Sao không phải là học sinh hạnh phúc, thưa Bộ trưởng?

Thứ hai, 25/11/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chúng ta luôn nói rằng giáo dục phải lấy con người làm trung tâm. Nhưng con người ấy là ai?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: báo Dân trí.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: báo Dân trí.

Trong buổi trò chuyện với hơn 400 hiệu trưởng đến từ các trường học trong cả nước trong chương trình Tọa đàm “Hiệu trưởng thay đổi vì một trường học hạnh phúc”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh: “Cả nước hiện có gần 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông. Khi hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường tốt cho hơn 800 nghìn giáo viên phổ thông. Giáo viên sẽ tạo hạnh phúc cho trên 16 triệu học sinh. Học sinh hạnh phúc sẽ lan tỏa tới phụ huynh...Cứ như thế điều tốt, điều thiện sẽ tăng lên và lan tỏa trong xã hội”.

Bộ trưởng Nhạ kính mến, tôi tin rằng, cũng như tôi, ông và nhiều người khác đều nhìn thấy một sự thật: Đã nhiều đời Bộ trưởng, ngành giáo dục vẫn loay hoay tìm kiếm, thử nghiệm các giáo trình, phương án, triết lý giáo dục nhằm tạo ra trường học thân thiện, một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi có những học sinh vui vẻ. Từ đó, hình thành nên những công dân lương thiện, có tài. Đến khi nghe điều ông nói như trên, tôi đã hiểu vì sao bao năm qua, chúng ta cứ loay hoay mãi với việc tìm kiếm, thử nghiệm.
Tại sao không phải là học sinh hạnh phúc sẽ tạo ra trường lớp hạnh phúc? Tại sao không phải là học sinh hạnh phúc sẽ tạo ra những hiệu trưởng hạnh phúc?

Chúng ta luôn nói rằng giáo dục phải lấy con người làm trung tâm. Nhưng con người ấy là ai? Như Bộ trưởng nói, tôi hiểu rằng ông muốn lấy hiệu trưởng làm hạt nhân để lan toả. Hạt mầm khoẻ đương nhiên sẽ sinh cây tươi tốt, đơm hoa kết trái. Nhưng lẽ tự nhiên ở đời là hạt mầm thối không thể lớn thành cây.

Điều gì sẽ xảy ra nếu hiệu trưởng thấy "khó ở" vào một ngày đẹp trời? Lúc ấy các học sinh, phụ huynh, các giáo viên sẽ phải làm gì để hiệu trưởng được vui vẻ, hạnh phúc? 

Học sinh không thể trở thành con tin dự bị cho sự hạnh phúc của hiệu trưởng. Hạnh phúc là cảm giác được thỏa mãn. Tại sao việc làm một hiệu trưởng thỏa mãn lại là nhiệm vụ mà các học sinh và phụ huynh phải đảm đương?

Chắc ông chưa quên những cái tên Sầm Đức Xương - nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm ở Hà Giang; Đinh Bằng My - nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn. Hãy hỏi những học sinh - nạn nhân của các hiệu trưởng ấy rằng: Khi hiệu trưởng vui vẻ thì học sinh có hạnh phúc không?

Nhiều câu chuyện khác trong trường học từ chỗ cá biệt đã trở thành phổ biến như bệnh dối trá, bệnh thành tích, thầy cô giáo trừng phạt bằng cách tra tấn học sinh, v.v... Không khó để nhìn thấy những thông tin ấy, thưa Bộ trưởng.

Ai hạnh phúc cũng đều có thể lan toả những điều tốt đẹp. Nhưng tôi vẫn cứ băn khoăn tự hỏi: Sao không phải là học sinh hạnh phúc, thưa Bộ trưởng?

Tử Hưng

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn