Sẵn sàng cho “Ngày hội non sông”

Thứ năm, 20/05/2021 13:52 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tới thời điểm này, cả nước đã sẵn sàng cho ngày bầu cử 23/5. Cử tri cả nước đang hướng về ngày chủ nhật 23/5/2021 với tất cả niềm tin và kỳ vọng.

Với người dân Việt Nam, 75 năm qua kể từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày mà họ được thực hiện quyền công dân, quyền làm chủ của mình, luôn là những “Ngày hội non sông”. Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng vậy. Tới thời điểm này, cả nước đã sẵn sàng cho ngày bầu cử 23/5. Cử tri cả nước đang hướng về ngày chủ nhật 23/5/2021 với tất cả niềm tin và kỳ vọng.

1. Như một sự trùng hợp kỳ lạ của lịch sử. Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên cách đây tròn 75 năm. 75 năm trước, “Ngày hội non sông” đầu tiên đã được Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nỗ lực quyết tâm tổ chức trong bộn bề khó khăn của những ngày nước nhà mới giành được độc lập.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra niêm yết danh sách cử tri tại điểm bỏ phiếu thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra niêm yết danh sách cử tri tại điểm bỏ phiếu thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú. Ảnh: TTXVN

75 năm sau, “Ngày hội non sông” thứ 15 được tổ chức, trong một bối cảnh đặc biệt khác: Thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta, đang oằn mình trong làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Điều đáng nói là làn sóng này thực sự khốc liệt, cam go hơn những làn sóng trước: biến chủng mới, lây lan với tốc độ nhanh, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng… Tính đến trưa ngày 19/5, Việt Nam có tổng cộng 3.108 ca ghi nhận trong nước và 1.471 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 1.538 ca…

Nhận diện rất rõ sự phức tạp ấy, ngay từ rất sớm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - trong nhiều cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đều nhấn mạnh các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chủ động xây dựng kịch bản nhằm triển khai công tác bầu cử trong điều kiện xảy ra dịch Covid-19.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể công tác chuẩn bị trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 để bảo đảm cuộc bầu cử diễn ra an toàn, thành công. Đồng thời theo dõi, hướng dẫn, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình chuẩn bị bầu cử; kịp thời tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về diễn biến công tác chuẩn bị bầu cử và tổ chức ngày bầu cử.

Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án cụ thể đối với trường hợp xảy ra dịch Covid-19 trước, trong và sau ngày bầu cử, nhất là tại các địa phương có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhằm bảo đảm an toàn cho cuộc bầu cử; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch Covid-19. Trường hợp tại những địa bàn có dịch Covid-19 diễn biến khó lường, làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử thì kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét, quyết định các phương án phù hợp, hiệu quả.

Thủ tướng cũng chỉ đạo cần có văn bản đề nghị Hội đồng Bầu cử Quốc gia quy định việc tổ chức tiếp xúc cử tri và bỏ phiếu theo hình thức phù hợp trong điều kiện dịch bệnh.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi niêm yết danh sách cử tri phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Đặng Giang

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi niêm yết danh sách cử tri phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Đặng Giang

Từ những chỉ đạo liên tục sát sao của Thủ tướng, của Bộ Y tế… các địa phương, các bộ, ban ngành liên quan đã tích cực vào cuộc với mục tiêu cao nhất: đảm bảo an toàn tối đa cho cuộc bầu cử. Đơn cử như Hà Nội - một trong những điểm bầu cử trọng tâm cũng là một trong những địa phương bị ảnh hưởng lớn nhất bởi dịch bệnh Covid-19, đã chủ động thực hiện các phương án, linh hoạt phương thức tổ chức gắn với tăng cường các biện pháp phòng dịch.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử thành phố cho biết: Công tác chuẩn bị cuộc bầu cử trên địa bàn Thủ đô đã và đang được chuẩn bị chu đáo, bài bản, bảo đảm đúng thời gian, đúng tiến độ và đúng luật. Kiểm tra, rà soát kỹ kịch bản, các tình huống phát sinh để chủ động triển khai biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm cho ngày bầu cử diễn ra an toàn, dân chủ, đúng luật, thật sự là ngày hội của toàn dân.

Không chỉ là việc bảo đảm an toàn dịch bệnh cho cuộc bầu cử. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra ngày 18/5, ông Hoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu cụ thể, về công tác thông tin tuyên truyền phục vụ bầu cử, các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đã tập trung phản ánh không khí chuẩn bị cho cuộc bầu cử với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; kịp thời đấu tranh, phản bác những luận điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch...

2. Cả nước đã sẵn sàng cho ngày bầu cử 23/5. Đó là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra ngày 18/5. Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Vương Đình Huệ khẳng định, qua báo cáo và nghe ý kiến của các địa phương và kết quả kiểm tra tại 53 tỉnh thành phố của các Đoàn kiểm tra của Hội đồng Bầu cử ở Trung ương có thể khẳng định, đến nay mọi công việc chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng cho ngày bầu cử 23/5/2021. Những tỉnh, thành phố khó khăn nhất như Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đều thể hiện quyết tâm chính trị cao, tổ chức bầu cử đúng thời gian quy định.

Về công tác nhân sự đã được tiến hành đúng quy trình, chặt chẽ theo từng bước nhằm lựa chọn ra những ứng cử viên phù hợp có năng lực và đủ phẩm chất để đảm đương công việc được giao. Các địa phương cũng đã tổ chức thành công vận động bầu cử cho ứng cử viên đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp với nhiều cách làm sáng tạo. Qua đó cho thấy việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức vận động bầu cử trực tuyến không chỉ là sáng kiến cần áp dụng trong giai đoạn hiện nay mà kể cả sau này trong điều kiện bình thường để số lượng diện cử tri được tiếp xúc vận động bầu cử rất lớn.

Công tác chuẩn bị cho bầu cử rất kỹ lưỡng, chu đáo, khoa học, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Ban Thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban bầu cử các cấp đều thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất để tổ chức thành công cuộc bầu cử.

Cũng tại Hội nghị, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Bùi Văn Cường, tổng số cử tri cả nước là 69.198.594 với 84.767 khu vực bỏ phiếu. Công tác chuẩn bị nhân sự đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp được tiến hành theo đúng quy trình, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và tiến độ theo quy định. Trong đó, số người được lập danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tính đến thời điểm này là 866 người để bầu 500 đại biểu, đạt tỷ lệ 1,73 người ứng cử để bầu 1 đại biểu.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng ấy cùng với tâm thế tràn đầy niềm tin từ các cử tri, như lời Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Vương Đình Huệ, dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ thành công tốt đẹp, thực sự là Ngày hội của toàn dân.

Hồng Hà

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn