hát. Mà theo quy định, người hưởng lương ở bậc đào tạo Trung cấp là rất thấp (khoảng 2,4tr/tháng), cứ 2 năm tăng một bậc cho đến khi kịch trần. Ngay cả những danh hiệu NSƯT, NSND cũng chỉ là… danh hiệu, cộng thêm một chút tiền thưởng chứ không liên quan gì đến bậc lương, vốn là một khoản thu nhập chính và lâu dài của nghệ sĩ.

Báo Công luận
Vở chèo "Quả cau vàng". 
+ Theo ông, những nhà làm quản lý cần phải thay đổi những gì để sân khấu truyền thống sớm thoát ra khỏi nghịch cảnh này?

- Có một sự thực ngoài thù lao, cát-xê thì đối với một người nghệ sĩ, tình cảm, sự yêu mến của khán giả mới là điều vốn quý. Có những nghệ sĩ, cả một đời cống hiến cũng chỉ mong có một vai diễn “để đời”, một chỗ đứng trong lòng khán giả. Tuy nhiên, theo tôi việc cấp bách hiện nay là cần có những biện pháp thiết thực để vực dậy nền sân khấu truyền thống của Việt Nam bởi, vẫn còn rất nhiều khán giả yêu mến sân khấu truyền thống, vẫn còn rất nhiều nghệ sĩ tâm huyết với nghề và vẫn còn rất nhiều bạn trẻ muốn theo đuổi bộ môn nghệ thuật này. Để nền sân khấu truyền thống dân tộc có thể phát triển và hội nhập hóa tốt, chúng ta cần có những giải pháp thức thời.

Về phía Nhà nước hoặc đơn vị tổ chức tư nhân, cần phải trang bị sân khấu xứng tầm với các thiết bị tối tân đáp ứng được những nhu cầu, nếu không sẽ bị lạc hậu, chậm tiến so với thời đại. Phải tìm kiếm được những kịch bản hay, nội dung tốt để thu hút khán giả. Nghệ sĩ luôn phải học hỏi và làm mới mình. Ngoài ra, việc định hướng cho khán giả là điều vô cùng quan trọng, có khi khán giả bị mải mê, bị cuốn theo những loại hình giải trí vô bổ, nhảm nhí. Do đó chúng ta phải có những phương pháp tiếp cận và truyền bá tốt, giúp khán giả biết đến và yêu mến sân khấu truyền thống dân tộc.

+ Cảm ơn ông về những chia sẻ!

Minh Ước – Tử Hưng

Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa