Sản xuất vắc-xin “made in Việt Nam”: Không còn là vấn đề về thủ tục hành chính

Chủ nhật, 05/12/2021 08:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia y tế cho rằng, để có được vắc-xin trong nước sớm nhất, thì giải pháp cấp bách cần thực hiện ngay là cần tập trung vào việc mua lại công nghệ sản xuất vắc-xin tiên tiến nhất, đồng bộ gồm cả máy móc, thiết bị và chuyên gia sang để chuyển giao.

Phải sản xuất được vắc-xin trong nước

Vắc-xin phòng COVID-19 chính là “chìa khóa” giúp thế giới mở ra cánh cửa nhằm phục hồi, phát triển kinh tế, đặc biệt là trong bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Đối với Việt Nam, thời gian qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã bằng mọi biện pháp ngoại giao để có được nhiều vắc-xin nhất, tiêm vắc-xin cho người dân sớm nhất với quan điểm nhất quán “sức khỏe của người dân là trên hết, trước hết”.

san xuat vac xin made in viet nam khong con la van de ve thu tuc hanh chinh hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen (đơn vị sản xuất vắc-xin Nano Covax). Ảnh: Nam Dương

Bài liên quan

Song song với ngoại giao vắc-xin, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp, làm việc với các nhà khoa học, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng COVID-19 tại Việt Nam để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác này. Tại các cuộc họp, Thủ tướng đã nhấn mạnh: “Phải coi vắc-xin là yếu tố có tính chất quyết định, chiến lược, lâu dài trong phòng chống dịch nói chung và đặc biệt là trong phòng chống dịch COVID-19 nói riêng. Trong bối cảnh đại dịch, chúng ta vừa phải giải quyết các bài toán cấp bách, trước mắt, vừa phải tính toán các vấn đề lâu dài, chiến lược. Để chủ động thực hiện chiến lược vắc-xin, phải sản xuất được vắc-xin trong nước”.

Tính trong thời gian qua, Thủ tướng đã có 5 cuộc họp về vấn đề nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin, thuốc và các trang thiết bị khác phục vụ chống dịch. Bên cạnh đó, Thủ tướng đã có nhiều chuyến thăm, động viên và kiểm tra các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vắc-xin tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sản xuất vắc-xin trong nước. 

Mới đây, trong Thông báo số 321/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Minh Chính tại cuộc họp về nhập khẩu và sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị COVID-19 ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa yêu cầu phải xử lý, đề xuất giải quyết ngay các vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, chuyển giao, tổ chức sản xuất vắc-xin, sinh phẩm, trang thiết bị, thuốc điều trị COVID-19, không để kéo dài, ách tắc cho các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất.

san xuat vac xin made in viet nam khong con la van de ve thu tuc hanh chinh hinh 2

Vắc-xin COVIVAC phải ngưng thử nghiệm giai đoạn 3, do không còn người chưa tiêm vắc-xin để tuyển tình nguyện viên.

Giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất vắc-xin hiện nay

Trước đó, Bộ Y tế và các bên liên quan đã có báo cáo cụ thể về tình hình, tiến độ, kết quả chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc-xin phòng COVID-19 trong nước. Cụ thể là việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Nanocovax do Công ty Cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen nghiên cứu, phát triển, vắc-xin COVIVAC do Viện vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) thuộc Bộ Y tế nghiên cứu, phát triển; việc chuyển giao công nghệ vắc-xin từ nước ngoài để sản xuất trong nước (vắc-xin ARCT-154 của Hoa Kỳ do Vingroup thực hiện; vắc-xin của Công ty Shionogi (Nhật) do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và VABIOTECH triển khai; vắc-xin Sputnik-V (Nga) do VABIOTECH và Công ty DS-Bio triển khai)…

Từ thực tế cho thấy, tiến độ sản xuất vắc-xin nội mới đang dừng ở việc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc-xin Nanocovax, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vắc-xin COVIVAC. Nếu các nhà sản xuất vắc-xin nội không đẩy nhanh và chuyển hướng sang việc nghiên cứu hiệu quả của vắc-xin Việt Nam ở liều tiêm bổ sung và thử nghiệm hiệu quả phòng bệnh ở trẻ em, thì rất có thể sẽ tiếp tục bị chậm nhịp trong thời gian tới?

Trao đổi với phóng viên, GS. TS Nguyễn Anh Trí – Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam cho cho biết, việc sản xuất vắc-xin nội đang chậm so với yêu cầu của Chính phủ, sự mong đợi của nhân dân.

Ông Nguyễn Anh Trí khẳng định, trong các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 thì vắc-xin vẫn là yếu tố quyết định. “Điều này đã được Thủ tướng nhắc đến nhiều lần và trong cuộc họp mới đây, Thủ tướng đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần về tầm quan trọng của vắc-xin”, ông Trí nói.

Theo GS. TS Nguyễn Anh Trí, diễn biến của dịch COVID-19 vẫn rất phức tạp với việc xuất hiện biến chủng mới liên tục chính là thách thức lớn cho vấn đề sản xuất vắc-xin.

san xuat vac xin made in viet nam khong con la van de ve thu tuc hanh chinh hinh 3

GS. TS Nguyễn Anh Trí – Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam.

Liên quan đến thông tin vắc-xin COVIVAC phải ngưng thử nghiệm giai đoạn 3, do không còn người chưa tiêm vắc-xin để tuyển tình nguyện viên, GS Nguyễn Anh Trí cho rằng, đây chính là cuộc chạy đua, nếu chạy chậm thì không còn cơ hội nữa. Về việc nếu sản xuất được thì sẽ dùng để tiêm liều tăng cường, GS Trí cho rằng cách tư duy đó là rất thiếu khoa học, vì để dùng làm liều tăng cường thì phải có nghiên cứu để trả lời các câu hỏi: Có làm được không? Cho loại vắc-xin nào trước đó đã tiêm? Liều lượng tiêm? Thời gian? Và GS Trí tin sẽ không còn cơ hội để làm nữa, không còn cần thiết nữa.

Như vậy, nếu nghiên cứu, sản xuất vắc-xin chậm thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu trong phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe người dân.

Ông Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh, nhu cầu sản xuất vắc-xin phòng COVID-19 trong một đất nước hơn 100 triệu dân như Việt Nam là một yêu cầu bắt buộc. Không thể dựa mãi vào việc đi xin, đi mua. Trong khi các nước đã nhiều nước đã sản xuất được vắc-xin, họ sản xuất rất nhanh. “Chúng ta đang bị lúng túng, nếu không muốn nói là chúng ta đang đi sai đường, đang làm sai cách trong vấn đề sản xuất vắc-xin từ đầu ở Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo rất quyết liệt, đốc thúc tìm mọi cách để có vắc-xin. Nhưng việc tìm cách để sản xuất vắc-xin là trách nhiệm của Bộ Y tế, của các nhà khoa học, của các cơ sở sản xuất vắc-xin trong nước, đặc biệt là các cơ sở công lập”, ông Trí nêu rõ.

GS. TS Nguyễn Anh Trí cũng cho biết, vấn đề để có vắc-xin ở Việt Nam hiện nay không phải nằm ở vấn đề hành chính, thủ tục để cấp phép mà là những vấn đề thuộc về khoa học như: Có sinh ra miễn dịch nhưng sự bền vững của miễn dịch đó như thế nào? Đặc biệt là tính an toàn khi tiêm cho nhân dân. “Đây là những vấn đề số 1 bây giờ, cao hơn thủ tục hành chính. Về thủ tục hành chính thì tôi đã nghe trực tiếp, Thủ tướng đã khẳng định luôn là bất cứ lúc nào cũng có thể ký ngay. Và nữa, Hội đồng đánh giá vắc-xin của Bộ Y tế thì họ khẳng định sẵn sàng họp ngày, họp đêm, họp bao nhiêu cũng được, giờ nào cũng họp để xem xét, đánh giá nhằm cấp phép nhanh nhất.  Hiện nay, vấn đề sản xuất vắc-xin ở Việt Nam không phải do thủ tục mà liên quan chủ yếu đến quá trình nghiên cứu, liên quan đến chuyên môn, liên quan đến khoa học, đặc biệt là tính an toàn nên chưa được cấp phép”, ông Trí nói.

Theo ông Nguyễn Anh Trí, đến thời điểm này, khi "không thể dựa mãi vào việc đi xin, đi mua vắc xin" thì giải pháp cấp bách cần làm ngay là nên tập trung vào việc mua lại công nghệ sản xuất vắc-xin tiên tiến nhất đã hoàn chỉnh của một cơ sở quốc tế mà họ đã sản xuất được rồi, dùng tốt rồi. Mua công nghệ sản xuất này bao gồm cả hệ thống máy móc, thiết bị đồng bộ của họ, gồm cả đào tạo đội ngũ và cả việc họ cử chuyên gia sang làm việc ở Việt Nam cho đến khi ra được vắc-xin an toàn nhất, tốt nhất. Khó mấy, thậm chí đắt mấy cũng mua. “Tôi tin với năng lực của các nhà khoa học Việt Nam thì chúng ta có thể chủ động sản xuất được vắc-xin phục vụ phòng, chống dịch, bảo vệ tính mạng nhân dân”, GS. Trí nhấn mạnh.

Hà Đương – Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Tàu vận chuyển hàng hóa từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Tàu vận chuyển hàng hóa từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

(CLO) Hải Dương kỳ vọng sau khi khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa tham gia hành trình liên vận quốc tế sẽ giúp lưu thông hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Dự kiến, ngày 20/5 tới, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức mở vườn vải Thanh Hà, cắt băng xuất khẩu vải chuyến đầu tiên tại Ga Cao Xá.

Tin tức
Hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra.

Tin tức
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.

Tin tức
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

(CLO) Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024. Nếu được thông qua, dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47.488 tỉ đồng.

Tin tức
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.

Tin tức