(CLO) Tỉnh Cao Bằng đã sẵn sàng cho việc tái thẩm định Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng vào tháng 7/2022 và chuẩn bị đăng cai Hội nghị Công viên địa chất châu Á - Thái Bình Dương năm 2024.
Vừa qua, Đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO do ông Guy Martini, cố vấn cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO làm trưởng đoàn, đã kiểm tra trước kỳ tái thẩm định Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Đoàn đã khảo sát tuyến phía Đông các huyện Quảng Hoà, Trùng Khánh và "trải nghiệm văn hoá bản địa ở xứ sở thần tiên” gồm các điểm di sản: Bazan cầu gối đèo Mã Phục, di sản Mắt Thần Núi, làng nghề làm hương Phia Thắp, làng nghề giấy bản Dìa Trên, làng rèn Phúc Sen, mỏ nước thần, miếu Bách Linh, điểm di sản thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, làng đá Khuổi Ky...
Đoàn chuyên gia kiểm tra tại điểm hóa thạch Cúc đá Lũng Luông
Trước đó, Đoàn đã tiến hành kiểm tra tại điểm hóa thạch Cúc đá Lũng Luông, xã Lũng Nặm; thung lũng treo Sóc Giang, Đền thờ Nùng Trí Cao, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó và làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi.
Tại các điểm di sản, đoàn chuyên gia kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, bảo vệ, khai thác hệ thống cơ sở vật chất của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng; đề xuất, định hướng những công việc cần làm để chuẩn bị cho kỳ tái thẩm định Công viên địa chất Non nước Cao Bằng trong năm 2022.
Đoàn cũng đã cập nhật tiến độ triển khai các hoạt động theo khuyến nghị của UNESCO đối với công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất Non nước Cao Bằng; tư vấn triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng năm 2022.
Qua hai ngày khảo sát, ông Guy Mratini cho rằng, nhờ sự nỗ lực, sáng tạo của chính quyền các cấp nên 84% các công việc trong việc xây dựng và bảo vệ Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đã sẵn sàng cho kỳ tái thẩm định của các chuyên gia.
Sau hai năm, Ban Quản lý Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đã xây dựng được các điểm check in với các bảng pano có đầy đủ thông tin giúp du khách hiểu rõ quá trình hình thành các điểm trong Công viên; xây dựng được các trung tâm thông tin đơn giản, hiệu quả, thể hiện giá trị cần truyền tải; xây dựng được các điểm để du khách có thể trải nghiệm các hoạt động của người dân trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng…
Ông Guy Mratini cũng lưu ý một số nội dung tỉnh Cao Bằng cần thực hiện đối với các điểm trong các tuyến Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Theo ông, điểm Mắt thần núi ở xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh cần tìm được bãi đỗ xe mới để du khách dừng xe bên ngoài, xây hàng rào để bảo vệ di sản; cần tạo sinh kế cho người dân sinh sống gần khu vực điểm Mắt thần núi và mời các đối tác tham gia như việc thu phí vệ sinh, tạo các dịch vụ để người dân có điều kiện nâng cao thu nhập…
Điểm làng làm hương Phia Thắp cần gìn giữ kiến trúc làng nghề truyền thống đặc sắc. Ông Guy Mratini đánh giá, sau hai năm, chính quyền địa phương đã xây dựng ba ngôi nhà, trong đó có một nhà văn hóa bằng gạch, lợp mái tôn, đã phá vỡ cảnh quan của làng nghề truyền thống.
Tại điểm tham quan Cọn nước sông Quây Sơn ở huyện Trùng Khánh, ông Guy Mratini khuyến cáo tỉnh cần có dịch vụ đảm bảo an toàn cho du khách khi trải nghiệm đi bè qua sông như cắm biển cảnh báo, trang bị áo phao...
Đoàn chuyên gia kiểm tra Trung tâm thông tin Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng tại thung lũng treo Sóc Giang
Theo ông Phạm Quang Vinh, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao), để phát huy giá trị của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, cần duy trì các lễ hội văn hóa đặc sắc và xây dựng các sản phẩm có thương hiệu.
Để làm được điều này, tỉnh cần có chiến lược phát triển du lịch trên cơ sở gắn bó chặt chẽ giữa du lịch công viên địa chất với du lịch văn hóa; tiếp tục giáo dục cho cộng đồng, thu hút các nguồn lực từ doanh nghiệp để bảo vệ, xây dựng phát triển Công viên, nâng cao năng lực của Ban Quản lý, tiếp tục quảng bá hình ảnh Cao Bằng đến với du khách trong nước và quốc tế…
Làm việc với Đoàn chuyên gia, ông Lê Hải Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đề nghị các sở, ngành, địa phương tiếp thu các ý kiến để có giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm xây dựng được thương hiệu Công viên, tạo thêm sinh kế, giúp người dân được hưởng lợi từ danh hiệu Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Ông Hòa giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng các chế tài xử lý các công trình phá vỡ cảnh quan, làng nghề truyền thống; đẩy mạnh việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống độc đáo; xây dựng các sản phẩm du lịch có sự khác biệt, mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của du khách.
Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng khẳng định đã sẵn sàng cho việc tái thẩm định Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng vào cuối tháng 7/2022; chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đăng cai Hội nghị Công viên địa chất châu Á - Thái Bình Dương năm 2024.
Một số hình ảnh ấn tượng về Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng:
Cảnh quan Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng
Núi Mắt Thần
Bản Giốc - Thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam
Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén
Khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít nằm trên địa bàn huyện Trùng Khánh, với tổng diện tích gần 7600 ha, trong đó vùng lõi 1600 ha
Hồ Thăng Hen được công nhận là danh thắng quốc gia năm 2001
Hang Kỳ Rằng thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh
Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng nằm ở miền đất địa đầu phía bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 300 km. Công viên nằm trải dài trên diện tích hơn 3.000 km2, bao gồm 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An.
Đây là một miền đất hiếm có, những dấu tích lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất vẫn còn lưu giữ ở đây. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản... đặc biệt là các cảnh quan đá vôi, là những minh chứng cho sự thay đổi của Trái Đất.
Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng có hơn 215 điểm di tích văn hóa và nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể được đồng bào các dân tộc còn lưu giữ.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.