Sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19: Cuộc đua chưa tới hồi kết

Thứ năm, 30/07/2020 11:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19 không chỉ khiến cả thế giới chao đảo mà còn khiến cuộc đua sản xuất, thử nghiệm vắc-xin COVID-19 trở nên khốc liệt, sôi động hơn bao giờ hết.

Nỗ lực toàn cầu chưa từng có tiền lệ

“Nỗ lực toàn cầu với vắc-xin ngừa COVID-19 là chưa có tiền lệ. Chỉ sau hơn 4 tháng tính từ khi Tổ chức Y tế thế giới công bố tình trạng khẩn cấp, đã có trên 163 loại vắc xin được phát triển. Song song với quá trình này, trên 150 quốc gia đã tham gia sáng kiến quốc tế về tiếp cận công bằng với vắc xin” - đó là thông tin vừa được đại diện Tổ chức PATH (Trung tâm Sáng kiến và Tiếp cận Vắc-xin) đưa ra.

Đến thời điểm này, cuộc chạy đua phát triển vắc-xin COVID-19 đang vào giai đoạn nước rút với các công ty ở Anh, Mỹ, Nga và Trung Quốc đang dẫn đầu. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thậm chí từng lên tiếng cam kết sẽ biến vắc-xin phòng COVID-19 của Trung Quốc thành “một sản phẩm công cộng toàn cầu”. Ngày 11/7, Trung Quốc đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất vắc-xin với vốn đầu tư 550 triệu nhân dân tệ (trên 77,7 triệu USD) tại thành phố Ninh Ba thuộc tỉnh Chiết Giang. Theo dự kiến, nếu không có gì thay đổi, những liều vắc-xin phòng COVID-19 đầu tiên có khả năng lưu hành tại Trung Quốc vào mùa thu.

Chuyên gia nghiên cứu vắc-xin phòng COVID-19 trong phòng thí nghiệm tại London, Anh ngày 10/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Chuyên gia nghiên cứu vắc-xin phòng COVID-19 trong phòng thí nghiệm tại London, Anh ngày 10/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Nga cũng được xem là nước đang có những thành công bước đầu trong sản xuất vắc-xin COVID-19. Ngày 20/7 vừa qua, nhật báo The Moscow Times dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hoàn tất thử nghiệm vắc-xin COVID-19 trên người, sau khi các nhà khoa học Nga thông báo các tình nguyện viên tham gia tiêm thử vắc-xin COVID-19 đã có kháng thể chống lại virus. Mẫu vắc-xin triển vọng sẽ sớm được đưa vào thử nghiệm giai đoạn cuối, trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt ngay trong năm 2020 này. 

Trước đó, Hãng tin Bloomberg ngày 19/7 dẫn lời ông Kirill Dmitriev - người đứng đầu Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF), cho rằng “Nga có thể sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên sản xuất được vắc-xin phòng COVID-19 trong bối cảnh hàng tỷ đôla đang được đầu tư tìm “thần dược” này ở Mỹ và tất cả các hãng dược đều đang tập trung tìm kiếm vắc-xin”. Mới đây nhất, ngày 19/7, báo chí Mỹ cũng đưa tin rằng Nga đang nỗ lực để hướng tới thời điểm ngày 10/8 hoặc sớm hơn để phê chuẩn vắc-xin COVID-19. Tuy nhiên, nếu điều này thành hiện thực, nói như ông Kirill Dmitriev, “đó sẽ là chuyện khá sốc”.

Tại Mỹ, ngày 17/7 vừa qua, Hãng dược Moderna - đơn vị có vắc-xin COVID-19 tiềm năng được chính phủ Mỹ cấp ngân sách hỗ trợ đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3. Số ngân sách được hé lộ lên đến gần 1 tỷ USD. Trong thử nghiệm nhỏ ban đầu, vắc-xin của Moderna đã tạo ra kháng thể đối với toàn bộ 45 người tham gia. Moderna cho biết có thể sản xuất từ 500 triệu tới 1 tỷ liều vắc-xin/năm, bắt đầu từ năm 2021. Mới đây nhất, ngày 29/7, vắc-xin mRNA-1273 ngừa COVID-19 của Moderna đã ghi nhận biểu hiện tích cực khi thí nghiệm trên khỉ.

Tại Anh, ngày 20/7/2020 đã kết quả thử nghiệm về ứng cử viên vắc-xin ngừa COVID-19 đang được nghiên cứu tại Đại học Oxford. Theo đó, vắc-xin ChAdOx1 nCoV-19 được thử nghiệm lần đầu tiên không gây ra các lo ngại ban đầu về sự an toàn, đồng thời tạo được ra phản ứng miễn dịch mạnh ở cả hai hướng của hệ thống miễn dịch. Mới đây, Đại học Oxford cũng cho biết thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II trên người của vắc-xin ChAdOx1 nCoV-19 đã cho kết quả rất khả quan. Hơn 500 người tình nguyện đã được tiêm một mũi vắc-xin có tên là ChAdOx1 nCoV-19, thì 127 tình nguyện viên đã sản xuất được kháng thể đối với virus SARS-CoV-2. Nồng độ kháng thể ghi nhận được trên tình nguyện viên tiêm vắc-xin tương đương với những bệnh nhân phục hồi sau khi mắc COVID-19.

Tuy nhiên, dường như chưa mấy an tâm với vắc-xin ChAdOx1 nCoV-19, Chính phủ Anh vừa thông báo nước này đã ký một thỏa thuận mua khoảng 60 triệu liều vắc-xin COVID-19 do hai tập đoàn dược phẩm Sanofi và GlaxoSmithKline nghiên cứu và phát triển. Trước đó, Anh cũng đã đạt được thỏa thuận mua 30 triệu liều vắc-xin do BioNTech/Pfizer đang thử nghiệm và một thỏa thuận về nguyên tắc đối với 60 triệu liều vaccine của tập đoàn Valneva.

Cuộc chiến không dễ dàng

Dù hiện nhu cầu về loại vắc-xin phòng ngừa và điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 - căn bệnh hiện đã cướp đi sinh mạng của gần 700.000 người và gây thiệt hại rất lớn đối với kinh tế trên toàn thế giới - là rất bức thiết nhưng hiện thực hóa được vắc-xin này lại là điều không hề dễ dàng. “Cần có thời gian để phát triển vắc-xin hoặc loại thuốc đặc biệt. Vì vắc-xin được sử dụng trên người khỏe mạnh do vậy bạn muốn đảm bảo loại vắc-xin đang phát triển phải an toàn và hiệu quả” - Liên minh vắc-xin và tiêm chủng toàn cầu (GAVI) khẳng định.

Vắc-xin phòng COVID-19 được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Gaithersburg, Maryland, Mỹ, ngày 20/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Vắc-xin phòng COVID-19 được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Gaithersburg, Maryland, Mỹ, ngày 20/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo GAVI, trước khi các ứng cử viên vắc-xin tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở người, chúng trải qua các thử nghiệm ở giai đoạn 1 để kiểm tra độ an toàn của vắc-xin, xác định liều lượng và bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào ở một nhóm ít người. Thử nghiệm giai đoạn 2 tiếp tục kiểm chứng độ an toàn và bắt đầu đánh giá hiệu quả trên nhóm đối tượng lớn hơn. Giai đoạn cuối, các thử nghiệm ở Giai đoạn 3, mà ít loại vắc-xin nào thực hiện được, là xác nhận và đánh giá hiệu quả của vắc-xin và kiểm tra xem có bất kỳ tác dụng phụ hiếm gặp nào mà chỉ thấy được khi tiến hành thử nghiệm với các nhóm đối tượng lớn hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn người.

Thế nên, nói như Mike Ryan - Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để có vaccine COVID-19 thì “còn một chặng đường dài”. 

Thuốc Remdesivir là một trong những giải pháp điều trị dẫn đầu trong nghiên cứu trị liệu COVID-19 - đó là nhìn nhận của tỷ phú Bill Gates - nhà đồng sáng lập Tập đoàn Microsoft và đồng Chủ tịch Quỹ Bill and Melinda Gates. Remdesivir là thuốc kháng virus do Hãng Gilead Sciences phát triển. Loại thuốc này đã được chứng minh có khả năng giảm nguy cơ tử vong với các bệnh nhân COVID-19 bị nặng tới 62% so với cách điều trị thông thường.

Hà Anh

Tin khác

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ khả năng Nga tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, song cảnh báo rằng bất kỳ căn cứ không quân nào của phương Tây có máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến ​​triển khai ở Ukraine sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của Nga.

Thế giới 24h
Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

(CLO) Một máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga hôm 28/3 đã rơi xuống biển ngoài khơi cảng Sevastopol của Crimea và phát nổ.

Thế giới 24h
Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h