Mẹo chăm sóc xe cho những người không dành nhiều thời gian cho xe
(CLO) Chỉ mất 5 phút kiểm tra dầu nhớt, lốp xe và ắc quy, bạn có thể tránh những rắc rối tốn kém và giữ xe bền bỉ hơn.
Theo dõi báo trên:
Cả nước đang triển khai chủ trương sáp nhập tỉnh thành - một phần của quá trình tinh gọn bộ máy hành chính với mục tiêu giảm từ 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh xuống còn khoảng một nửa. Quyết định sáp nhập tỉnh, thành phố nhằm hướng tới sự phát triển bền vững và quản lý hiệu quả hơn. Trước hết, việc sáp nhập giúp tinh gọn bộ máy hành chính, giảm bớt các đơn vị trung gian, từ đó cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả quản lý Nhà nước. Điều này cũng tạo điều kiện tối ưu hóa nguồn lực, khai thác tiềm năng kinh tế và tăng khả năng tự cân đối ngân sách, đặc biệt đối với các tỉnh nhỏ hoặc có nguồn thu hạn chế. Việc sáp nhập cũng góp phần thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các trung tâm kinh tế lớn, tăng cường sức cạnh tranh và thu hút đầu tư, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng Chính phủ số và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo thuận lợi lớn trong quản lý hành chính, cho phép giải quyết thủ tục hành chính không biên giới, giảm thiểu các rào cản địa lý giữa các tỉnh. Cùng với đó, hệ thống giao thông liên tỉnh, liên vùng cơ bản đã hoàn thành, bao gồm các tuyến đường cao tốc, quốc lộ và hạ tầng giao thông công cộng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các địa phương sau khi sáp nhập. Việc tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp sẽ tạo không gian phát triển mới, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương.
Việc sáp nhập tỉnh, thành phố sẽ mở ra cơ hội lớn trong phát triển kinh tế và khai thác các đặc trưng, đặc thù của từng địa phương để hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi tỉnh, thành phố đều có những lợi thế riêng về tài nguyên, văn hóa, du lịch hay công nghiệp và khi sáp nhập thì các địa phương có thể phối hợp, bổ trợ lẫn nhau để phát triển toàn diện hơn, tạo động lực phát triển chung cho cả khu vực và đất nước.
Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nêu việc sáp nhập không chỉ dựa trên các yếu tố truyền thống như quy mô dân số và diện tích mà cần có nghiên cứu kỹ lưỡng về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế. Một mục tiêu quan trọng được nhấn mạnh là việc sáp nhập phải hướng tới mở rộng không gian phát triển cho các địa phương và quốc gia.
Việc sáp nhập góp phần thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các trung tâm kinh tế lớn, tăng cường sức cạnh tranh và thu hút đầu tư, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Các tiêu chí cụ thể hơn đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố vào ngày 5/3, bao gồm diện tích tự nhiên, quy mô dân số, tình hình phát triển kinh tế, đặc trưng văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương dự kiến sáp nhập. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vào ngày 11/3 cũng nhấn mạnh rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính không phải là giải pháp tình thế hay thay đổi ngắn hạn, mà là một bước đi chiến lược nhằm mở rộng không gian để phát triển ổn định trong hàng trăm năm tới.
Sự chú trọng vào yếu tố kinh tế tiếp tục được thể hiện trong phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc ngày 17/3 với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội 14 của Đảng. Ông khẳng định rằng việc sắp xếp tỉnh thành không chỉ đơn thuần là thay đổi về mặt địa lý hành chính mà còn là sự điều chỉnh sâu sắc đối với không gian kinh tế và việc phân bổ nguồn lực.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Thủy sản Việt Nam cho rằng việc giảm số lượng tỉnh từ 63 xuống còn hơn 30 là bước đi cần thiết và hợp lý trong bối cảnh phát triển hiện nay của Việt Nam. Nguyên tắc bao trùm cho quá trình sắp xếp là tạo động lực phát triển mạnh mẽ và bền vững cho các địa phương.
Việc sáp nhập tỉnh thành sẽ tạo ra không gian và dư địa phát triển mới, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề tồn tại trong liên kết vùng và sự liên thông tự nhiên giữa các khu vực. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sáp nhập là phải xóa bỏ được thực trạng phân mảnh lãnh thổ tự nhiên bởi đây chính là nền tảng vững chắc để duy trì sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội.
Thấm nhuần quan niệm “trăm sông đổ về biển cả”, ông Nguyễn Chu Hồi đề xuất nguyên tắc then chốt cho sáp nhập tỉnh thành là ưu tiên tối đa việc hình thành các tỉnh có biển, đồng thời thiết lập mối liên kết chiến lược giữa biển và đất liền - tỉnh biển sáp nhập với tỉnh núi rừng hoặc tỉnh duyên hải với nội địa. Đây được xem là chìa khóa để khai thác triệt để sức mạnh biển, mở ra một kỷ nguyên phát triển cân bằng và bền vững cho Việt Nam.
Đồng quan điểm, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, chỉ rõ Việt Nam là quốc gia biển với 28 tỉnh thành có biển, cùng nhiều vùng núi rừng, đồng bằng. “Vậy thì cần sáp nhập sao cho tỉnh thành sau sắp xếp phải có biển, trừ các tỉnh quá sâu trong đất liền”, ông đề xuất và cho rằng điều này mở ra không gian phát triển mới, tạo sự tự chủ trong hoạt động xuất nhập khẩu qua đường biển cho các địa phương.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh mục tiêu then chốt của việc sáp nhập tỉnh thành là kiến tạo sức mạnh kinh tế mới cho cả địa phương và quốc gia. Do đó cấp có thẩm quyền cần tính toán để chủ trương sáp nhập tỉnh thành mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời bổ sung nguồn lực và lợi thế giữa các địa phương.
Theo bà, Đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh là “quá nhỏ và manh mún”, gây trở ngại cho các dự án quy mô lớn như xây dựng đê chống lũ. Do đó, việc sáp nhập các tỉnh trong khu vực này cần hướng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn.
Việc sáp nhập các tỉnh trong khu vực ĐBSCL sẽ khai mở một không gian phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn.
Đối với các đô thị lớn như TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, bà Chi Lan đề xuất nguyên tắc sáp nhập tập trung vào việc mở rộng động lực tăng trưởng kinh tế cho cả nước. Việc sáp nhập các đô thị không đơn thuần tạo ra một đô thị lớn hơn về diện tích và dân số, mà phải hình thành một mô hình tăng trưởng mới dựa trên chất lượng với các ngành kinh tế mới và giá trị gia tăng cao. “Đô thị mới này phải đóng vai trò là đầu tàu, thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận”, chuyên gia Phạm Chi Lan hiến kế.
Để “ổn định trăm năm”, chuyên gia Phạm Chi Lan lưu ý quá trình sáp nhập tỉnh cần tính đến yếu tố văn hóa, tập quán, hướng tới sự hòa hợp giữa cộng đồng các vùng miền và ngăn ngừa xung đột.
Chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và bỏ cấp huyện đã trở thành mệnh lệnh cải cách cấp bách. Với các Kết luận 126-KL/TW, 127-KL/TW, 128-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cùng với quyết định của Bộ Chính trị ngày 14/3/2025, Đảng, Nhà nước đã xác định rõ lộ trình cải tổ bộ máy hành chính triệt để, hướng tới một mô hình quản lý tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển. Theo đó, Quốc hội sẽ sửa Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật liên quan để hoàn thiện cơ sở pháp lý, việc còn lại là triển khai thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
Đây không chỉ là một cuộc tinh giản về mặt tổ chức, mà là một cuộc đổi mới toàn diện tư duy quản trị, hướng tới một bộ máy linh hoạt, hiệu lực hơn, hoạt động vì dân. Việc sáp nhập sẽ giúp giảm tầng nấc trung gian, tiết kiệm ngân sách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhưng nếu không triển khai tốt, quá trình thực hiện có thể gặp vướng mắc, gây gián đoạn, tạo tâm lý không tốt trong bộ máy và xã hội. Cần quyết liệt hành động, giải quyết ngay các vấn đề then chốt để bảo đảm việc triển khai khẩn trương, hiệu quả.
Khi sáp nhập đơn vị hành chính, một trong những thay đổi lớn mà cán bộ, công chức, viên chức phải đối mặt chính là địa điểm làm việc, đi lại và điều kiện sinh hoạt. Việc di chuyển trung tâm hành chính có thể dẫn đến nhiều cán bộ, công chức phải làm việc xa nơi ở hiện tại, thậm chí phải chuyển gia đình đến nơi khác. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, điều này có thể gây ra tâm lý lo lắng, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác, thậm chí dẫn đến tình trạng “chảy máu” nguồn nhân lực chất lượng cao.
Do đó, chính quyền các địa phương cần chủ động xây dựng các chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức một cách hợp lý và nhân văn như: có chính sách hỗ trợ chỗ ở hợp lý, có thể theo hình thức nhà công vụ hoặc hỗ trợ chi phí thuê nhà cho những cán bộ phải di chuyển xa; bố trí phương tiện công vụ hoặc có chính sách hỗ trợ chi phí đi lại để cán bộ, công chức không bị áp lực tài chính khi phải làm việc ở trung tâm hành chính mới… Các chính sách này giúp họ yên tâm công tác và tiếp tục cống hiến; cũng là để các địa phương xây dựng cơ chế thu hút, giữ chân nhân tài trong hệ thống hành chính. Chỉ khi họ có điều kiện làm việc tốt, có chỗ ở ổn định, được quan tâm đúng mức mới có thể toàn tâm toàn ý phục vụ Nhân dân, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể nói, sáp nhập đơn vị hành chính là cơ hội lớn để tái thiết hệ thống hành chính. Đây sẽ là một cuộc cải cách mang ý nghĩa lịch sử, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với một bộ máy quản lý hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Do đó, việc sáp nhập là phải làm ngay, làm nhanh, làm thành công.
Sáp nhập tỉnh sẽ có hiệu lực từ 1/7Sáng 25/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 khóa XV để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp 9 tới đây.Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy đang bước sang giai đoạn 2. Tại kỳ họp thứ 9 sắp tới, Quốc hội sẽ tiến hành sửa Hiến pháp, sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã và bỏ cấp huyện. Vẫn theo Chủ tịch Quốc hội, kỳ họp 9 tới đây sẽ diễn ra trong gần 2 tháng. Trong thời gian nghỉ khoảng gần 1 tháng sẽ tiến hành lấy ý kiến nhân dân về việc sửa Hiến pháp. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ họp liên tục để sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.“Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nghị quyết về sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 30/6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại cấp xã trước ngày 30/6. Từ 1/7 các nghị quyết sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, xã sẽ có hiệu lực thi hành”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. |
Khánh An
(CLO) Chỉ mất 5 phút kiểm tra dầu nhớt, lốp xe và ắc quy, bạn có thể tránh những rắc rối tốn kém và giữ xe bền bỉ hơn.
(CLO) Trung Quốc siết chặt giám sát thương vụ BlackRock mua 43 cảng, trị giá 19 tỷ USD, làm dấy lên lo ngại về cuộc đua địa chính trị.
(CLO) Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đang tiến hành củng cố hồ sơ, xử lý nhóm thanh niên điều khiển xe máy vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên cầu Nhật Tân gây bức xúc dư luận.
(CLO) Lewandowski toả sáng với cú đúp, Barca dễ dàng đánh bại Girona tỷ số 4-1 để củng cố ngôi đầu La Liga, với 3 điểm nhiều hơn đại kình địch Real Madrid trên bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Rạng sáng 31/3 (giờ Việt Nam), Man City dù bị đối thủ dẫn trước nhưng nhờ các pha lập công của Haaland và Marmoush đã lội ngược dòng kịch tính giành chiến thắng 2-1 trước Bournemouth trong hiệp 2. Nhờ đó, Man City đã giành vé vào thi đấu bán kết.
(CLO) Trung Quốc vừa đạt bước tiến quan trọng trong công nghệ tổng hợp hạt nhân khi "mặt trời nhân tạo" thế hệ mới, China Circulation-3, lần đầu tiên đạt nhiệt độ trên 100 triệu độ C cho cả hạt nhân nguyên tử và electron.
(CLO) Ngôi sao huyền thoại Richard Chamberlain, nổi tiếng với vai diễn Cha Ralph trong "Tiếng chim hót trong bụi mận gai", đã qua đời ở tuổi 91 sau một cơn đột quỵ tại Hawaii vào ngày 29/3, theo CNN đưa tin.
(CLO) Trận động đất khủng khiếp ở Myanmar không chỉ khiến các tòa nhà tại thủ đô Bangkok của Thái Lan rung lắc dữ dội, nó cũng được cho rằng sẽ khiến ngành du lịch của xứ sở Chùa Vàng thêm chao đảo.
(CLO) Mới đây, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas đã công bố danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới, trong đó, rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 với số điểm 4,3/5 sao.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Bộ đôi cầu thủ Khuất Văn Khang và Danh Trung cùng nhau ghi bàn, Thể Công Viettel đánh bại HAGL tỷ số 2-0 để giành vé vào thi đấu bán kết Cúp Quốc gia 2024/25.
(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản).
(CLO) Ngày 29/3, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố chính phủ chuyển tiếp với 23 bộ trưởng, đánh dấu giai đoạn mới sau khi chế độ của Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm ngoái.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 31/3, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ trời rét, có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Nam Bộ ngày có mưa rào, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác.
(CLO) Ngày 30/3, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố quyết định đưa Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời xếp hạng thêm bảy di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố.
(CLO) "Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt" (When Life Gives You Tangerines) được đánh giá là một tác phẩm chạm đến những góc khuất sâu thẳm trong tâm hồn con người, đặc biệt là về tình cảm gia đình. Không ồn ào, không phô trương, bộ phim cùng với lối diễn xuất mới của IU nhẹ nhàng len lỏi vào trái tim người xem bằng những thước phim chân thực, đầy cảm xúc.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.